Tạo động lựclàm việc chobác sĩ tuyến huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc sở y tế tỉnh thừa thiên huế (Trang 27 - 33)

1.3.2.1. Tầm quan trọng của tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện

- Nâng cao chất lượng và phát huy tiềm năng của bác sĩ tuyến huyện

Tạo động lực làm việc giúp cho đội ngũ bác sĩ cảm thấy thoải mái hơn, say mê hơn với công việc được giao, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, yên tâm công tác. Khi có động lực làm việc, đội ngũ bác sĩ sẽ ham muốn lao động, sáng tạo, cống hiến cho bệnh viện, sẽ hài lòng với công việc và có ý thức tự phát triển và hoàn thiện mình hơn.

- Góp phần sử dụng hiệu quả đội ngũ bác sĩ tuyến huyện

Bất cứ tổ chức nào cũng mong muốn sử dụng một cách hợp lý nguồn nhân lực, khai thác hiệu quả nguồn nhân lực nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động của tổ chức. Vì vậy, các nhà quản lý bệnh viện cũng mong muốn đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả, trong đó có đội ngũ bác sĩ. Thực tế, tại một số bệnh viện, đội ngũ bác sĩ làm việc thiếu nhiệt tình, làm việc mang tính chất đối phó, ảnh hưởng đến chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, chính vì vậy hiệu quả sử dụng đội ngũ bác sĩ chưa cao. Khi làm tốt công tác

tạo động lực làm việc tại bệnh viện thì sự hăng hái, nhiệt tình và trách nhiệm của bác sĩ đối với công việc càng cao, chất lượng khám bệnh, chữa bệnh được nâng lên. Như vậy chính là bệnh viện đã sử dụng hiệu quả đội ngũ bác sĩ.

- Góp phần tạo nên một lực lượng lao động ổn định và nâng cao vị thế, uy tín của bệnh viện

Khi đội ngũ bác sĩ có động lực làm việc thì họ sẽ làm việc hăng say hơn và muốn gắn bó với bệnh viện. Bệnh việnsẽ duy trì được những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm làm việc, chuyên môn giỏi, từ đó nguồn nhân lực được duy trì ổn định, tránh được tình trạng thiếu bác sĩ đồng thời tiết kiệm được chi phí tìm người bổ sung và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho những bác sĩ mới còn thiếu kinh nghiệm.

Tạo động lực làm việc trong bệnh viện sẽ xây dựng được môi trường làm việc tốt, chất lượng khám bệnh, chữa bệnh được nâng cao, từ đó hình ảnh, uy tín của bệnh viện sẽ được giữ gìn và phát huy. Chính điều này sẽ thu hút được những bác sĩ giỏi muốn vào làm việc cho bệnh viện, nguồn nhân lực của bệnh viện ngày càng vững mạnh.

1.3.2.2. Các phương thức tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện

- Tạo động lực làm việc thông qua thu nhập

Tạo động lực thông qua thu nhập bao gồm: tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phúc lợi.

Tiền lương là khoản tiền mà người quản lý bệnh viện trả cho bác sĩ để thực hiện công viêc theo thỏa thuận.

Tiền lương là số tiền mà các bệnh viện trả cho bác sĩ theo cơ chế, chính sách của Nhà nước và được thể hiện trong hệ thống thang, bảng lương do Nhà nước quy định. Tiền lương giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố tiên quyết thu hút và giữ được những bác sĩ có tài năng làm việc tại bệnh viện, tránh hiện tượng chảy máu chất xám từ bệnh viện công sang bệnh

viện tư. Điều này có ảnh hưởng hàng đầu tới sự phát triển của bệnh viện nhưng lại rất khó thực hiện bởi sự quan liêu và xơ cứng của chính bộ máy công.

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Tiền lương là giá cả sức lao động, nó là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động. Khi tiền lương được căn cứ vào kết quả thực thi công việc, thì tiền lương sẽ góp phần đáng kể trong việc tạo động lực làm việc chobác sĩ.

Tiền lương là động lực khi nó đáp ứng đủ nhu cầu vật chất tối thiểu cho bác sĩ, làm cho họ yên tâmvề khoản thu nhập của mình. Tiền lương quá thấp, không đủ để bác sĩ trang trải cho cuộc sống cá nhân và gia đình thì nó không thể trở thành động lực cho bác sĩ, thậm chí nó còn có tác dụng ngược lại.

