Bài học kinh nghiệm rút ra trong việc thực hiện chính sách giảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 49)

giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Qua phân tích một số kinh nghiệm, mô hình giảm nghèo ở trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, xác định xóa đói giảm nghèo là một trong những chính sách

ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội; đưa mục tiêu giảm nghèo bền vững thành chỉ tiêu quan trọng trong phương hướng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong quá trình thực hiện phải tiến hành điều tra, khảo sát tình hình cụ thể từng địa bàn, rà soát từng nhóm đối tượng để trên cơ sở đó vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng nhóm đối tượng để đưa ra những mô hình giảm nghèo hiệu quả.

Thứ hai, phát huy vai trò “tự giảm nghèo bền vững”, “tự an sinh” của

những đối tượng thuộc hộ nghèo. Đây được xác định là một trong những vấn đề cốt lõi, quan trọng, đóng vai trò là chủ thể của chính sách giảm nghèo bền vững. Tăng cường tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức của hộ nghèo thấy được trách nhiệm trong việc giảm nghèo; tránh tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước và xã hội.

Thứ ba, đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn liền với thực hiện tốt chính

sách an sinh xã hội; phát triển kinh tế ổn định là cơ sở, tiền đề nguồn lực cho giảm nghèo bền vững.

Thứ tư, đẩy mạnh xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo, huy động sự tham gia của toàn xã hội trong công tác giảm nghèo; đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho công tác giảm nghèo; chủ động trong việc huy động nguồn lực tại chỗ cũng như lồng ghép với các nguồn lực khác gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn lực, bảo đảm đúng mục tiêu, đúng đối tượng, không thất thoát, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình.

Thứ năm, định kỳ hàng năm tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết để đánh

giá, rút kinh nghiệm quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo; trao đổi với các địa phương khác trong khu vực và cả nước để học tập những kinh nghiệm, sáng tạo. Kịp thời khen thưởng để động viên nhân tố tích cực; khắc phục những yếu kém, tồn tại để tổ chức thực hiện chính sách tốt hơn cho những năm tiếp theo.

Tiểu kết Chƣơng 1

Đói nghèo là vấn đề mang tính toàn cầu, diễn ra ở các mức độ khác nhau với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, không chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà còn tồn tại ngay ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Mỗi quốc gia đều có quan niệm riêng về đói nghèo tùy thuộc cách thức tiếp cận khác nhau; họ đưa ra các chỉ số, tiêu chí để xác định mức nghèo cụ thể. Đối với Việt Nam, xoá đói giảm nghèo được xác định là nhiệm vụ quan trọng và có tính chiến lược lâu dài trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách giảm nghèo, trong đó chú trọng các chính sách giảm nghèo đối với đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số.

Nội dung của Chương 1 đã khái quát những vấn đề cơ bản mang tính lý luận về đói nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện chính sách giảm nghèo và khung lý thuyết về quy trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số, một số bài học kinh nghiệm rút ra từ kinh nghiệm giảm nghèo của một số địa phương. Từ những nghiên cứu lý luận về giảm nghèo và thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số, bao gồm quy trình tổ chức thực hiện chính sách, những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách ở chương 1 sẽ là cơ sở, nền tảng để phân tích, đánh giá về thực trạng tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số được trình bày tại Chương 2.

Chương 2:

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH 2.1. Khái quát chung về huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh

2.1.1. Lịch sử hình thành, vị trí địa lý

Ngày 16/12/1919, châu Bình Liêu chính thức được thành lập. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng Bình Liêu được thành lập, châu Bình Liêu được đổi tên thành huyện Bình Liêu. Ngày 25/12/1950, huyện Bình Liêu hoàn toàn được giải phóng.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Bình Liêu

(Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh)

