Đối với địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc sở y tế tỉnh thừa thiên huế (Trang 90 - 105)

Thứ nhất, cấp kinh phí sửa chữa, nâng cấp cở sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ cho công tác khám chữa bệnh của các bệnh viện.

Thứ hai, có chính sách thu hút đối với đội ngũ bác sĩ.Bác sĩ đa khoa, bác sĩ có trình độ sau đại học, đến làm việc trong ngành y tế tỉnh, đặc biệt là các bệnh viện tuyến huyện, các lĩnh vực đặc thù như Pháp Y, Lao, Tâm thần được hưởng các mức trợ cấp một lần khác nhau. Thu hút được những bác sĩ giỏi vào làm việc vừa có tác dụng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của bệnh viện, đồng thời có tính lan tỏa tích cực đến những người xung quanh. Chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được tốt hơn, nâng cao uy tín, thương hiệu của bệnh viện.

Thứ ba, hỗ trợ thu nhập hàng tháng cho đội ngũ bác sĩ.Thu nhập hàng tháng được tăng lên giúp các bác sĩ đảm bảo cuộc sống, giảm bớt áp lực làm thêm ngoài giờ để tăng thu nhập. Điều này góp phần giúp các bác sĩ yên tâm công tác.

Thứ tư, hỗ trợ về nhà ở cho các bác sĩ ở xa bệnh viện phải thuê nhà trọ, giúp các bác sĩ ổn định cuộc sống, chuyên tâm công tác.

Tiểu kết Chương 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng tạo động lực làm việc cho đội ngũ bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, những mục tiêu, định hướng trong thời gian tới, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện, khuyến khích, động viên họ hăng say làm việc, có trách nhiệm hơn với công việc, tự tin thể hiện năng lực của bản thân, phấn đấu đạt được mục tiêu của bản thân cùng với mục tiêu chung của bệnh viện.

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực trạng về tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế như đã nghiên cứu ở Chương 1 và Chương 2, tác giả đã đưa ra 6giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tạo động lực làm việc cho bác sĩ, đó là:

- Tăng thu nhập của bác sĩ; - Cải thiện môi trường làm việc; - Phân công công việc phù hợp;

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng một cách phù hợp; - Hoàn thiện công tác quy hoạch, bổ nhiệm;

-Coi trọng công tác thi đua, khen thưởng, đa dạng hình thức khen thưởng.

Để những giải pháp được hiện thực hóa trong thực tế nhằm tạo động lực làm việc cho bác sĩ thì cần phải có sự quan tâm chỉ đạo của cấp Ủy Đảng Sở Y tế, lãnh đạo Bệnh viện, các đoàn thể trong bệnh viện. Đồng thời cần thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ cùng với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân các bác sĩ.

KẾT LUẬN

Tạo động lực làm việc cho bác sĩ là yêu cầu tất yếu vì đội ngũ bác sĩ có vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của bệnh viện. Do đó những nhà quản lý bệnh viện cần vận dụng các chính sách, các biện pháp, cách thức quản lý nhằm làm cho các bác sĩ có động lực làm việc, phát huy mọi năng lực của bản thân để đạt được mục tiêu của cá nhân đồng thời đóng góp vào thành công chung của bệnh viện.

Thông qua 3 chương của luận văn thạc sĩ với đề tài: “Tạo động lực làm

việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế” đã đạt

được những kết quả sau:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về tạo động lực làm việc và các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc. Đây là những cơ sở quan trọng cho việc đánh giá thực trạng tạo động lực làm việc.

Thứ hai, trên cơ sở lý luận, các kiến thức của các thầy, cô giáo Học viện Hành chính Quốc gia đã truyền đạt, qua thực tiễn công tác, nghiên cứu tài liệu và tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi tại các bệnh viện, từ đó đưa ra những phân tích về thực trạng tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời chỉ ra được những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.

