Đặc điểm đồng bào dân tộc thiểu số, yêu cầu và ý nghĩa thực hiện chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 28 - 31)

hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số

1.2.1. Đặc điểm đồng bào dân tộc thiểu số

Lịch sử dân tộc Việt Nam mấy ngàn năm qua đã khẳng định các dân tộc thiểu số là một lực lượng cơ bản, không thể thay thế trong suốt thời kỳ dựng nước và giữ nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các dân tộc thiểu số ở nước ta ngày càng phát huy vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Đồng bào dân tộc thiểu số cư trú chủ yếu khu vực dọc biên giới, trên những địa bàn chiến lược xung yếu của Tổ quốc; các dân tộc thiểu số luôn là lực lượng che chắn, là "phên dậu" của Tổ quốc; là lực lượng thường xuyên phải chống lại những âm mưu, thủ đoạn xâm phạm bờ cõi của kẻ thù. Qua các nghiên cứu về dân tộc thiểu số ở Việt Nam, có thể khái quát dân tộc thiểu số ở nước ta có những đặc điểm cơ bản sau:

- Dân tộc thiểu số ở nước ta có những nét khác nhau về nguồn gốc lịch sử. - Các dân tộc thiểu số cư trú đan xen không có lãnh thổ tộc người riêng biệt, phân bổ chủ yếu ở những địa bàn có vị trí quan trọng chiến lược về an ninh quốc phòng, vùng miền núi, cao nguyên, biên giới.

- Các dân tộc thiểu số có quy mô dân số và trình độ phát triển kinh tế - xã hội nhìn chung còn thấp và không đồng đều nhau.

- Nhiều dân tộc thiểu số có tín ngưỡng, tôn giáo đan xen, đa dạng.

- Một bộ phận đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có quan hệ đồng tộc, thân tộc, quan hệ về mặt tôn giáo ở ngoài biên giới quốc gia.

- Đồng bào dân tộc thiểu số có ý thức tộc người sâu sắc, luôn chịu sự chi phối của những người có uy tín, ảnh hưởng trong dân tộc.

- Mỗi dân tộc thiểu số ở Việt Nam có sắc thái văn hóa riêng, góp phần làm nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam thống nhất.

Như vậy, đồng bào dân tộc thiểu số có những đặc điểm riêng ảnh hưởng quan trọng đến quá trình hoạch định cũng như tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

1.2.2. Yêu cầu thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số tộc thiểu số

Thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số cần chú ý đến một số yêu cầu sau:

- Việc thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số phải chú ý đến những đặc điểm tự nhiên, lịch sử, xã hội, phong tục, tập quán của từng vùng, từng dân tộc, có như vậy mới đảm bảo hiệu quả thực thi chính sách.

- Đồng bào dân tộc thiểu số là chủ thể quyết định trong tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở địa phương. Khắc phục tình trạng bao biện, làm thay, áp đặt mà không tôn trọng tính tự chủ, phong tục, tập quán truyền thống của đồng bào các dân tộc.

- Việc thực hiện chính sách giảm nghèo đồng bào dân tộc thiểu số cần phát huy và nâng cao tinh thần tự lực tự cường, ý chí vươn lên của đồng bào các dân tộc và nội lực vươn lên của các địa phương vùng dân tộc thiểu số; khắc phục tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước.

1.2.3. Ý nghĩa việc thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số dân tộc thiểu số

Mục tiêu của chính sách giảm nghèo là hỗ trợ và giúp đỡ người nghèo thoát nghèo cả dưới góc độ nghèo về vật chất, nghèo về con người và nghèo về xã hội. Các chính sách giảm nghèo đều hướng tới mục tiêu là nâng cao phúc lợi cho người nghèo, tăng cường các khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo. Qua đó, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, nhằm mục tiêu tổng quát xây dựng một đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Việc thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số có vai trò, ý nghĩa quan trọng, có tính định hướng trong việc giảm nhanh hộ nghèo đối với đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số, giải quyết các tệ nạn xã hội, bảo đảm phát triển bền vững.

- Thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc gắn với đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đưa vùng đồng bào dân tộc thiểu số cùng cả nước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số tập trung vào các vấn đề giáo dục - đào tạo, văn hóa, y tế... nhằm nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tạo tiền đề và các cơ hội để các dân tộc có đầy đủ điều kiện tham gia quá trình phát triển, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc.

- Chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số góp phần đảm bảo ổn định quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia,

củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)