Tạo động lựclàm việc thông qua phân công công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc sở y tế tỉnh thừa thiên huế (Trang 59 - 66)

Đối với bác sĩ hay bất cứ người lao động nào cũng đều mong muốn được phân công công việc phù hợp, được giao cho đảm nhận những công việc mang tính thách thức để họ có cơ hội, điều kiện phát huy được năng lực của bản thân, tạo sự hứng thú với công việc.

Để tìm hiểu về động lực làm việc của bác sĩ qua biểu hiện sự hài lòng đối với công việc được phân công, tác giả đưa ra câu hỏi “Bác sĩ cho biết ý kiến của mình về mức độ phù hợp của việc phân công công việc tại bệnh viện”, kết quả được thể hiện qua biểu đồ 2.3

Biểu đồ 2.2: Mức độ phù hợp của việc phân công công việc tại bệnh viện

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát

Rất phù hợp 25% Phù hợp 52% Không phù hợp 17% Rất không phù hợp 07%

Kết quả khảo sát cho thấy có 71 bác sĩ (chiếm 24,7%) cho rằng rất phù hợp và 148 bác sĩ (chiếm 51,6%) cho rằng phù hợp trong việc phân công công việc. Điều này thể hiện đặc thù riêng của ngành y tế, các vị trí việc làm đều có yêu cầu trình độ chuyên môn phù hợp nên hầu hết đều được phân công công việc phù hợp với trình độ chuyên môn đào tạo của mình, đảm bảo theo quy định của Nhà nước tại Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12, Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ và một số văn bản khác.

Tuy nhiên vẫn còn68 bác sĩ (chiếm 23,7%) cho rằng không phù hợp trong việc phân công công việc. Tìm hiểu sâu lý do bác sĩ cho rằng phân công công việc không phù hợp và được biết nguyên nhân chủ yếu là phần nhiều bác sĩ cho rằng không phù hợp rơi vào các khoa thiếu bác sĩ phải điều động các bác sĩ từ các khoa khác hoặc bố trí bác sĩ kiêm nhiệm thêm các công việc không trực tiếp làm chuyên môn như phòng tổ chức cán bộ, phòng kế hoạch nghiệp vụ làm ảnh hưởng đến sự ổn định và yêu thích theo chuyên môn tại khoa mà bác sĩ đang làm việc.

Để có cơ sở đánh giá động lực làm việc thông qua phân công công việc và thấy được mối quan hệ giữa phân công công việc với mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, tác giả đưa ra câu hỏi “Bác sĩ cho biết mức độ hài lòng đối với kết quả công việc được giao”, kết quả thu được qua biểu đồ 2.3

Biểu đồ 2.3: Mức độ hài lòng đối với kết quả công việc được giao

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát

Kết quả khảo sát cho thấy 204 bác sĩ (chiếm 71,1%) gồm68 bác sĩ (chiếm 23,7) cảm thấy rất hài lòng và 136 bác sĩ (chiếm 47,4%) cảm thấy hài lòng đối với kết quả công việc được giao. Có 56 bác sĩ (chiếm 19,5%) cảm thấy không hài lòng và27 bác sĩ (chiếm 9,4%)cảm thấy rất không hài lòng đối với kết quả công việc được giao. Như vậy, số bác sĩ cảm thấy không hài lòng và không quan tâm đối với kết quả công việc được giao so với số bác sĩ cho rằng việc phân công công việc không phù hợp là tương thích, lý do là vì qua tìm hiểu số bác sĩ cảm thấy không hài lòng chủ yếu rơi vào các bác sĩ được điều động từ các khoa khác đến tăng cường cho các khoa thiếu nhân lực hoặc không trực tiếp làm công việc chuyên môn. Việc thiếu tính ổn định của công việc và không làm đúng chuyên khoa đam mê của mình nên các bác sĩ làm việc thiếu nhiệt tình, giảm hứng thú, không có sự cố gắng trong công việc, dẫn đến hiệu quả công việc không cao.Đây chính là lý do làm giảm động lực làm việc của bác sĩ.

2.4.4.Tạo động lực làm việc thông qua đào tạo, bồi dưỡng

Công việc của bác sĩ là chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, vốn quý nhất của mỗi con người và toàn xã hội. Người bác sĩ phải có trình độ chuyên môn nhất định để khám, điều trị cho bệnh nhân. Nếu bác sĩ được giao đảm nhận về

Rất hài lòng 24% Hài lòng 47% Không hài lòng 20% Rất không hài lòng 9,4%

lĩnh vực họ giỏi, yêu thích thì sẽ phát huy được khả năng, trí tuệ, sở trường của họ trong quá trình khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng của bệnh viện. Khi bác sĩ cảm thấy được làm những việc mình có đủ khả năng đảm nhận và mang lại kết quả tốt cho người bệnh, đó sẽ là nguồn động lực mạnh mẽ cho sự tìm tòi học hỏi, say mê cống hiến và gắn bó với công việc, gắn bó với bệnh viện.