Thứ ba, luận văn đã đề xuất được những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2016), Thông tư 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc Trung ương, Hà Nội. 2. Bộ Y tế, Bộ Nội vụ (2015), Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT- BNV, ngày 27/5/2015 “Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ”.

3. Bộ Nội vụ (2005), Thông tư số 07/2005/TT-BNV, ngày 05/01/2005, “Hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức”.

4. Chiristal Batal (2009), Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Chính phủ (2009), “Chính sách đối với cán bộ, viên chức y tếcông tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”, Số 64/2009/NĐ-CP, Nghị định.

6. Chính phủ (2010), “Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chứcvà người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tácở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”, Số 116/2010/NĐ-CP, Nghị định.

7. Chính phủ (2011), “Quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập”, Số 56/2011/NĐ-CP, Nghị định.

8. Chính phủ (2015), Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội

9. Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế (2018), Niên giám thống kê 2017, Huế. 10. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình quản trị nhân lực -Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

11. Vũ Dũng (2008), Từ điển tâm lý, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.

12. Trần Kim Dung (2010), Quản trị nguồn nhân lực, NXB. Tổng hợp, Hồ Chí Minh.

13. Nguyễn Thị Hồng Hải (2013), “Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ chức hành chính Nhà nước”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước.

14. Trần Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Hải (2015), Quản lý công (Sách chuyên khảo), NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Trần Minh Hiếu (2013), “Sự hài lòng của bác sĩ trong khám, điều trị và nghiên cứu tại Bệnh viện An Giang”, Bài báo đăng trên Tạp chí Khoa học số 01/2013 Bệnh viện An Giang.

16. Học viện Hành chính Quốc gia, Giáo trình động lực làm việc trong tổ chức hành chính nhà nước, NXB. Lao động, Hà Nội.

17. Học viện Hành chính Quốc gia, Giáo trình hành vi tổ chức, NXB. Lao động, Hà Nội.

18. Quốc hội (2010), Luật Viên chức,Hà Nội.

19. Quốc hội (2012), Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13, Hà Nội 20. Quốc hội (2013), Hiến pháp 2013, Hà Nội.

21. Đặng Tiến Khang (2013), Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thu hút và duy trì nguồn nhân lực tại Bệnh viện Bưu điện năm 2013, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Bệnh viện, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.

22. Nguyễn Thùy Linh (2015), Động lực làm việc của viên chức Bệnh viện Y Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

23. Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế (2014, 2015, 2016, 2017, 2018), Báo cáo số lượng, chất lượng đội viên chức ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế.

24. Tạp chí KH ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 26 (2010) tr.78-85

Nguyễn Đình Toàn (2013), Thực trạng nguồn nhân lực và một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Lạng Giang, Bắc Giang năm 2013, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Bệnh viện, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.

25. Nguyễn Thị Hồng Hải, Nguyễn Thị Thanh Thủy (2015), Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công - Lý luận và kinh nghiệm một số nước, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

26. Nguyễn Khắc Trung (2014), Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, thị xã

27. Ủy ban thường vụ Quốc Hội (1998), Pháp lệnh, Hà Nội

28. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2015), Quyết định số 06/2013/QĐ- UBND ngày 29 tháng 01 năm 2013 về việc quy định một số chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

29. Dương Chí Viễn (2016), Tạo động lực làm việc cho Giảng viên trường Đại học Phú Yên, tỉnh Phú Yên.

30. https://www.thuathienhue.gov.vn. 31. https://syt.thuathienhue.gov.vn.

32. M. Dieleman et al. (2003), “Identifying factors for job motivation of rural health workers in North Viet Nam”, Hum Resour Health. 2013 (1,1)

PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT

ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO BÁC SĨ TUYẾN HUYỆN THUỘC SỞ Y TẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Kính gửi: Quý Bác sĩ

Để nâng cao hiệu quả hoạt động tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn Thạc sĩ Quản lý công. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ và hợp tác của Quý Bác sĩ trong việc khảo sát nhằm thu thập số liệu nghiên cứu đề tài. Xin Quý Bác sĩ vui lòng cung cấp một số thông tin theo bảng câu hỏi. Ý kiến của Quý Bác sĩ chỉ sử dụng vào việc hoàn thành luận văn cao học mà không sử dụng vào bất kỳ mục đích nào khác.