Bình Liêu là huyện miền núi, dân tộc, biên giới nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, có tọa độ địa lý từ 21026’15” đến 21039’50” vĩ độ Bắc và từ 107016’20” đến 107035’50” kinh độ Đông; cách thành phố Hạ Long - Thủ phủ

của tỉnh Quảng Ninh 108 km. Phía Bắc huyện có tuyến biên giới dài 42,999 km tiếp giáp với huyện Ninh Minh (thuộc thành phố Sùng Tả) và Khu Phòng Thành (thuộc thành phố Cảng Phòng Thành), Quảng Tây - Trung Quốc; phía Tây giáp với tỉnh Lạng Sơn; phía Đông giáp huyện Hải Hà; phía Nam giáp huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà (Quảng Ninh).

2.1.2. Điều kiện tự nhiên

Bình Liêu có cấu trúc địa hình đa dạng của miền núi cao thuộc cánh cung bình phong Đông Triều - Móng Cái; có một số đỉnh núi cao trên 1.000m so với mực nước biển như đỉnh Cao Ba Lanh (cao 1.113m), đỉnh Cao Xiêm (cao 1.330m). Tổng diện tích đất tự nhiên là 47.500 ha; trong đó, đất nông nghiệp 38.950ha, chiếm 81,98% tổng diện tích; đất phi nông nghiệp 1.642ha, chiếm 3,46%. Ngoài ra, còn một trữ lượng đất lớn chưa sử dụng là 6.916ha, chiếm 14,56% diện tích tự nhiên. Phần lớn đất chưa sử dụng là đồi núi bạc màu, có độ dốc lớn, bị chia cắt và xa khu dân cư. Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 34.683ha, chiếm 73,0% diện tích tự nhiên; trong đó, đất rừng phòng hộ là 14.524ha, rừng sản xuất là 20.159ha. Rừng tự nhiên có diện tích 2.616 ha, chủ yếu là rừng gỗ lá rộng. Rừng nghèo 839ha, chiếm 32,22% diện tích đất rừng tự nhiên, trữ lượng bình quân khoảng 50 - 70m3/ha. Rừng phục hồi 1767ha, chiếm 67,78% diện tích đất tự nhiên của huyện. Rừng trồng với tổng diện tích là 32.076 ha. Vì vậy, huyện có thế mạnh về phát triển kinh tế lâm nghiệp, phù hợp với nhiều loại cây như: Hồi, quế, trẩu, sở, sa mộc, thông, keo và một số cây ăn quả; phát triển chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò, dê... Khí hậu đặc trưng miền núi phân hóa theo độ cao, tạo ra những tiểu vùng sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới cùng nguồn nước ngầm phong phú với nhiều sông suối nhỏ, ngắn, nhiều thác ghềnh tạo nên cảnh quan hùng vĩ.

2.1.3. Điều kiện kinh tế

Bình Liêu là huyện nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và có đường biên giới trên đất liền 42,999 km

dài nhất tỉnh giáp với nước bạn Trung Quốc; đây là cơ hội phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Huyện là trên 10%/năm (nhiệm kỳ 2005 - 2010 đạt 11,15%/năm, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đạt 13%); cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ (năm 2017, nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 32,55%; tiểu thủ công nghiệp chiếm 19,13%;

thương mại và dịch vụ 48,33%,).

Bình Liêu có Khu kinh tế Cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn là nơi hội tụ tiềm năng để phát triển kinh tế biên mậu với nước bạn Trung Quốc; có vị trí quan trọng nằm trên tuyến “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” trong quan hệ chiến lược Việt - Trung, là cầu nối giao lưu kinh tế, thương mại giữa các địa phương trong, ngoài tỉnh Quảng Ninh và Trung Quốc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, nâng cao đời sống nhân dân. Ngày 11/4/2012, cửa khẩu Hoành Mô được công nhận là cửa khẩu chính theo Quyết định số 417/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, Khu kinh tế Cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn được quy hoạch phát triển theo khu kinh tế đa ngành, là trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ, du lịch của vùng biên giới phía bắc Quảng Ninh.

