Tạo động lựclàm việc thông qua thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc sở y tế tỉnh thừa thiên huế (Trang 52 - 56)

Các Trung tâm Y tế huyện là đơn vị sự nghiệp công lập nên tiền lương của bác sĩ được thực hiện theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, do đó tiền lương của bác sĩ tăng chủ yếu phụ thuộc vào thâm niên công tác và mức lương tối thiểu chung của Nhà nước được điều chỉnh hàng năm. Tiền lương của bác sĩ mang tính ổn định theo quy định của Nhà nước, tuy nhiên bác sĩ có cơ hội được xem xét nâng bậc lương trước thời hạn khi lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ. Theo Thông tư số 08/2003/TT-BNV ngày 31 tháng 7 năm 2003 về hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Bộ Nội vụ, bác sĩ được tăng lương trước thời hạn sẽ rút ngắn thời gian nâng bậc lương theo 4 mức 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng. Đây cũng chính là một trong những động lực để bác sĩ phấn đấu trong công việc.

Bên cạnh tiền lương, thu nhập của bác sĩ còn có tiền phẫu thuật, thủ thuật, trực gác theo Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương phẫu thuật, thủ thuật, trực gác của bác sĩ trong các cơ sở y tế công lập; Các loại phụ cấp được quy định tại Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập; Thông tư số 07/2005/TT- BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức;Thông tư số

05/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức; Các chế độ ưu đãi, thu hút đối với các bác sĩ công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn,… Đây cũng là khoản thu nhập quan trọng trong việc đảm bảo đời sống vật chất cũng như việc thu hút và duy trì đội ngũ bác sĩ.

Ngoài ra, bác sĩ được nhận thu nhập tăng thêm từ quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng và thông qua toàn thể đơn vị tại Hội nghị công nhân viên chức đầu năm và hàng năm được bổ sung, sửa đổi phù hợp với tình hình thực tế. Đây cũng là loại kích thích về tài chính, có tác dụng tích cực đối với bác sĩ trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn, tạo cho họ một động lực làm việc tốt hơn. Tuy nhiên nguồn thu nhập tăng thêm của bác sĩ không ổn định, khoản thu nhập này phụ thuộc vào nguồn thu của đơn vị đạt được nhiều hay ít.

Đối với người bác sĩ làm việc tại các Trung tâm Y tế huyện thì tiền lương chính là khoản thu nhập chính trong hệ thống thù lao mà người bác sĩ nhận được. Khoản tiền này sẽ giúp cho bác sĩ trang trải các chi tiêu, sinh hoạt cần thiết. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bác sĩ cũng như cuộc sống gia đình họ. Nếu tiền lương cao, xứng đáng thì sẽ là nguồn động lực lớn nhất giúp người bác sĩ nâng cao hiệu quả làm việc của mình.

Đối với bệnh viện thì tiền lương là khoản chi phí bỏ ra để duy trì và thu hút bác sĩ giỏi. Do đó, bệnh viện phải biết tận dụng tối đa chức năng của tiền lương để tạo động lực làm việc cho bác sĩ.

Tuy nhiên, qua đánh giá mức độ hài lòng đối với thu nhập hiện tại của bác sĩ qua câu hỏi “Bác sĩ thấy mức thu nhập hiện tại khi làm việc tại bệnh viện có đảm bảo cuộc sống không”. Kết quả thu được qua biểu đồ 2.1.

Biểu đồ 2.1: Mức độ đảm bảo cuộc sống từ thu nhập của bác sĩ

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát

Kết quả khảo sát cho thấy: có19bác sĩ (chiếm 6,6%) cho rằng rất đảm bảo,có 26 bác sĩ (chiếm 9,1%) cho rằng đảm bảo, còn lại 199 bác sĩ (chiếm 69,3%) cho rằng không đảm bảo, 43 bác sĩ (chiếm 15%) cho rằng rất không đảm bảo. Như vậy số bác sĩ cho rằng không đảm bảo là rất lớn.

Qua kết quả khảo sát và tìm hiểu thêm về các bác sĩ thì số bác sĩ cho rằng rất đảm bảo hoặc đảm bảo đều ở các bác sĩ có độ tuổi 51 trở lên, đây là số bác sĩ phần lớn giữ các chức vụ quản lý ở các khoa/phòng, có thâm niên công tác trên 25 năm nên có phụ cấp chức vụ, bậc lương thường ở bậc 8 trở lên của ngạch bác sĩ hạng III hoặc bậc 4 trở lên của ngạch bác sĩ chính. Phần lớn bác sĩ cho rằng không đảm bảo cuộc sống đều ở nhóm bác sĩ dưới 40 tuổi. Đây là số bác sĩ phần lớn không giữ chức vụ, thâm niên công tác ít, hầu như đã có gia đình và nuôi con nhỏ. Qua đó cho thấy mức lương tối thiểu của Nhà nước quy định đối với bác sĩ còn quá thấp, mức lương không đảm bảo cho cuộc sống của bác sĩ.

Tìm hiểu thêm về thu nhập tăng thêm từ quy chế chi tiêu nội bộ của đơn

Rất đảm bảo 07% Đảm bảo 09% Không đảm bảo 69% Rất không đảm bảo 15%

sáchphúc lợi cho bác sĩ?”. Kết quả thu được,có 51 bác sĩ (chiếm 17,7%) cảm thấy rất hài lòng, có 68 bác sĩ (chiếm 23,7%) cảm thấy hài lòng, còn lại 140 bác sĩ (chiếm 48,8%)cảm thấy không hài lòng, 28 bác sĩ (chiếm 9,8%)cảm thấy rất không hài lòng. Kết quả khảo sát cho thấy số bác sĩ cảm thấy không hài lòng chủ yếu ở các bệnh viện có cách tính thu nhập tăng thêm theo hệ số lương, dẫn đến có sự chênh lệch lớn về mức thu nhập tăng thêm và mức thu nhập tăng thêm của một số bác sĩ thấp hơn so với các hộ lý công tác lâu năm, trong khi để bác sĩ ra trường mất thời gian đào tạo là 6 năm, tính chất công việc căng thẳng, áp lực, liên quan đến sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân.

Vì vậy khi tác giả hỏi “Ngoài thời gian làm việc tại bệnh viện Bác sĩ có làm gì thêm để tăng thu nhập không?”. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6: Bác sĩ làm thêm ngoài giờ

Nội dung Kết quả

Số bác sĩ Tỷ lệ %

Khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế

ngoài công lập 36/287 12,5

Khám chữa bệnh tại các phòng khám

tư nhân 129/287 45

Công việc khác 75/287 26,1

Không làm gì 47/287 16,4

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát

Qua khảo sát cho thấy có đến 81,3% bác sĩ tham gia khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế ngoài công lập, các phòng khám tư nhân và làm công việc khác ngoài thời gian làm việc tại bệnh viện để tăng thu nhập. Điều đó cho thấy, mức lương theo quy định của Nhà nước không đảm bảo cuộc sống nên các bác sĩ tham gia làm thêm để đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình, do đó các bác sĩ không an tâm công tác, thiếu nhiệt tình trong công việc sẽ ảnh hưởng lớn đến động lực làm việc và hiệu quả thực hiện

công việc. Đây cũng chính là lý do khiến các bác sĩ xin thôi việc hoặc không đăng ký tuyển dụng vào làm việc tại các bệnh viện công lập hoặc tuyển vào sau khi đi học về xin thôi việc để đến làm việc những nơi có thu nhập cao hơn mặc dù chấp nhận đền bù kinh phí đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc sở y tế tỉnh thừa thiên huế (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)