Rất mong được sự hợp tác của Quý Bác sĩ. Xin trân trọng cảm ơn!

I. Thông tin chung:

- Khoa/Phòng: ………. - Chức vụ hiện tại:

Giám đốc □ Phó Giám đốc □

Trưởng khoa/phòng □ Phó trưởng khoa/phòng □ - Giới tính: Nam □ Nữ □

- Trình độ chuyên môn cao nhất:

- Độ tuổi:

□ Dưới 30 □Từ 30 - dưới 40 □Từ 40 - dưới 50 □ Trên 50

- Thời gian công tác:

Dưới 5 năm □ Từ 5 năm đến 10 □ Từ 10 năm trở lên □ - Thu nhập/tháng hiện tại của bác sĩ thuộc nhóm nào?

Dưới 3 triệu □ Từ 3 - dưới 5 triệu □

Từ 5 - 10 triệu □ Trên 10 triệu □ II. Thông tin về tạo động lực làm việc

1. Bác sĩ thấy mức thu nhập hiện tại khi làm việc tại bệnh viện có đảm bảo cuộc sống không?(Đánh dấu  vào 01 phương án đồng ý)

a. Rất đảm bảo □ b. Đảm bảo □

c. Không đảm bảo □ d. Rất không đảm bảo □

2. Xin bác sĩ cho biết mức độ hài lòng đối với chính sách phúc lợi cho bác sĩ?(Đánh dấu  vào 01 phương án đồng ý)

a. Rất hài lòng □ b. Hài lòng □

c. Không hài lòng □ d. Rất không hài lòng □ 3. Ngoài thời gian làm việc tại bệnh viện Bác sĩ có làm gì thêm để tăng thu

Nội dung Có Không Khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế ngoài công lập

Khám chữa bệnh tại các phòng khám tư nhân Công việc khác

Không làm gì

4. Xin bác sĩ cho biết mức độ hài lòng đối với môi trường làm việc của bác sĩ?

(Đánh dấu  vào 01 phương án đồng ý)

Các tiêu chí Rất hài lòng Hài

lòng Không hài lòng Rất không hài lòng 1. Đối với cơ sở vật chất, trang

thiết bị làm việc

2. Đối với mối quan hệ đồng nghiệp

3. Đối với phong cách lãnh đạo

5. Bác sĩ cho biết ý kiến của mình về mức độ phù hợp của việc phân công công việc tại bệnh viện? (Đánh dấu  vào 01 phương án đồng ý)

a. Rất phù hợp □ b. Phù hợp □

c. Không phù hợp □ d. Rất không phù hợp □

6. Bác sĩ cho biết mức độ hài lòng đối với kết quả công việc được giao?(Đánh dấu  vào 01 phương án đồng ý)

a. Rất hài lòng □ b. Hài lòng □

7. Bác sĩ cho biết mức độ hài lòng đối với công tác đào tạo của bệnh viện?(Đánh dấu  vào 01 phương án đồng ý)

a. Rất hài lòng □ b. Hài lòng □

c. Không hài lòng □ d. Rất không hài lòng □ 8. Bác sĩ cho biết mức độ hài lòng của mình đối với công tác quy hoạch, bổ nhiệm của bệnh viện?(Đánh dấu  vào 01 phương án đồng ý)

a. Rất hài lòng □ b. Hài lòng □

c. Không hài lòng □ d. Rất không hài lòng □ 9. Bác sĩ cho biết mức độ hài lòng của mình đối với công tác thi đua khen thưởng của bệnh viện?(Đánh dấu  vào 01 phương án đồng ý)

a. Rất hài lòng □ b. Hài lòng □

c. Không hài lòng □ d. Rất không hài lòng □ 10. Một số giải pháp về tạo động lực làm việc cho bác sĩ.

