Trong những năm qua, công tác thi đua, khen thưởng của Ngành y tế được đưa vào nề nếp, phù hợp với tình hình cơ chế quản lý của Đảng và Nhà nước hiện nay. Sở Y tế đã ban hành Quy chế thi đua khen thưởng và hướng dẫn tất cả các đơn vị trực thuộc ban hành quy chế thi đua, khen thưởng của đơn vị mình nhằm đảm bảo khen thưởng đúng tiêu chuẩn theo phương châm “Chính xác, kịp thời, có tác dụng động viên, giáo dục và nêu gương”. Mục đích xét thi đua, khen thưởng là đúng đối tượng, đúng thành tích, thực hiện
dân chủ, công bằng, công khai, kịp thời động viên, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hàng năm và chuyên đề.
Để đánh giá mức độ hài lòng của bác sĩ đối với công tác thi đua, khen thưởng, tác giả đưa ra câu hỏi “Bác sĩ cho biết mức độ hài lòng của mình đối với công tác thi đua khen thưởng của bệnh viện?”, kết quả thu được qua biểu đồ 2.6.
Biểu đồ 2.6: Mức độ hài lòng đối với công tác thi đua, khen thưởng
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát
Kết quả khảo sát cho thấy có 62 bác sĩ (chiếm 21,6%) cảm thấy rất hài lòng, 149 bác sĩ (chiếm 51,9%) cảm thấy hài lòng đối với công tác thi đua, khen thưởng, có 48 bác sĩ (chiếm 16,7%) cảm thấy không hài lòng và 28 bác sĩ (chiếm 9,8%) cảm thấy rất không hài lòng đối với công tác thi đua, khen thưởng.
Kết quả khảo sát cho thấy 73,5% bác sĩ cảm thấy rất hài lòng và hài lòng chiếm tỷ lệ rất cao. Đó là do các bệnh việnđã đảm bảo được tính minh bạch, công bằng và nghiêm túc trong thực hiện bình xét thi đua cuối năm, thi đua theo chuyên đề thông qua việc bình bầu căn cứ vào kết quả phiếu bầu, vào đăng ký danh hiệu thi đua ngay từ đầu năm, căn cứ vào các thành tích nổi bật của từng cá nhân để bình xét chứ không bầu chọn cho có, không chọn theo
Rất hài lòng 22% Hài lòng 52% Không hài lòng 17% Rất không hài lòng 9,8%
kiểu dàn trãi. Do vậy việc bình xét danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng trong thời gian qua của các bệnh viện bước đầu đã đảm bảo công bằng, khách quan cho mọi đối tượng.Khen thưởng động viên tinh thần đã gắn với thưởng vật chất hoặc với chế độ ưu đãi, đây cũng là một dạng khuyến khích tài chính, có ý nghĩa bù đắp một phần nhỏ nhu cầu vật chất nhưng lại có ý nghĩa to lớn trong việc đáp ứng nhu cầu tinh thần, nhằm vào tâm lý thích được khen thưởng, được công nhận, đề cao trước tập thể, nên đã phát huy được tác dụng của khen thưởng, tạo được không khí phấn khởi, khích lệ mọi người hăng hái tham gia phong trào thi đua trong bệnh viện. Tuy nhiên, lãnh đạo bệnh viện phải biết sử dụng công cụ này hợp lý vì nếu chính sách khen thưởng không phù hợp, mức thưởng không thỏa đáng thì không tạo được động lực mà còn ức chế tâm lý và tạo sự thất vọng cho bác sĩ.
Kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn 48 bác sĩ (chiếm 16,7%) cảm thấy không hài lòng và 28 bác sĩ (chiếm 9,8%) cảm thấy rất không hài lòng đối với công tác thi đua, khen thưởng. Những bác sĩ này cho rằng công tác thi đua, khen thưởng vẫn còn nể nang, kết quả khen thưởng hầu như lúc nào cũng có những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Do quy định về tỷ lệ khen thưởng nênxảy ra hiện tượng bình bầu khen thưởng theo kiểu chia lượt cho từng cá nhân. Các công trình nghiên cứu khoa học hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật (tiêu chí bắt buộc phải có) nên xảy ra tình trạng đăng ký tập thể, có nhiều cộng sự, nhưng thực chất chỉ một hoặc vài người thực hiện còn nhiều người chỉ có tên nhưng không hề tham gia, đóng góp gì vào các công trình nghiên cứu khoa học hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
Mặt khác, các bác sĩ nêu ra công tác thi đua, khen thưởng hầu như chỉ mang tính chất định kỳ, họp bình bầu mỗi năm một lần vào cuối năm căn cứ vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao, nhằm động viên, khuyến khích đối với những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong một năm hoạt
động, chưa chú trọng đến khen thưởng cho thành tích đột xuất trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian ngắn của tập thể, cá nhân trong một công việc nào đó.Vì vậy, công tác thi đua, khen thưởngchỉ mang tính động viên, khích lệ, chưa thực sự trở thànhđộng lựclàm việc cho đội ngũ bác sĩ.