1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách giảm nghèo đối vớ
1.4.1. Yếu tố thể chế ảnh hưởng quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo
trong thời gian dài và có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, vì thế kết quả tổ chức thực hiện chính sách cũng sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Nắm chắc được các yếu tố tác động, người chỉ đạo, điều hành có thể thúc đẩy những yếu tố tích cực, ngăn chặn hay hạn chế các yếu tố tác động tiêu cực đến việc tổ chức thực hiện chính sách; đồng thời, có thể tạo lập môi trường thuận lợi cho các yếu tố đó vận động phù hợp với yêu cầu định hướng. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số bao gồm:
1.4.1. Yếu tố thể chế ảnh hưởng quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Yếu tố thể chế ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo là việc ban hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan thực hiện chính sách giảm nghèo. Đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo được Đảng ta xác định là nhiệm vụ trọng điểm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đảng ta đã có cách nhìn ngày càng toàn diện và đưa ra những chủ trương, biện pháp thiết thực để xoá đói giảm nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo trên cơ sở tiến hành đồng bộ các giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng gắn liền với phát triển văn hoá - xã hội; chú trọng đẩy mạnh việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường trợ giúp với đối tượng yếu thế; tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình kinh tế - xã hội, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Thực tiễn những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đã có những chính sách, giải
pháp tương đối đồng bộ, hiệu quả tập trung giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo và hạn chế phân hoá giàu nghèo mang tầm quốc gia được quốc tế ủng hộ và đánh giá cao. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách cụ thể hỗ trợ người nghèo như: Hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ kinh phí cho đồng bào vùng cao bảo vệ rừng, hỗ trợ về giáo dục, nhà ở, nước sạch, bảo hiểm y tế… Thông qua các chương trình xoá đói giảm nghèo, nhiều hộ gia đình thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu, góp phần hạn chế phân hoá giàu nghèo, thực hiện công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội. Các chính sách đối với dân tộc thiểu số được thực hiện đồng bộ và có hiệu quả góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, đời sống vật chất và tinh thần, truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc; bảo đảm cho đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận dịch vụ cơ bản; sản xuất nông, lâm nghiệp vùng dân tộc và miền núi có nhiều chuyển biến tích cực...
Tuy nhiên, do có quá nhiều chính sách giảm nghèo dẫn đến nguồn lực bị phân tán, hiệu quả tác động đến đối tượng thụ hưởng chưa cao, chưa rõ nét; việc chậm hướng dẫn, sửa đổi một số chính sách đã gây khó khăn cho các địa phương trong việc tổ chức thực hiện, điều đó đòi hỏi trong quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện mục tiêu giảm nghèo, các bộ, ngành Trung ương cần nghiên cứu, đánh giá, đề xuất cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi, tích hợp các chính sách giảm nghèo bảo đảm tính hệ thống, hạn chế dàn trải, tạo sự tác động rõ rệt hơn đến đời sống của người nghèo, bảo đảm để người dân tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản theo quy định của pháp luật.