Xin Bác sĩ đánh dấu vào ô tương ứng với mức độ cần thiết đối với các giải pháp sau:

Các giải pháp Mức độ cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết 1. Cải thiện thu nhập

2. Cải thiện môi trường làm việc

3. Đổi mới phân công công việc

4. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng

5. Đổi mới công tác quy hoạch, bổ nhiệm

6. Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng

Phụ lục 2

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU KHẢO SÁT

(Về tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế)

A. Thông tin chung

Dưới 30 Từ 31 đến 40 Từ 41 đến 50 Từ 51 trở lên Số lượng Tỷ lệ % Độ tuổi Số lượng 51 103 101 32 287 100 Tỷ lệ % Giới tính Nam 38 69 63 23 193 67,2 Nữ 13 34 38 9 94 32,8 Chức vụ Giám đốc 0 0 0 9 9 3,1 Phó Giám đốc 0 0 15 3 18 6,3 Trưởng khoa/phòng 0 7 38 8 53 18,5 Phó trưởng khoa/phòng 4 28 26 4 62 21,6 Không 47 68 22 8 145 50,5 Trình độ TS/BSCKII 0 0 9 4 13 4,5 ThS/BSCKI 2 48 41 16 107 37,3 BSCKĐH 33 22 25 7 87 30,3 Bác sĩ 16 33 26 5 80 27,9 Thâm niên công tác Dưới 5 năm 37 0 0 0 37 12,9 Từ 5 - 10 năm 14 37 0 0 51 17,8 Trên 10 năm 0 66 101 32 199 69,3 Thu nhập (đồng) Dưới 3 triệu đồng 13 0 0 0 13 4,5 Từ 3 - dưới 5 triệu 38 49 0 0 87 30,3 Từ 5 - 10 triệu 0 54 57 20 131 45,7 Trên 10 triệu 0 0 44 12 56 19,5

B. Thực trạng tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế

1. Mức độ hài lòng của bác sĩ đối với mức thu nhập hiện tại

Tiêu chí Số lượng bác sĩ Tỷ lệ %

Rất đảm bảo 19 6,6

Đảm bảo 26 9,1

Không đảm bảo 199 69,3

Rất không đảm bảo 43 15

2. Mức độ hài lòng đối với việc chia phúc lợi cho bác sĩ

Tiêu chí Số lượng bác sĩ Tỷ lệ %

Rất hài lòng 51 17,7

Hài lòng 68 23,7

Không hài lòng 140 48,8

Rất không hài lòng 28 9,8

3. Bác sĩ làm gì thêm ngoài giờ

Tiêu chí Số lượng bác sĩ Tỷ lệ % Khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế

ngoài công lập 36 12,5

Khám chữa bệnh tại các phòng khám

tư nhân 129 45

Công việc khác 75 26,1

4. Mức độ hài lòng của bác sĩ đối với môi trường làm việc Các tiêu chí Mức độ/Tỷ lệ% Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng Rất không hài lòng

1. Đối với cơ sở vật chất,

trang thiết bị làm việc 67 23,4% 81 28,2% 108 37,6% 31 10.8%

2. Đối với mối quan hệ

đồng nghiệp 105 36,6% 144 50,2% 29 10.1% 9 3,1%

3. Đối với phong cách

lãnh đạo 58 20,2% 141 49,2% 56 19,5% 32 11,1%

5. Mức độ phù hợp của việc phân công công việc tại bệnh viện

Tiêu chí Số lượng bác sĩ Tỷ lệ %

Rất phù hợp 71 24,7

Phù hợp 148 51,6

Không phù hợp 48 16,7

Rất không phù hợp 20 7

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc sở y tế tỉnh thừa thiên huế (Trang 90 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)