Bên cạnh đó, Bình Liêu còn có lợi thế đặc biệt về phát triển du lịch với phong cảnh miền núi biên giới tươi đẹp, các di tích thắng cảnh như: Thác Khe Vằn, bãi "Đá thần" ở đỉnh Cao Ba Lanh, núi Cao Xiêm và các giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc...

Theo Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020, huyện Bình Liêu gồm có 07 xã thuộc diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020 gồm: Xã Đồng Văn, xã Đồng Tâm, xã Lục Hồn, xã Tình Húc, xã Vô Ngại, xã Húc Động, xã Hoành Mô [27].

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, kinh tế - xã hội của huyện đã có bước phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư xây dựng; tuy nhiên, chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế; tốc độ phát triển kinh tế giữa các xã, thị trấn trên địa bàn còn chưa đồng đều. Thu nhập bình quân đầu người của Huyện năm 2017 là 1.171,2USD, đạt khoảng 30% của Tỉnh và 50% so với cả nước. Bình Liêu là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo cao nhất tỉnh Quảng Ninh; theo kết quả Tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 cuối năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo của huyện chiếm 42,69%; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 23,21%, tỷ lệ hộ cận nghèo chiếm 19,48%.

2.1.4. Điều kiện xã hội (dân cư, trình độ dân trí, cơ cấu và thành phần dân tộc) dân tộc)

Bình Liêu có 08 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 01 thị trấn và 07 xã (trong đó có 06 xã biên giới) với 104 thôn bản, khu phố (trong đó có 89 thôn, bản biên giới). Đảng bộ huyện có 28 chi, đảng bộ cơ sở với hơn 2.000 đảng viên. Dân số toàn huyện tính đến cuối năm 2017 là 31.394 người. Bình Liêu là huyện đa dân tộc với trên 96% đồng bào dân tộc thiểu số, gồm 05 dân tộc chính (dân tộc Tày chiếm 55%, Dao chiếm 25,6%, Sán Chỉ chiếm 15,4%,

Kinh chiếm 3,7%, Hoa chiếm 0,3%); ngoài ra còn một số dân tộc khác như:

Sán Dìu, Nùng, Thái, Cao Lan, Mường... mới đến cư trú trong thời gian gần đây. Bình Liêu là địa phương cấp huyện có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao của Tỉnh và trong nhóm huyện có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao nhất của cả nước. Trình độ dân trí của dân cư, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số cơ bản là thấp, không đồng đều giữa các vùng; Bình Liêu có tỷ lệ người mù chữ cao nhất tỉnh. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt hậu, kém phát triển trong thời gian qua.

Trải qua những chặng đường lịch sử, đồng bào các dân tộc huyện Bình Liêu luôn đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau cùng đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, đánh bại nhiều kẻ thù xâm lược để bảo tồn cuộc sống. Qua đó, các dân tộc có sự giao thoa và ảnh hưởng lẫn nhau về phong tục, tập quán sản xuất, sinh hoạt văn hóa, làm cho đời sống văn hoá ở Bình Liêu có nhiều mảng màu, sắc thái khác nhau, tạo nên một bề dày văn hóa phóng phú, đa dạng, mang một bản sắc riêng. Người Bình Liêu luôn có ý thức tự tôn dân tộc, thể hiện rõ nét trong việc gìn giữ tiếng nói, trang phục truyền thống, các phong tục tập quán tốt đẹp và các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian của dân tộc mình. Những lễ, hội tiêu biểu hằng năm là Lễ hội Đình Lục Nà (từ ngày 15-17 tháng giêng âm lịch), Hội hát Soóng Cọ của dân tộc Sán Chỉ (ngày 15- 16/3 âm lịch), ngày lễ Kiêng gió của đồng bào dân tộc Dao (ngày 04/4 âm lịch), Hội Hoa Sở (tháng 11 - 12 dương lịch) các chợ phiên hằng tuần vào ngày chủ nhật. Đây là tiềm năng, thế mạnh để huyện phát triển kinh tế du lịch, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đời sống người dân được cải thiện đáng kể.

