Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc sở y tế tỉnh thừa thiên huế (Trang 73 - 78)

2.5.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì thực tế công tác tạo động lực làm việc cho đội ngũ bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay vẫn còn một số hạn chếcần được khắc phục, cụ thể như sau:

Thu nhập của bác sĩ tuyến huyện còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội, chủ yếu là hưởng lương theo ngạch, bậc, phụ cấp theo quy định của Nhà nước, thu nhập tăng thêm hầu như không có, do vậy thu nhập của bác sĩ không đủ để trang trải cho cuộc sống của bản thân và gia đình. Thu nhập của các bác sĩ hiện tại chưa thực sự đáp ứng được vai trò là động lực làm việc cho đội ngũ bác sĩ.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc tại các Trung tâm Y tế huyện còn thiếu thốn, được xây dựng, trang cấp đã lâu, xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của nhân dân. Bên cạnh đó, áp lực công việc ngày càng cao do tình trạng thiếu bác sĩ, khiến đội ngũ bác sĩ căng thẳng, mệt mỏi.

Việc phân công công việc của đội ngũ bác sĩ tại các bệnh viện còn nhiều bất cấp, phải điều động các bác sĩ từ khoa này sang khoa khác hoặc phải tăng cường, kiêm nhiệm thêm công việc ở các khoa khác gây nên tâm lý không ổn định ở bác sĩ.

Đội ngũ bác sĩ chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức y khoa thường xuyên, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn còn hạn chế, chưa phù hợp với nhu cầu thực tiễn của bệnh viện cũng như nguyện vọng của các nhân bác sĩ.

Công tác quy hoạch, bổ nhiệm chưa chú trọng đến việc đánh giá, xem xét thường xuyên để bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, bổ nhiệm phù hợp. Cơ hội thăng tiến chưa thực sự phát huy được tác dụng tạo động lực làm việc cho đội ngũ bác sĩ tuyến huyện.

Các Trung tâm Y tế huyện chưa coi trọng công tác thi đua, khen thưởng. Hoạt động thi đua, khen thưởng thiếu chuyên nghiệp, chưa đa dạng các hình thức khen thưởng. Do đó, công tác thi đua, khen thưởng trong bệnh viện chưa tạo được sự lôi cuốn, khích lệ mọi người hăng hái thi đua, lập thành tích trong công việc.

2.5.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, tiền lương được chi trả phụ thuộc nhiều vào bằng cấp, thâm niên công tác, theo quy định của Nhà nước; việc nâng lương thường xuyên vẫn được thực hiện định kỳ, giống nhaugiữa những bác sĩ có trình độ, năng lực, cống hiến cho công việc với những bác sĩ làm việc thiếu nhiệt tình, hiệu quả công việc chưa thực sự cao dẫn đến tâm lý chán nản, giảm sút tinh thần làm việc đối với những bác sĩ làm việc tích cực.Với đặc thù công việc nặng nhọc, áp lực, căng thẳng nhưng các chế độ phụ cấp, đãi ngộ chưa thực sự tương xứng với công sức bỏ ra của các bác sĩ. Bên cạnh đó, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu cuộc sống ngày càng cao thì vấn đề tiền lương để đáp ứng nhu cầu cá nhân và tích lũy cho tương lai càng trở nên khó khăn.

Thứ hai, các Trung tâm Y tế huyện xây dựng đã lâu, nhưng chỉ được sửa chữa nâng cấp, không được mở rộng, xây dựng thêm những khu nhà mới phục vụ cho việc khám chữa bệnh, trong khi dân số ngày càng tăng, người dân đến khám chữa bệnh ngày càng đông. Những thời gian cao điểm bệnh nhân đến khám và điều trị đông, khu vực bệnh nhân chờ đến lượt khám, xét nghiệm, siêu âm,… chật hẹp, người đông, không đủ giường bệnh, phải nằm ghép, dẫn đến tình trạng ồn ào, lộn xộn ảnh hưởng đến việc khám chữa bệnh của các bác sĩ cũng như gây ra tâm lý khó chịu cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Các bệnh viện chưa được trang bị thêm những máy móc, trang thiết bị hiện đại, vẫn duy trì sử dụng những máy móc, trang thiết bị cũ, sử dụng đã lâu. Ngoài ra, các bác sĩ ngoài làm việc 08 giờ hành chính như viên

