Quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 90 - 95)

3.1. Phương hướng thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc

3.1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về thực

về thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số

3.1.1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng về thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước và là sự nghiệp của toàn dân. Công tác xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, nâng cao mức sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình hoạt động của cấp uỷ, chính quyền các cấp, đòi hỏi phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể và đồng bộ của các cấp chính quyền, sự phối hợp tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; đồng thời, phải phát huy vai trò làm chủ của người dân từ khâu xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá hiệu quả của chương trình. Xóa đói, giảm nghèo vừa nâng cao chất lượng nguồn lực cho sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc; vừa góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội; giảm bớt chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư; vừa thể hiện rõ bản chất tốt đẹp của xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang hướng tới, dù mới chỉ ở thời kỳ quá độ.

Qua các kỳ đại hội, quan điểm của Đảng về xóa đói, giảm nghèo, giảm nghèo bền vững từng bước được xác lập, làm rõ và hiện thực hóa trên thực tế

qua sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này được thực hiện thông qua việc ban hành các chính sách hướng tới các đối tượng bị thua thiệt, áp dụng cho những vùng, miền chịu nhiều khó khăn, không thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội do thiên tai, xa các trung tâm kinh tế - xã hội; bằng các biện pháp đầu tư, các chủ trương, chính sách ưu đãi. Các nguồn lực cho xóa đói, giảm nghèo từ ngân sách nhà nước, từ các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (năm 2016), đã nhấn mạnh: “Đổi mới chính sách giảm nghèo theo hướng tập trung, hiệu quả và tiếp cận phương pháp đo lường nghèo đa chiều nhằm bảo

đảm an sinh xã hội cơ bản và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản”[7]. Đảng ta

đã chỉ rõ phải đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nhất là các vùng đặc biệt khó khăn và có chính sách đặc thù để giảm nghèo nhanh hơn trong đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng các giải pháp tạo điều kiện và khuyến khích các hộ nghèo, cận nghèo phấn đấu tự vươn lên thoát nghèo bền vững; đổi mới chính sách giảm nghèo theo hướng tập trung, hiệu quả và tiếp cận phương pháp đo lường nghèo đa chiều nhằm bảo đảm an sinh xã hội cơ bản và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Quan điểm lãnh đạo của Đảng khi áp dụng phương pháp đo lường nghèo đa chiều, “tiếp cận chuẩn nghèo theo phương pháp tiếp

cận đa chiều” - nghèo được đo lường không chỉ bằng tiêu chí thu nhập mà

còn bằng cả nhóm tiêu chí phi thu nhập trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững với mục đích tác động tốt hơn, toàn diện hơn đến người nghèo, giúp bảo đảm mức sống tối thiểu, đồng thời đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân, từng bước giảm nghèo bền vững.

3.1.1.2. Chính sách của Nhà nước về thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Xác định xóa đói giảm nghèo vừa là mục tiêu, vừa là tiền đề, điều kiện và thước đo của sự phát triển bền vững, là yếu tố cơ bản bảo đảm công bằng

xã hội. Trong thời gian qua, trên cơ sở những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về xóa đói, giảm nghèo; chương trình xóa đói giảm nghèo được thực hiện thông qua việc lồng ghép với các chương trình kinh tế - xã hội khác, bao gồm các chính sách ổn định và phát triển kinh tế, chính trị, lao động việc làm; phát triển y tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, kế hoạch hóa gia đình, phát triển kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường... Chính sách, chương trình xóa đói giảm nghèo ở nước ta không chỉ ở các chương trình cụ thể mà còn được thể hiện trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả các tỉnh, huyện, xã, vùng, miền như chương trình đầu tư phát triển hàng năm, 5 năm của Nhà nước, của các địa phương. Do vậy, chính sách xóa đói giảm nghèo là tổng hòa các chính sách được kết tinh trong hầu hết các chính sách của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng dân cư. Các chính sách xóa đói giảm nghèo được triển khai đồng bộ ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương với nguồn kinh phí huy động từ Chính phủ, cộng đồng và các tổ chức quốc tế.

Trong điều kiện tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, cả nước tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo theo hướng bền vững, tăng cường khả năng tiếp cận của đối tượng thụ hưởng và sự tham gia của người nghèo; tập trung chỉ đạo đẩy mạnh mục tiêu giảm nghèo bền vững. Quốc hội thông qua Nghị quyết về hai Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 là Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình xây dựng nông thôn mới (giảm từ 16 Chương trình xuống còn 2 Chương trình mục tiêu) để dành nguồn lực đầu tư tập trung, bảo đảm giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, tăng thu nhập của người nghèo.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách rất quan trọng cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi với mục tiêu thực hiện tốt

chủ trương, giải pháp lớn về đại đoàn kết các dân tộc, quan tâm đầu tư phát triển toàn diện vùng dân tộc thiểu số và miền núi, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc; điển hình là Chương trình 135, Chương trình 30a và Nghị quyết 80. Hiện nay, Chính phủ đã gộp tất cả lại trong một chương trình là “Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020” (Theo Quyết định 1722-QĐ/TTg, ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ) với một đầu mối quản lý chung nhất là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Mục tiêu của Chương trình quốc gia giảm nghèo bền vững đến năm 2020:

- Mục tiêu tổng quát: Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết Quốc hội đề ra [29].

- Mục tiêu cụ thể: Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1% - 1,5%/năm (riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm; hộ nghèo dân tộc thiểu số 3% - 4%/năm) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015 (riêng hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn, hộ nghèo dân tộc thiểu số tăng gấp 2 lần). Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ

theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như giao thông, trường học, trạm y tế, thủy lợi nhỏ, nước sinh hoạt; tạo điều kiện để người dân tham gia thực hiện các hoạt động của Chương trình để tăng thu nhập thông qua tạo việc làm công nhằm phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện tiếp cận thị trường [29].

Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 bao gồm 5 dự án thành phần:

Dự án 1: Chương trình 30a (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ

trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện).

Dự án 2: Chương trình 135 (do Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với

các bộ, ngành liên quan hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện).

Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng

mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135 (do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện).

Dự án 4: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin (do Bộ Thông tin và

Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện).

Dự án 5: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương

trình (do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện).

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020).

Chính phủ cũng đã ban hành các chính sách đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó đáng chú ý là các chính sách: Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020 (tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020); Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 - 2025 (tại Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số ít người giai đoạn 2016 - 2025); Chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn (tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 về Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn). Ngoài các chính sách trên, Chính phủ cũng đã ban hành chính sách Bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020 (tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020) và Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030; Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)