Kinh nghiệm thực hiện chính sách giảm nghèo tại một số địa phương và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 45)

phƣơng và bài học kinh nghiệm trong thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh

1.5.1. Kinh nghiệm thực hiện chính sách giảm nghèo của huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh Hà, tỉnh Quảng Ninh

Huyện Đầm Hà là huyện miền núi, ven biển của tỉnh Quảng Ninh. Toàn huyện gồm có 10 đơn vị hành chính (09 xã và 01 thị trấn) với 76 thôn, bản, khu phố, dân tộc thiểu số chiếm 30,1%; 80% dân số sống bằng nghề nông; trình độ dân trí thấp, nguồn nhân lực hạn chế; số hộ nghèo chủ yếu tập trung ở một số xã vùng cao như Quảng Lâm, Quảng An, Quảng Lợi... Huyện đã xác định công tác giảm nghèo là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII quyết tâm phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 4%/năm, kết quả giảm nghèo từ 27,4% năm 2011 (2.272 hộ) xuốngcòn 6,34% (533 hộ) vào năm 2015.

Huyện Đầm Hà đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực để thực hiện có hiệu quả chính sách giảm nghèo trên địa bàn. Quan tâm chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước; phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, nâng cao ý thức tự giác của người dân, vai trò của cộng đồng và chính quyền cơ sở; trong đó, chú trọng nâng cao ý thức quyết tâm vươn lên thoát nghèo của người dân là yếu tố quyết định, cùng với sự hỗ trợ, giúp sức của cộng đồng để đảm bảo hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Huyện đã tích cực tuyên truyền, động viên người dân phát huy nội lực trong thực hiện công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội; giới thiệu các mô hình giảm nghèo có hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo; giúp các hộ chủ động vươn lên thoát nghèo, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại… Đồng thời, thực hiện lồng ghép chương trình giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình dự án, hỗ trợ về y tế, giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, trợ giúp pháp lý, các chính sách an sinh xã hội.

Từ năm 2011 - 2015, Huyện đã tổ chức 34 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 1.120 người; tổ chức 149 lớp tập huấn trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ hải sản cho 8.470 lượt người; thực hiện 30 mô hình, dự án trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trổng thuỷ hải sản với kinh phí gần 8,4 tỷ đồng... Bên cạnh đó, vận động ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" (500 triệu đồng/năm) để hỗ trợ nhà ở, khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí... cho hộ nghèo.

Huyện đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp, các chương trình dự án, hỗ trợ về phát triển sản xuất, y tế, giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, trợ giúp pháp lý, các chính sách an sinh xã hội. Trong 5 năm, huyện đã cấp hơn 45.000 lượt thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; khám, chữa bệnh cho hơn 33.000 lượt người; 100% hộ nghèo đều

được hỗ trợ tiền điện (3.722 hộ). Hỗ trợ sữa chữa, xây mới nhà ở cho 530 hộ với số tiền gần 13 tỷ đồng theo Quyết định 167; Ngân hàng Chính sách Xã hội đã cho 6.313 lượt hộ nghèo vay vốn ưu đãi với số tiền là hơn 550 tỷ để đầu tư cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả...

Với những giải pháp đa dạng, công tác giảm nghèo ở huyện Đầm Hà trong những năm qua đã thu được những kết quả quan trọng. Số hộ nghèo năm 2015 còn 483 hộ (4,85%), giảm hơn 1,49% so với kế hoạch đề ra. Công tác giảm nghèo đã thực sự giúp người dân có cơ hội phát triển sản xuất, nâng cao đời sống; tạo động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển và đẩy nhanh quá trình nông thôn mới ở địa phương.

1.5.2. Kinh nghiệm thực hiện chính sách giảm nghèo của huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Tam Đảo là huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc, với khoảng 80 nghìn dân, gồm 10 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 44,5%; có 03 xã thuộc vùng khó khăn (Bồ Lý, Yên Dương, Đạo Trù).

Huyện ủy, UBND huyện Tam Đảo đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững. Trong quá trình triển khai chỉ đạo thực hiện chương trình giảm nghèo, huyện Tam Đảo đã chỉ đạo các xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể để lồng ghép đưa các chương trình giảm nghèo vào nhiệm vụ công tác và triển khai kế hoạch chương trình giảm nghèo của Trung ương, tỉnh, huyện, xã xuống các khu dân cư.

Từ năm 2013 đến nay, đã có trên 9.000 người nghèo, trên 18.000 người cận nghèo, gần 14.000 người dân tộc thiểu số được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Từ năm 2011 đến nay, đã có 19 công trình nước sinh hoạt được xây dựng tại các xã khó khăn như Bồ Lý, Đại Đình, Minh Quang, Yên Dương… Năm 2017, toàn huyện giải quyết việc làm mới cho hơn 3.000 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng đạt 48%; tỷ lệ hộ nghèo còn 6,05%, giảm 1,18% so

với năm 2016. Thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng, huyện có 10.070 hộ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh với tổng dư nợ hơn 366 tỷ đồng, có 66 hộ được vay vốn đã thoát nghèo...