Tiền thưởng là một dạng khuyến khích tài chính được chi trả một lần để trả thù lao cho sự nỗ lực thực hiện tốt công việc củabác sĩ. Tiền thưởng cũng có thể được chi trả đột xuất để ghi nhận những thành tích xuất sắc của người bác sĩ. Cùng với tiền lương thì tiền thưởng cũng có tác dụng rất tích cực đối vớibác sĩ trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn. Một khi họ biết rõ mình sẽ được thưởng gì nếu đạt được thành tích, họ sẽ tập trung tinh thần, tâm huyết để đạt được thành tích cao. Nhà quản lý bệnh viện cần làm cho bác sĩ tin rằng những nỗ lực của họ sẽ được thưởng, đồng thời đảm bảo sự công bằng trong đơn vị, giữa các cá nhân.

Phúc lợi là những khoản thù lao tài chính do bệnh viện chi trả màbác sĩ được nhận một cách gián tiếp. Nó bao gồm những chi trả của bệnh viện cho các chương trình bảo hiểm và các khoản chi cho các chương trình khác liên quan đến sức khỏe, các bảo hiểm, các lợi ích khác cho bác sĩ. Phát triển các chương trình phúc lợi cũng là một trong những biện pháp tạo động lực làm việc cho người bác sĩ. Các chương trình phúc lợi góp phần nâng cao đời sống

vật chất và tinh thần cho bác sĩ, thúc đẩy họ nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động.

- Tạo động lực thông qua môi trường làm việc

Môi trường, điều kiện làm việc bao gồm tất cả những gì liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển, nâng cao năng lực công tác của mỗi cá nhân trong tổ chức.

Chỉ khibác sĩ có chuyên môn và có những điều kiện vật chất thì họ mới có đủ khả năng thực hiện tốt công việc được giao. Đó có thể là các công cụ vật chất, các thiết bị máy móc,…

Ngoài điều kiện vật chất để giúp thực hiện tốt công việc,bác sĩ luôn muốn có mối quan hệ tốt với mọi người trong một đơn vị. Do đó, việc xây dựng môi trường làm việc thân thiện, mọi người tôn trọng nhau, các mối quan hệ hài hòa trong bệnh viện là điều cần thiết.

Mỗibác sĩ đều mong muốn có được công việc ổn định, nó xuất phát từ nhu cầu ổn định cuộc sống. Khibác sĩ có được công việc ổn định thì tâm lý của họ sẽ tốt hơn, mức độtập trung trong công việc cao hơn, có xu hướng phấn đấu mạnh mẽ hơn để đạt thành tích cao trong công việc. Do đó được làm việc trong môi trường có tính ổn định cao sẽ giúp người bác sĩ gắn bó và xác định trách nhiệm của mình đối với bệnh viện cao hơn. Tuy nhiên sự ổn định đôi khi lại là điều kiện để bác sĩ ỉ lại, trì trệ, thiếu động lực làm việc.

- Tạo động lực làm việc thông qua phân công công việc

Phân công công việc nghĩa là giao cho bác sĩ trách nhiệm và quyền hạn để thực hiện công việc nào đó. Phân công công việc phải được thực hiện trên nguyên tắc: đúng người, đúng việc, đúng năng lực, sở trường, rõ ràng, công khai, minh bạch, công bằng, hợp lý. Nếu thực hiện phân công công việc hợp lý, khoa học sẽ khai thác năng lực của người bác sĩ, khai thác trí tuệ của tập thể nhằm giải quyết công việc, tăng cường sự đoàn kết, hợp tác của mọi thành

viên, các bộ phận, tránh được sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo hoàn thành khối lượng công việc. Khi bác sĩ được giao công việc phù hợp với khả năng, sở trường họ sẽ phát huy năng lực làm việc tối đa.

Ngược lại, sẽ làm cho bác sĩ cảm thấy nản chí, mất hứng thú, không nỗ lực, thiếu trách nhiệm với công việc.

Điều này đòi hỏi nhà quản lý bệnh viện phải phân tích những yêu cầu của từng vị trí công việc để từ đó sắp xếp các bác sĩ vào những vị trí thích hợp nhằm giúp họ có thể thực hiện tốt công việc được giao và phát huy được những khả năng vốn có của bản thân.

- Tạo động lực làm việc thông qua đào tạo, bồi dưỡng

Đào tạo, bồi dưỡng là quá trình bệnh viện tạo điều kiện cho bác sĩ được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, giúp bệnh viện đạt được mục tiêu của mình bằng việc tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực làm việc trong bệnh viện, đặc biệt là đội ngũ bác sĩ.