Lao động việc làm: Trong thời gian qua, Huyện đã quan tâm công tác đào tạo dạy nghề cho lao động, đặc biệt lao động nông thôn; thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà nước cho lao động trong và sau học nghề. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2017 là 52,35%; trong đó, số có bằng cấp chứng chỉ đạt 15,35%.

2.2. Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh

2.2.1. Thực trạng nghèo tại huyện Bình Liêu

2.2.1.1. Hiện trạng nghèo tại huyện Bình Liêu

Theo kết quả Tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020: Tổng số hộ dân cư trên địa bàn tính đến thời điểm điều tra, rà soát hộ nghèo cuối năm 2016 là 7.007 hộ [36].

Số hộ nghèo đầu kỳ năm 2016 là 3.089 hộ, tương đương với 44,31%. Số hộ nghèo cuối kỳ là 2.449 hộ, tương đương với 34,95%. Số hộ thoát nghèo tuyệt đối là 640/330 hộ, đạt 193,94% theo kế hoạch tỉnh giao và đạt 91,56% so với kế hoạch phấn đấu của huyện (hộ thoát nghèo là 752 hộ trừ đi hộ phát sinh nghèo mới là 112 hộ chủ yếu do ốm đau, bệnh nặng, tách nhập hộ). Như vậy, tỷ lệ hộ nghèo chung toàn huyện giảm 9,36% (từ 44,31% đầu năm giảm xuống 34,95% cuối năm 2016).

Số hộ cận nghèo đầu kỳ năm 2016 là 1.084 hộ, tương đương với 15,55%. Số hộ cận nghèo cuối kỳ là 1.229 hộ, tương đương với 17,54% (số hộ thoát cận nghèo là 364 hộ; hộ phát sinh cận nghèo mới là 561 hộ; số hộ cận nghèo rơi xuống nghèo là 52 hộ).

Có 2/8 đơn vị xã, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 50% (xã Đồng Văn 54,56%; Húc Động 55,82%). Thôn, bản vùng cao có tỷ lệ hộ nghèo cao từ 50% trở lên là 40/104 thôn, bản, khu phố, trong đó có 06 thôn, bản tỷ lệ hộ nghèo từ 90% trở lên (01 thôn Khe Và - xã Tình Húc tỷ lệ hộ nghèo 100%).

- Thực trạng hộ nghèo theo mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản: Tổng số hộ nghèo cuối năm 2016 chuyển sang năm 2017: 2.449 hộ, trong đó hộ nghèo chia theo mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm:

(1) Thiếu hụt về tiếp cận dịch vụ y tế (Hộ gia đình có người bị ốm đau dài ngày nhưng không đi khám chữa bệnh trong vòng 12 tháng) là 08 hộ = 08 đối tượng, chiếm 0,33%. Đây là đối tượng ốm đau dài ngày, đã hưởng chính sách bảo trợ xã hội (Đồng Văn 01; Hoành Mô 02; Đồng Tâm 02; Lục Hồn 02; Húc Động 01).

(2) Thiếu hụt tiếp cận bảo hiểm y tế (Hộ gia đình có ít nhất 01 thành viên từ 6 tuổi trở lên không có bảo hiểm y tế) là 06 hộ, chiếm 0,24% - chủ yếu là hộ nghèo phát sinh mới ở thị trấn nên chưa có thẻ bảo hiểm y tế (Thị trấn 03; Đồng Văn 01; Lục Hồn 02).

(3) Thiếu hụt về trình độ giáo dục người lớn (Hộ gia đình có ít nhất 01 thành viên từ 15 đến dưới 30 tuổi không tốt nghiệp trung học sơ sở và hiện không đi học) là 132 hộ = 132 người, chiếm 5,39% (Đồng Văn 45; Đồng Tâm 20; Lục Hồn 24; Tình Húc 17; Húc Động 26).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)