Huyện chỉ đạo các xã tiến hành điều tra từng thôn, từng hộ, qua đó tìm rõ nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ để có biện pháp hỗ trợ phù hợp. Nếu hộ nào thiếu vốn sẽ phối hợp với Ngân hàng Chính xã hội cho vay vốn thông qua các tổ vay vốn, thiếu việc làm sẽ tìm hoặc giới thiệu việc làm cho phù hợp với năng lực người lao động, những hộ thiếu kinh nghiệm, kiến thức về sản xuất sẽ cho tham gia học nghề, tập huấn… Huyện đã thành lập đội cộng tác viên công tác xã hội, thành viên là cán bộ của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; họ sẽ cùng với người nghèo ở địa phương tìm ra nguyên nhân và giải pháp để thoát nghèo bền vững. Đối với hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ về phát triển sản xuất như phân bón, cây trồng, kỹ thuật gieo trồng, chăn nuôi… Mỗi năm đồng bào dân tộc thiểu số được tham gia 5 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật; ngoài ra, những vùng này còn được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục… Trên địa bàn xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế cải thiện thu nhập cho hộ dân tộc thiểu số như mô hình trồng cây dược liệu ở Đại Đình, Đạo Trù, Tam Quan; chăn nuôi lợn siêu nạc ở Minh Quang; trồng rau, củ, quả chuyên canh ở Hồ Sơn, Hợp Châu...

Phát huy và khai thác điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch, huyện Tam Đảo đã thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Năm 2017, Tam Đảo đón trên 1,6 triệu lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, hành hương vãn cảnh với tổng doanh thu ước đạt trên 130 tỷ đồng. Trong đó thị trấn Tam Đảo đón trên 300 nghìn lượt khách, doanh thu ước đạt trên 115 tỷ đồng, bằng 100% so với cùng kỳ năm

2016; khu danh thắng Tây Thiên đón trên 1,3 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt gần 20 tỷ đồng, bằng 122% so với năm 2016.

Với những cách làm hiệu quả, chương trình giảm nghèo bền vững của huyện Tam Đảo đạt được những kết quả tích cực. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện năm 2017 giảm còn 7,24 %, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2016; tỷ lệ hộ cận nghèo giảm còn 13,3%, giảm 0,5% so với cùng kỳ, đời sống của người dân trên địa bàn ngày một được cải thiện và nâng cao.

1.5.3. Bài học kinh nghiệm rút ra trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Qua phân tích một số kinh nghiệm, mô hình giảm nghèo ở trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, xác định xóa đói giảm nghèo là một trong những chính sách

ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội; đưa mục tiêu giảm nghèo bền vững thành chỉ tiêu quan trọng trong phương hướng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong quá trình thực hiện phải tiến hành điều tra, khảo sát tình hình cụ thể từng địa bàn, rà soát từng nhóm đối tượng để trên cơ sở đó vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng nhóm đối tượng để đưa ra những mô hình giảm nghèo hiệu quả.

Thứ hai, phát huy vai trò “tự giảm nghèo bền vững”, “tự an sinh” của

những đối tượng thuộc hộ nghèo. Đây được xác định là một trong những vấn đề cốt lõi, quan trọng, đóng vai trò là chủ thể của chính sách giảm nghèo bền vững. Tăng cường tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức của hộ nghèo thấy được trách nhiệm trong việc giảm nghèo; tránh tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước và xã hội.

Thứ ba, đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn liền với thực hiện tốt chính

sách an sinh xã hội; phát triển kinh tế ổn định là cơ sở, tiền đề nguồn lực cho giảm nghèo bền vững.

Thứ tư, đẩy mạnh xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo, huy động sự tham gia của toàn xã hội trong công tác giảm nghèo; đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho công tác giảm nghèo; chủ động trong việc huy động nguồn lực tại chỗ cũng như lồng ghép với các nguồn lực khác gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn lực, bảo đảm đúng mục tiêu, đúng đối tượng, không thất thoát, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình.

Thứ năm, định kỳ hàng năm tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết để đánh

giá, rút kinh nghiệm quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo; trao đổi với các địa phương khác trong khu vực và cả nước để học tập những kinh nghiệm, sáng tạo. Kịp thời khen thưởng để động viên nhân tố tích cực; khắc phục những yếu kém, tồn tại để tổ chức thực hiện chính sách tốt hơn cho những năm tiếp theo.

