Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 84 - 87)

2.3. Đánh giá quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo với đồng bào dân tộc

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Bình Liêu là địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất tỉnh Quảng Ninh; tiềm lực kinh tế của huyện có hạn, đồng bào dân tộc thiểu số chủ

yếu sinh sống bằng sản xuất nông lâm nghiệp nên điểm xuất phát để phát triển kinh tế rất khó khăn.

- Huyện Bình Liêu chủ yếu là địa hình đồi núi hiểm trở, chia cắt phức tạp, giao thông đi lại còn khó khăn; điều kiện tự nhiên với các yếu tố về thời tiết như hạn hán, bão lũ... đã ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Bên cạnh đó, các dân tộc sinh sống trên địa bàn có đặc điểm văn hóa, lối sống, phong tục tập quán khác nhau do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung và triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo nói riêng.

- Trong thời gian qua, với sự khủng hoảng của nền kinh tế thế giới diễn ra trên diện rộng đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế Quảng Ninh nói chung cũng như huyện Bình Liêu nói riêng; chính sách biên mậu phía Trung Quốc thường xuyên thay đổi và ngày càng có xu hướng kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua cửa khẩu. Qua đó, gây khó khăn đến việc phát triển kinh tế biên mậu, ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan thì những bất cập, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo còn xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan sau:

- Năng lực quản lý, điều hành của chính quyền địa phương có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo; tuy nhiên, trên thực tế, hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước của một số chính quyền cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu công việc; còn tư tưởng nể nang, ngại va chạm.

- Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức và người đứng đầu cơ quan chưa thực sự năng động, sáng tạo trong việc đề ra giải pháp, hình thức chỉ đạo; chưa quyết liệt trong tổ chức thực hiện và điều hành cũng như trong việc

phối hợp giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh; còn lúng túng trong việc cụ thể hóa chủ trương, kế hoạch thành chương trình của ngành, địa phương. Đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở thường xuyên biến động, trình độ chuyên môn còn hạn chế; ý thức của một số cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn còn chưa cao; chưa thực hiện hết chức trách nhiệm vụ được giao nên ảnh hưởng đến kết quả triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo.

- Công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình giảm nghèo chưa thường xuyên, mang tính hình thức, chủ yếu thông tin đến người dân về các quyền lợi của người nghèo được hưởng, ít chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về cách làm giàu chính đáng, đẩy mạnh phát triển kinh tế, vận dụng những cách làm hay, mô hình hiệu quả để phấn đấu thoát nghèo.

- Một bộ phận người dân tộc thiểu số, đặc biệt sinh sống ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa chưa nỗ lực vươn lên tự thoát nghèo, bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa, còn tâm lý tự ti, mặc cảm. Do quá nhiều chính sách hỗ trợ dẫn đến một số gia đình còn ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Một số dân tộc còn tồn tại những hủ tục tập quán lạc hậu như tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, sinh nhiều con, cúng bái… nên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tình trạng nghèo ngày càng trầm trọng hơn.

- Nguồn lực huy động cho thực hiện chính sách giảm nghèo chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Nguồn thu ngân sách của huyện còn thấp, việc huy động nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo từ sự đóng góp của doanh nghiệp, cộng đồng dân cư còn ít.

- Công tác điều tra, rà soát, bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo tại một số xã còn chưa chính xác dẫn đến việc thực hiện chính sách khó khăn, có trường hợp hỗ trợ không đúng đối tượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)