1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách giảm nghèo đối vớ
1.4.3. Yếu tố tổ chức bộ máy ảnh hưởng thực hiện chính sách giảm nghèo
nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Tổ chức bộ máy ảnh hưởng quan trọng đến quá trình thực hiện chính sách. Thông thường, thực hiện chính sách đòi hỏi sự tham gia của một số cơ quan, tổ chức nhất định để biến đổi mục tiêu chính sách thành hành động. Đối với việc thực hiện chính sách giảm nghèo có sự tham gia của cơ quan nhà nước ở Trung ương đến địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tầng lớp dân cư trên địa bàn... Trong đó, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong thực hiện chính sách giảm nghèo.
Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò đề ra chủ trương tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, đưa các vùng dân tộc này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển.
Cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương: Chính sách giảm nghèo được thực hiện theo cơ chế phối hợp liên ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị; theo đó, đối với các cơ quan ở Trung ương thực hiện việc phân công trách nhiệm, xây dựng cơ chế chính sách và hướng dẫn địa phương thực hiện. Cấp chính quyền địa phương sẽ ban hành các văn bản chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; tiến hành phân công, phân cấp trách nhiệm, tổ chức thực hiện rõ ràng để phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc tham gia, giám sát thực hiện chính sách giảm nghèo.
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội như: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn Lao động... đóng vai trò là các cơ quan thực hiện tuyên truyền việc thực hiện chính sách giảm nghèo đến toàn đoàn viên, hội viên; vận động nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện có hiệu quả chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
1.4.4. Yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số
- Vị trí địa lý: Vị trí địa lý ảnh hưởng đến vấn đề đói nghèo, đặc biệt đối
với các vùng miền núi, tập trung chủ yếu dân tộc thiểu số sinh sống. Với địa hình đồi núi cao, hiểm trở, giao thông đi lại không thuận tiện sẽ gây khó khăn cho việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, tiếp cận với khoa học công nghệ, tiếp cận các dịch vụ xã hội; đời sống của người dân chủ yếu sống theo phương thức sản xuất sinh hoạt lạc hậu, kinh tế chủ yếu tự cung, tự cấp dẫn đến việc thực hiện chính sách giảm nghèo là vấn đề trở ngại.
- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt: Mức độ nghèo đói thường có quan hệ
mật thiết với điều kiện tự nhiên. Đa số người nghèo sống bằng nghề nông nên dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, điều kiện thời tiết không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, khả năng đối phó và khắc phục rủi ro từ thời tiết của
người nghèo rất kém do nguồn thu nhập thấp, bấp bênh và khả năng tích lũy kém nên họ khó có khả năng chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống (mất mùa, thiên tai, mất nguồn lao động, mất sức khỏe...). Tình trạng thiếu đất sản xuất, thoái hoá đất đai và tài nguyên rừng ở miền núi ngày càng gia tăng. Địa hình miền núi có độ dốc lớn, dòng chảy mạnh và do rừng bị tàn phá nên hiện nay đất bị xói mòn, sụt lở, lũ quét, lũ ống, xảy ra liên tục, thường xuyên, ảnh hưởng trực tiếp đế sản xuất và đời sống của đồng bào các dân tộc.
- Nguồn lực tài chính: Chính sách giảm nghèo muốn triển khai thực
hiện được phải có nguồn lực tài chính; vì vậy, phải đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời; tăng cường huy động vốn từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, các nguồn huy động đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng.
- Cơ sở hạ tầng: Những điều kiện về tự nhiên khó khăn của miền núi
phản ánh trong hệ thống giao thông kém phát triển. Địa hình cao, dốc và bị chia cắt lớn làm cho việc xây dựng đường sá khó khăn và tốn kém. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng thiếu, không đồng bộ đã và đang kìm hãm khả năng hoạt động thương mại ở miền núi, làm cho miền núi luôn ở tình trạng nghèo đói. Để phát triển kinh tế - xã hội ở các khư vực này cần từng bước phát triển cơ sở hạ tầng gắn với ổn định các khu dân cư, ưu tiên làm đường giao thông để tạo điều kiện phát triển kinh tế hàng hoá…
- Chính sách sử dụng, đãi ngộ đối với đồng bào dân tộc thiểu số: Đảng
và Nhà nước ta đã thực hiện chính sách ưu tiên trong việc sử dụng và đãi ngộ đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số như chính sách tiền lương, phụ cấp...; một mặt, sử dụng đan xen giữa cán bộ dân tộc đa số và cán bộ dân tộc thiểu số
nhằm tăng cường sự hỗ trợ nhau nâng cao năng lực và hiệu quả công tác; mặt khác, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ tại chỗ cho từng vùng và từng dân tộc, thực hiện các chính sách ưu đãi đối với cán bộ dân tộc thiểu số công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa.
- Trình độ dân trí thấp được xác định là nguyên nhân cơ bản và chủ yếu
cản trở sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nói chung và trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo nói riêng. Trình độ học vấn thấp đã hạn chế việc tiếp thu các kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến của đội ngũ cán bộ, làm chậm quá trình thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu của người dân, trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chính sách. Trình độ dân trí thấp sẽ dẫn đến một bộ phận người dân chưa nhận thức đúng về vấn đề giảm nghèo, có tâm lý không muốn thoát nghèo, trông chờ, ỷ lại để được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước; nhiều hộ nghèo sau khi nhận được hỗ trợ thì không lo làm ăn phát triển kinh tế dẫn đến không thoát nghèo hoặc đã thoát nghèo nhưng lại tái nghèo. Thực tế cho thấy, người nghèo thường có trình độ học vấn tương đối thấp, thiếu kỹ năng làm việc, thiếu kinh nghiệm sản xuất, họ thường không có giải pháp để tự thoát nghèo. Với trình độ dân trí thấp, tự ti, kém năng động lại không được tiếp cận cách thức sản xuất dẫn đến nhiều hộ nghèo rơi vào cảnh nghèo triền miên, đặc biệt là các hộ vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Phong tục tập quán, lối sống của đồng bào dân tộc thiểu số cũng được
xác định là một trong những yếu tố gây trở ngại đối với việc thực hiện chính sách giảm nghèo. Những hủ tục tập quán lạc hậu của đồng bào dân tộc làm cho tình trạng nghèo đói xảy ra thường xuyên. Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo đòi hỏi phải luôn tôn trọng phong tục, tập quán, đặc điểm tâm lý, văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số, có như vậy việc thực hiện chính sách giảm nghèo mới đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.
- Môi trường an ninh, trật tự được đảm bảo sẽ tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như tác động hiệu quả đến việc triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo nói riêng. Thực tế cho thấy rõ những nơi nào mà tệ nạn xã hội gia tăng, tình hình an ninh trật tự xã hội không đảm bảo thì khó có sự phát triển kinh tế nói chung và sự phát triển của người nghèo nói riêng.
- Quy mô và cơ cấu gia đình: Các hộ nghèo chủ yếu là các hộ gia đình
có quy mô lớn, tình trạng sinh đẻ không kế hoạch, sinh nhiều con, sinh quá dày ở các cặp vợ chồng trẻ là khá phổ biến. Chính vì vậy, đã làm cho cuộc sống gia đình họ gặp rất nhiều khó khăn, thu nhập của họ không đủ trang trải cuộc sống thiết yếu hàng ngày, không thể có được các khoản tích luỹ và do vậy việc thoát khỏi nghèo đói trở thành vấn đề khó khăn, họ sống chủ yếu dựa vào trợ cấp của Nhà nước, không có ý thức vươn lên thoát nghèo, điều này đã cản trở tới quá trình triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo.