Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT ở một số địa phương trong nước có thể rút ra một số bài học như sau:
Một là, chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn
học nghề để tổ chức các lớp học nghề phù hợp với địa phương. Tăng cường công tác phối hợp, chỉ đạo các các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác ĐTN cho LĐNT; ban hành chính sách đặc thù cho vùng nguyên liệu, các ngành nghề truyền thống là thế mạnh địa phương, tổ chức các lớp học nghề đáp ứng nhu cầu chính đáng người lao động.
Hai là, việc xây dựng và tổ chức các hoạt động ĐTN cho LĐNT phải bám sát vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; phải thực hiện tốt việc điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người dân, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Đồng thời, cần nắm chắc nhu cầu lao động cần đào tạo cho mỗi loại nghề, lĩnh vực theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và thế mạnh của địa phương, để chỉ đạo, triển khai tổ chức các mô hình và các lớp dạy nghề trên địa bàn.
Ba là, sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đóng vai trò
then chốt, quyết định phần lớn kết quả và hiệu quả trong công tác ĐTN; thực tế cho thấy ở địa phương nào có sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các cơ quan được phân công trách nhiệm cụ thể và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể, các cơ sở dạy nghề trong việc triển khai thực hiện thì địa phương đó chính sách ĐTN cho LĐNT được triển khai nhanh, hiệu quả.
các đoàn thể chính trị - xã hội, sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cấp, các ngành và các đoàn thể từ tỉnh tới cơ sở; thực hiện tốt việc lồng ghép các chương trình, đề án khác với công tác ĐTN và giải quyết việc làm; gắn ĐTN với tiềm năng thế mạnh của địa phương để tạo thành phong trào quần chúng tham gia học nghề và phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác dạy nghề cho nông dân với tiêu thụ sản phẩm nông, công nghiệp.
Tiểu kết Chƣơng 1
Chương 1 của Luận văn đã trình bày khái quát những cơ sở khoa học về thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT. Qua đó, Luận văn tập trung làm rõ khung lý thuyết của chính sách ĐTN cho LĐNT với hệ thống khái niệm: ĐTN, LĐNT, ĐTN cho LĐNT, chính sách công và chính sách ĐTN cho LĐNT; mục tiêu, đối tượng, nội dung của chính sách ĐTN cho LĐNT; vai trò, tầm quan trọng của chính sách ĐTN cho LĐNT và thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT; các yếu tố ảnh hưởng và nhất là kinh nghiệm của một số địa phương về thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT, giúp Đắk Lắk rút ra được những bài học kinh nghiệm trong thực hiện chính sách này.
Những nội dung nghiên cứu, trình bày ở Chương 1 sẽ là cơ sở cần thiết cho việc khảo sát, nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk sẽ được trình bày trong Chương 2 tiếp theo.
Chƣơng 2: