Thực trạng nghèo tại huyện Bình Liêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 56 - 73)

2.2. Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc

2.2.1. Thực trạng nghèo tại huyện Bình Liêu

2.2.1.1. Hiện trạng nghèo tại huyện Bình Liêu

Theo kết quả Tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020: Tổng số hộ dân cư trên địa bàn tính đến thời điểm điều tra, rà soát hộ nghèo cuối năm 2016 là 7.007 hộ [36].

Số hộ nghèo đầu kỳ năm 2016 là 3.089 hộ, tương đương với 44,31%. Số hộ nghèo cuối kỳ là 2.449 hộ, tương đương với 34,95%. Số hộ thoát nghèo tuyệt đối là 640/330 hộ, đạt 193,94% theo kế hoạch tỉnh giao và đạt 91,56% so với kế hoạch phấn đấu của huyện (hộ thoát nghèo là 752 hộ trừ đi hộ phát sinh nghèo mới là 112 hộ chủ yếu do ốm đau, bệnh nặng, tách nhập hộ). Như vậy, tỷ lệ hộ nghèo chung toàn huyện giảm 9,36% (từ 44,31% đầu năm giảm xuống 34,95% cuối năm 2016).

Số hộ cận nghèo đầu kỳ năm 2016 là 1.084 hộ, tương đương với 15,55%. Số hộ cận nghèo cuối kỳ là 1.229 hộ, tương đương với 17,54% (số hộ thoát cận nghèo là 364 hộ; hộ phát sinh cận nghèo mới là 561 hộ; số hộ cận nghèo rơi xuống nghèo là 52 hộ).

Có 2/8 đơn vị xã, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 50% (xã Đồng Văn 54,56%; Húc Động 55,82%). Thôn, bản vùng cao có tỷ lệ hộ nghèo cao từ 50% trở lên là 40/104 thôn, bản, khu phố, trong đó có 06 thôn, bản tỷ lệ hộ nghèo từ 90% trở lên (01 thôn Khe Và - xã Tình Húc tỷ lệ hộ nghèo 100%).

- Thực trạng hộ nghèo theo mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản: Tổng số hộ nghèo cuối năm 2016 chuyển sang năm 2017: 2.449 hộ, trong đó hộ nghèo chia theo mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm:

(1) Thiếu hụt về tiếp cận dịch vụ y tế (Hộ gia đình có người bị ốm đau dài ngày nhưng không đi khám chữa bệnh trong vòng 12 tháng) là 08 hộ = 08 đối tượng, chiếm 0,33%. Đây là đối tượng ốm đau dài ngày, đã hưởng chính sách bảo trợ xã hội (Đồng Văn 01; Hoành Mô 02; Đồng Tâm 02; Lục Hồn 02; Húc Động 01).

(2) Thiếu hụt tiếp cận bảo hiểm y tế (Hộ gia đình có ít nhất 01 thành viên từ 6 tuổi trở lên không có bảo hiểm y tế) là 06 hộ, chiếm 0,24% - chủ yếu là hộ nghèo phát sinh mới ở thị trấn nên chưa có thẻ bảo hiểm y tế (Thị trấn 03; Đồng Văn 01; Lục Hồn 02).

(3) Thiếu hụt về trình độ giáo dục người lớn (Hộ gia đình có ít nhất 01 thành viên từ 15 đến dưới 30 tuổi không tốt nghiệp trung học sơ sở và hiện không đi học) là 132 hộ = 132 người, chiếm 5,39% (Đồng Văn 45; Đồng Tâm 20; Lục Hồn 24; Tình Húc 17; Húc Động 26).

(4) Thiếu hụt về tình trạng đi học của trẻ em (Hộ gia đình có ít nhất 01 thành viên từ 5 đến dưới 15 tuổi hiện không đi học) là 12 hộ =12 người, chiếm 0,49% (Đồng Văn: 04; Lục Hồn: 05; Tình Húc: 02; Húc Động: 01).

(5) Thiếu hụt về chất lượng nhà ở (Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ) là 1.472 hộ, chiếm 60,11% (Thị trấn: 01; Đồng Văn: 231; Hoành Mô: 199; Đồng Tâm: 219; Lục Hồn: 341; Tình Húc: 161; Vô Ngại: 221; Húc Động: 99).

(6) Thiếu hụt về diện tích nhà ở (Diện tích nhà ở bình quân dưới 8m2/người) là 829 hộ, chiếm 33,85%. (Thị trấn: 01; Đồng Văn: 54; Hoành Mô: 107; Đồng Tâm: 37; Lục Hồn: 136; Tình Húc: 156; Vô Ngại: 308; Húc Động: 30).