Trong tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu tự hoàn thiện được xếp ở bậc cao, việc tạo cơ hội cho bác sĩ được phát triển bản thân chính là tạo động lực thúc đẩy năng lực làm việc của bác sĩ. Việc lựa chọn bác sĩ cử đi đào tạo phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến động lực làm việc của bản thân bác sĩ đó mà còn tác động đến những bác sĩ khác. Những bác sĩ khác sẽ căn cứ vào đó để không ngừng nỗ lực phấn đấu để đạt được mục tiêu đề ra của bản thân. Việc cử các bác sĩ đi đào tạo không những mang lại lợi ích cho bệnh viện mà còn tạo động lực làm việc cho đội ngũ bác sĩ, tạo được sự gắn bó của bác sĩ với bệnh viện. Ngoài ra còn có tác dụng thu hút nguồn nhân lực bác sĩ đến làm việc tại bệnh viện.

Trong thời gian qua các Trung tâm Y tế đã quan tâm hơn đến công tác đào tạo đặc biệt là đội ngũ bác sĩ nhằm không ngừng nâng cao cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân.

Bảng 2.8: Số lượng bác sĩ được cử đi đào tạo Năm

Tổng số bác

Tổng số bác sĩ được cử đi đào tạo Tiến sĩ/Chuyên khoa II Thạc sĩ/Chuyên khoa I Chuyên khoa định hướng 2014 224 0 5 8 2015 228 1 7 12 2016 253 3 11 14 2017 289 2 16 15 2018 305 2 18 19

Qua số liệu tại bảng 2.8 cho thấy số lượng bác sĩ được cử đi đào tạo chuyên môn năm sau cao hơn năm trước, điều này thể hiện lãnh đạo các bệnh viện đã quan tâm hơn đến công tác đào tạo đội ngũ bác sĩ.Bên cạnh đó còn có chính sách hỗ trợ của tỉnh theo Quyết định số 06/2013/QĐ- UBND ngày 29 tháng 01 năm 2013 về việc quy định một số chính sách hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể như sau:

“Đối với học viên học các lớp đào tạo sau đại học theo quy hoạch của tỉnh: 1. Được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp.

2. Tiền học phí: thanh toán 100% theo chứng từ hợp lệ.

3. Chi phí khoán cho 1 khóa đào tạo gồm: lệ phí thi tuyển, lệ phí thi tốt nghiệp, tiền tài liệu, giáo trình và các khoản chi phí khác như sau:

- Thạc sĩ: 7.000.000 đồng/người. - Tiến sĩ: 12.000.000 đồng/người.

- Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 1: 6.000.000 đồng/người. - Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 2: 10.000.000 đồng/người.

Chi phí khoán cho một khóa đào tạo được thanh toán 2 lần: giữa khóa đào tạo và cuối khóa đào tạo.

4. Khi nhận bằng thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 1, bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 2 được trợ cấp đặc biệt như sau:

- Thạc sĩ: 20.000.000 đồng/người. - Tiến sĩ: 50.000.000 đồng/người.

- Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 1: 15.000.000 đồng/người. - Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 2: 35.000.000 đồng/người.

5. Trường hợp học ngoài tỉnh: được thanh toán tiền tàu, xe mỗi năm 2 kỳ (theo thông báo triệu tập của cơ sở đào tạo) theo chế độ công tác phí hiện hành và được hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày.

6. Trường hợp học trong tỉnh: được thanh toán tiền tàu, xe lượt đi và lượt về cho mỗi đợt học theo chế độ công tác phí hiện hành. Hỗ trợ tiền ăn 10.000 đồng/người/ngày (áp dụng cho học viên các huyện về học tại thành phố Huế mà khoảng cách từ nơi cư trú của học viên đến cơ sở đào tạo từ 30 km trở lên).”

“Đối với học viên học các lớp đào tạo sau đại học theo quy hoạch của ngành: 1. Được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp.