chức, công chức khác theo quy định của nhà nước, bác sĩ còn phải thực hiện chế độ trực đêm, trực ngoài giờ, trực ngày Lễ, ngày Tết, thứ Bảy, Chủ Nhật, đảm bảo 24/24 giờ trong ngày luôn luôn có người làm việc để kịp thời cấp cứu bệnh nhân, phòng chống dịch và đảm bảo cho người bệnh luôn được chăm sóc, điều trị. Đây là một trong những khó khăn gặp phải trong công việc của cán bộ y tế nói chung và bác sĩ nói riêng,họ mong muốn có thêm thời gian chăm sóc cho gia đình.

Thứ ba, tình trạng thiếu bác sĩ ở các bệnh viện nên phải điều động các bác sĩ từ khoa này sang khoa khác hoặc phải tăng cường, kiêm nhiệm thêm công việc ở các khoa khác gây nên tâm lý không ổn định ở bác sĩ. Bên cạnh đó, có những bác sĩ cảm thấy không được thỏa mãn với công việc hiện tại do họ được giao làm việc tại các phòng chức năng, ít hoặc không được làm chuyên môn khám chữa bệnh tại các khoa tạo ra sức ì, thiếu nhiệt tình trong công việc ở các bác sĩ này.

Thứ tư, do tình trạng thiếu bác sĩ nên chưa phát triển tốt công tác đào tạo đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Bên cạnh đó, do hạn chế về nguồn lực tài chính nên các bệnh viện không thể hỗ trợ kinh phí đào tạo, các bác sĩ phải tự bỏ ra một phần hoặc toàn bộ kinh phí khi có mong muốn được đào tạo cao hơn, chính điều này cũng khiến nhiều bác sĩ không thể tham gia đào tạo nâng cao trình độ như mong muốn.

Thứ năm, trong thời gian qua công tác quy hoạch, bổ nhiệm chưa chú trọng đến việc đánh giá, xem xét thường xuyên để bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phù hợp với yêu cầu, nguồn lực thực tiễn của bệnh viện; chưa thực hiện đánh giá thường xuyên để xem xét miễn nhiệm, cắt chức những người lãnh đạo, quản lý kém hiệu quả, thiếu năng lực, đồng thời xem xét, những người có năng lực tốt hơn bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý bệnh viện. Hiện nay vẫn chưa có văn bảnquy định, hướng dẫn về tiêu chuẩn, điều kiện bổ

nhiệm các vị trí lãnh đạo, quản lý các đơn vị trực thuộc Sở Y tế để các bác sĩ có động lực phấn đấu học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tự khẳng định mình, gắn bó lâu dài với bệnh viện.

Thứ sáu, các bệnh viện đều có thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng của bệnh viện, tuy nhiên Hội đồng thi đua khen thưởng của một số bệnh viện chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, thường khoán trắng cho Công đoàn hoặc người phụ trách thi đua, khen thưởng, trong khi đó người làm công tác thi đua, khen thưởng của bệnh viện kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực nên công tác tham mưu với lãnh đạo trong việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng chưa thường xuyên, kịp thời, chưa đáp ứng được yêu cầu, kế hoạch đề ra, đôi khi mang tính hình thức. Dẫn đến công tác thi đua, khen thưởng của bệnh viện thường được bình xét vào mỗi cuối năm, chưa thực hiện khen thưởng kịp thời cho thành tích đột xuất.

Tiểu kết Chương 2

Chương 2 của Luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu và đánh giá thực trạng tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong thời gian qua các Trung tâm Y tế huyện đã quan tâm đến công tác tạo động lực làm việc cho đội ngũ bác sĩ. Nhiều phương thức được áp dụng như chính sách tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi, tạo môi trường làm việc thuận lợi, chính sách đào tạo, cơ hội thăng tiến, ghi nhận đóng góp của đội ngũ bác sĩ. Tuy nhiên các phương thức tạo động lực chưa hợp lý, linh hoạt nên hiệu quả tạo động lực chưa cao.

Trên cơ sở thực trạng tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chương3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO BÁC SĨ TUYẾN HUYỆN

THUỘC SỞ Y TẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt độngtạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc sở y tế tỉnh thừa thiên huế (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)