Mỗi bác sĩ đều có nhu cầu về học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để khẳng định bản thân, đây là một nhu cầu bậc cao trong hệ thống nhu cầu của Maslow. Bệnh viện tạo điều kiện để người bác sĩ được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của bác sĩ đồng thời đáp ứng được nhu cầu công việc sẽ tạo thêm động lực làm việc cho bác sĩ, đồng thời tăng chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện.

Thông qua đào tạo, bồi dưỡng, bác sĩ có điều kiện tiếp thu kiến thức mới, cần thiết để tiếp tục phát huy khả năng giải quyết công việc, đem lại hiệu quả khám chữa bệnh đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn.Khi người bác sĩ cảm thấy được làm những việc mình có đủ khả năng đảm nhận và mang lại kết quả tốt, đó sẽ là nguồn động lực mạnh mẽ cho sự tìm tòi học hỏi, say mê cống hiến và gắn bó với công việc, gắn bó với bệnh viện. Từ đó, họ sẽ có động lực

làm việc lớn hơn.

- Tạo động lực làm việc thông qua quy hoạch, bổ nhiệm

Học thuyết Maslow chỉ ra rằng nhu cầu được tôn trọng và tự hoàn thiện là hai nhu cầu cao nhất trong tháp nhu cầu, khi những nhu cầu cơ bản được đáp ứng, người lao động sẽ nảy sinh nhu cầu bậc cao vì vậy thăng tiến gắn liền với những người có năng lực, muốn khẳng định mình và vươn lên.

Học thuyết F.Herzberg cũng đã chỉ ra rằng nhóm các yếu tố then chốt để tạo ra động lực và sự thỏa mãn của người lao động bao gồm: sự thành đạt, sự thừa nhận thành tích, sự thăng tiến. Như vậy, thăng tiến chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động.

Thăng tiến có nghĩa là được nhận công việc tốt hơn, trách nhiệm cũng cao hơn, do đó thăng tiến là yếu tố tác động đến động lực làm việc.

Từ đó, nhà quản lý bệnh viện cần tạo cơ hội chobác sĩ thăng tiến thông qua tạo cơ hội để bác sĩ nỗ lực, phấn đấu, khuyến khích và tạo thuận lợi cho họ, giao cho họ những nhiệm vụ mang tính thách thức và khích lệ, động viên, giúp họ hoàn thành công việc, tạo điều kiện để bác sĩ phát huy các năng lực cá nhân, qua đó đề bạt, cất nhắc họ lên vị trí lãnh đạo, quản lý để họ có thêm động lực làm việc.

- Tạo động lực làm việc thông qua thi đua, khen thưởng

Bản chất của con người luôn vươn tới cái tốt đẹp và tốt đẹp hơn, không chịu bằng lòng với cái đã có, đó là một trong những điều kiện khách quan để người quản lý chủ động sử dụng hình thức khen thưởng để phát huy sức sáng tạo, năng lực tiềm tàng của mỗi người lao động không ngừng phát triển.

Khen thưởng chính là sự ghi nhận, tán dương, đánh giá cao sự nỗ lực, công sức đóng góp củabác sĩ đối với đơn vị.

Trong các bệnh viện công với đặc điểm là hoạt động bằng ngân sách nhà nước, ràng buộc chặt chẽ về cấp bậc, chế độ, là một môi trường dễ dẫn tới sự

trì trệ, thiếu sáng tạo. Vì vậy, người quản lý bệnh viện không ngừng tìm kiếm các phương thức để thúc đẩy động lực làm việc củabác sĩ. Và khen thưởng chính là phương thức trực tiếp tác động đến động lực làm việc của bác sĩ. Một khi bác sĩ biết rõ mình sẽ được thưởng gì nếu đạt được thành tích, họ sẽ tập trung tinh thần, tâm huyết để đạt được thành tích cao. Nhà quản lý bệnh viện cần làm cho họ tin rằng những nỗ lực của họ sẽ được thưởng, đồng thời khen thưởng phải đảm bảo công bằng, chính xác, kịp thờivà thực hiện một cách thường xuyên, liên tục. Bác sĩ sẽ không theo đuổi những phần thưởng khi họ nhận thấy phần thưởng không thể đạt tới. Vì thế, các hình thức khen thưởng phải được thiết kế và giải thích cho bác sĩ sao cho họ tin rằng nếu họ nỗ lực đủ mức, họ có thể nhận được phần thưởng. Khen thưởng sẽ thực sự là một biện pháp hiệu quả của người quản lý bệnh viện trong việc khuyến khích, động viên bác sĩ tích cực trong việc phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao góp phần vào thành công chung của bệnh viện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc sở y tế tỉnh thừa thiên huế (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)