Tiểu kết Chƣơng 1

Đói nghèo là vấn đề mang tính toàn cầu, diễn ra ở các mức độ khác nhau với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, không chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà còn tồn tại ngay ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Mỗi quốc gia đều có quan niệm riêng về đói nghèo tùy thuộc cách thức tiếp cận khác nhau; họ đưa ra các chỉ số, tiêu chí để xác định mức nghèo cụ thể. Đối với Việt Nam, xoá đói giảm nghèo được xác định là nhiệm vụ quan trọng và có tính chiến lược lâu dài trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách giảm nghèo, trong đó chú trọng các chính sách giảm nghèo đối với đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số.

Nội dung của Chương 1 đã khái quát những vấn đề cơ bản mang tính lý luận về đói nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện chính sách giảm nghèo và khung lý thuyết về quy trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số, một số bài học kinh nghiệm rút ra từ kinh nghiệm giảm nghèo của một số địa phương. Từ những nghiên cứu lý luận về giảm nghèo và thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số, bao gồm quy trình tổ chức thực hiện chính sách, những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách ở chương 1 sẽ là cơ sở, nền tảng để phân tích, đánh giá về thực trạng tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số được trình bày tại Chương 2.

Chương 2:

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH 2.1. Khái quát chung về huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh

2.1.1. Lịch sử hình thành, vị trí địa lý

Ngày 16/12/1919, châu Bình Liêu chính thức được thành lập. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng Bình Liêu được thành lập, châu Bình Liêu được đổi tên thành huyện Bình Liêu. Ngày 25/12/1950, huyện Bình Liêu hoàn toàn được giải phóng.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Bình Liêu

(Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh)

Bình Liêu là huyện miền núi, dân tộc, biên giới nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, có tọa độ địa lý từ 21026’15” đến 21039’50” vĩ độ Bắc và từ 107016’20” đến 107035’50” kinh độ Đông; cách thành phố Hạ Long - Thủ phủ

của tỉnh Quảng Ninh 108 km. Phía Bắc huyện có tuyến biên giới dài 42,999 km tiếp giáp với huyện Ninh Minh (thuộc thành phố Sùng Tả) và Khu Phòng Thành (thuộc thành phố Cảng Phòng Thành), Quảng Tây - Trung Quốc; phía Tây giáp với tỉnh Lạng Sơn; phía Đông giáp huyện Hải Hà; phía Nam giáp huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà (Quảng Ninh).

2.1.2. Điều kiện tự nhiên

Bình Liêu có cấu trúc địa hình đa dạng của miền núi cao thuộc cánh cung bình phong Đông Triều - Móng Cái; có một số đỉnh núi cao trên 1.000m so với mực nước biển như đỉnh Cao Ba Lanh (cao 1.113m), đỉnh Cao Xiêm (cao 1.330m). Tổng diện tích đất tự nhiên là 47.500 ha; trong đó, đất nông nghiệp 38.950ha, chiếm 81,98% tổng diện tích; đất phi nông nghiệp 1.642ha, chiếm 3,46%. Ngoài ra, còn một trữ lượng đất lớn chưa sử dụng là 6.916ha, chiếm 14,56% diện tích tự nhiên. Phần lớn đất chưa sử dụng là đồi núi bạc màu, có độ dốc lớn, bị chia cắt và xa khu dân cư. Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 34.683ha, chiếm 73,0% diện tích tự nhiên; trong đó, đất rừng phòng hộ là 14.524ha, rừng sản xuất là 20.159ha. Rừng tự nhiên có diện tích 2.616 ha, chủ yếu là rừng gỗ lá rộng. Rừng nghèo 839ha, chiếm 32,22% diện tích đất rừng tự nhiên, trữ lượng bình quân khoảng 50 - 70m3/ha. Rừng phục hồi 1767ha, chiếm 67,78% diện tích đất tự nhiên của huyện. Rừng trồng với tổng diện tích là 32.076 ha. Vì vậy, huyện có thế mạnh về phát triển kinh tế lâm nghiệp, phù hợp với nhiều loại cây như: Hồi, quế, trẩu, sở, sa mộc, thông, keo và một số cây ăn quả; phát triển chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò, dê... Khí hậu đặc trưng miền núi phân hóa theo độ cao, tạo ra những tiểu vùng sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới cùng nguồn nước ngầm phong phú với nhiều sông suối nhỏ, ngắn, nhiều thác ghềnh tạo nên cảnh quan hùng vĩ.

2.1.3. Điều kiện kinh tế

Bình Liêu là huyện nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và có đường biên giới trên đất liền 42,999 km

dài nhất tỉnh giáp với nước bạn Trung Quốc; đây là cơ hội phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Huyện là trên 10%/năm (nhiệm kỳ 2005 - 2010 đạt 11,15%/năm, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đạt 13%); cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ (năm 2017, nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 32,55%; tiểu thủ công nghiệp chiếm 19,13%;

thương mại và dịch vụ 48,33%,).

Bình Liêu có Khu kinh tế Cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn là nơi hội tụ tiềm năng để phát triển kinh tế biên mậu với nước bạn Trung Quốc; có vị trí quan trọng nằm trên tuyến “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” trong quan hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)