2. Tiền học phí: thanh toán 50% theo chứng từ hợp lệ.

3. Chi phí khoán cho 01 khóa đào tạo gồm: lệ phí thi tuyển, lệ phí thi tốt nghiệp, tiền tài liệu, giáo trình… với mức khoán cho một khóa đào tạo bằng 50% so với cán bộ quy hoạch của tỉnh, cụ thể như sau:

- Thạc sĩ: 3.500.000 đồng/người

- Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 1: 3.000.000 đồng/người - Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 2: 5.000.000 đồng/người

Chi phí khoán cho một khóa đào tạo được thanh toán 2 lần: giữa khóa đào tạo và cuối khóa đào tạo.

4. Khi nhận bằng thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 1, bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 2 thì được trợ cấp đặc biệt bằng 50% so với cán bộ quy hoạch của tỉnh, cụ thể như sau:

- Thạc sĩ: 10.000.000 đồng/người

- Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 1: 7.500.000 đồng/người

- Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 2: 17.500.000 đồng/người”[24].

Để tìm hiểu thêm về tạo động lực làm việc thông qua đào tạo, tác giả đặt câu hỏi “Bác sĩ cho biết mức độ hài lòng đối với công tác đào tạo của bệnh viện”, kết quả thu được qua biểu đồ 2.4.

Biểu đồ 2.4: Mức độ hài lòng đối với công tác đào tạo của bệnh viện

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát

Kết quả khảo sát cho thấy có 28 bác sĩ (chiếm 9,8%) cảm thấy rất hài lòng và 151 bác sĩ (chiếm 52,6%) cảm thấy hài lòng đối với công tác đào tạo. Những bác sĩ này hầu hết tập trung ở các bệnh viện có lãnh đạo coi trọng và quan tâm đến đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ bác sĩ. Hằng năm các bệnh viện đều có kế hoạch đào tạo cụ thể, việc cử bác sĩ đi đào tạo được thực hiện một cách công khai, minh bạch và công bằng. Các bác sĩ được cử đi đào tạo chuyên sâu lĩnh vực đang công tác nhằm phát huy được trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của các bác sĩ.Bên cạnh chính sách hỗ trợ của tỉnh, các bệnh viện còn xây dựng quy chế hỗ trợ đào tạo từ nguồn thu của bệnh viện như hỗ trợ tiền học phí, ôn thi, tài liệu, xăng xe…

Tuy nhiên vẫn còn 76 bác sĩ (chiếm 26,5%) cảm thấy không hài lòng và 32 bác sĩ (chiếm 11,1%) cảm thấy rất không hài lòng đối với công tác đào tạo. Tìm hiểu lý do các bác sĩ cảm thấy không hài lòng là do hàng năm số lượng bác sĩ đến tuổi nghỉ hưu theo quy định nhiều hơn số bác sĩ tuyển dụng được nên xảy ra tình trạng thiếu bác sĩ nên có một số bác sĩ có nguyện vọng được đi đào tạo chuyên sâu nhưng bệnh viện chưa giải

Rất hài lòng 10% Hài lòng 53% Không hài lòng 27% Rất không hài lòng 11,1%

quyếtđược hoặc phải điều động một số bác sĩ từ các khoa khác đi đào tạo để bổ sung, thay thế, trong đó có một số bác sĩ không được cử đi đào tạo đúng chuyên khoa như nguyện vọng; ngoài ra một số bác sĩ cho rằngkhông có sự cải thiện rõ nét sau đào tạo, việc cử đi đào tạo còn dàn trãi, ngoài chế độ được hưởng theo quy định thì phải tự bỏ ra toàn bộ hoặc một phần kinh phí đào tạo.Chính điều này có phần làm giảm nhiệt huyết cống hiến, tìm tòi học hỏi của bác sĩ, chưa trở thành công cụ tạo động lực để các bác sĩ tích cực tham gia đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ tốt công tác chuyên môn.

Khi làm việc tại các bệnh viện lớn, các bác sĩ được đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, các bác sĩ sẽ phát huy hết được năng lực của mình, phục vụ tốt hơn cho công tác khám chữa bệnh, bên cạnh đóvới đội ngũ bác sĩ lớn, nhiều bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh lớn, đòi hỏi đội ngũ bác sĩ không ngừng học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt, đây cũng chính là cơ hội, môi trường để các bác sĩ học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn. Chính vì vậy nhiều bác sĩ đã xin thôi việc để đến làm việc tại các bệnh viện lớn khi có cơ hội, điều này đòi hỏi các bệnh viện phải có chính sách đào tạo phù hợp để tạo động lực làm việc cho đội ngũ bác sĩ, đồng thời giữ chân và thu hút đội ngũ bác sĩ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc sở y tế tỉnh thừa thiên huế (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)