(7) Thiếu hụt về nước sạch (Hộ gia đình không được tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh) là 144 hộ, chiếm 5,88%.(Đồng Văn: 48; Hoành Mô: 08; Đồng Tâm: 03; Lục Hồn: 48; Tình Húc: 37).

(8) Thiếu hụt về vệ sinh (Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh) là 2.141 hộ, chiếm 87,42%.(Thị trấn: 1; Đồng Văn: 215; Hoành Mô: 204; Đồng Tâm: 364; Lục Hồn: 502; Tình Húc: 220; Vô Ngại: 309; Húc Động: 326).

(9) Thiếu hụt về Sử dụng dịch vụ viễn thông (Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và Internet) là 85 hộ, chiếm 3,47%. (Đồng Văn: 12; Hoành Mô: 09; Đồng Tâm: 08; Lục Hồn: 19; Tình Húc: 12; Vô Ngại: 14; Húc Động: 11).

(10) Thiếu hụt về tài sản phục vụ tiếp cận thông tin (Hộ gia đình không có ti vi, đài (radio), máy tính và không nghe được loa đài truyền thanh của

xã/thôn) là 236 hộ, chiếm 9,64%. (Đồng Văn: 135; Hoành Mô: 05; Đồng Tâm: 05; Lục Hồn: 58; Tình Húc: 26; Vô Ngại: 01; Húc Động: 06).

- Thực trạng hộ nghèo theo các nhóm đối tượng: Tổng số hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 tính đến cuối năm 2016 là: 2.449 hộ, trong đó: Hộ nghèo là dân tộc thiểu số là 2.384 hộ, chiếm 97,35%. Hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội là 303 hộ, chiếm 12,37%. Hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách ưu đãi người có công là 51 hộ, chiếm 2,08%. Hộ nghèo không có sức lao động là 121 hộ/2.449 hộ, chiếm 2,02%. Trong đó có 115 thành viên thuộc hộ nghèo chưa hưởng trợ cấp nào (kèm

theo Biểu 2.2) [36].

2.2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo trên địa bàn

- Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bình Liêu chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, phương thức sản xuất truyền thống tự cung, tự cấp với giá trị kinh tế thấp. Trong phát triển kinh tế còn chưa dám mạnh dạn vay vốn đầu tư mở rộng phát triển kinh tế gia đình mà chủ yếu chỉ sản xuất nông nghiệp (cấy lúa, trồng màu) đơn thuần, giá trị sản phẩm và năng suất các loại cây trồng, vật nuôi còn thấp, thiếu tính cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, đồng bào dân tộc thiểu số chưa có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ sản xuất nông nghiệp như khuyến nông, khuyến ngư, ít chú trọng tới công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi, cây trồng, bởi vậy rủi ro cao khi gặp thời tiết bất lợi và dịch bệnh phát sinh.

- Đồng bào dân tộc thiểu số là những người thường có trình độ học vấn thấp, ít cơ cơ hội kiếm được việc làm tốt và ổn định; mức thu nhập của họ hầu như chỉ đủ để đảm bảo cho nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu và không có điều kiện nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát nghèo; vì vậy, cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn, họ khó có khả năng vươn lên thoát nghèo.

- Trình độ học vấn thấp và phong tục tập quán của dân tộc ảnh hưởng đến việc giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái... Tình trạng sinh đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của đói nghèo; quy mô gia đình đông con tạo thành áp lực đối với vấn đề giải quyết việc làm và giảm nghèo. Chất lượng nguồn nhân lực thấp, phần lớn lao động nông thôn chưa qua đào tạo nghề (ngắn, dài hạn) mà chủ yếu là lao động phổ thông, do đó việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, dẫn đến thu nhập đồng bào dân tộc thiểu số thấp.

- Với đặc trưng của huyện miền núi bị chia cắt bởi địa hình đồi núi; hệ thống cơ sở hạ tầng đầu tư còn thiếu tính đồng bộ cho nên khả năng tiếp cận với những dịch vụ xã hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật... còn hạn chế, khả năng thoát khỏi cảnh nghèo đói của họ trở nên phức tạp hơn. Đa phần các hộ nghèo, người nghèo còn nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước, đặc biệt có nhiều hộ không có khả năng thoát nghèo (có người già yếu, cô đơn, không có con cháu, có người tàn tật nặng, người tâm thần…).

- Do ảnh hưởng của tình hình thời tiết, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nên dễ bị bị ảnh hưởng bởi thiên tai, điều kiện thời tiết không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Khả năng đối phó và khắc phục rủi ro của đồng bào dân tộc thiểu số rất kém nên họ khó có khả năng chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống, điều này làm cho cuộc sống của người dân bất ổn và vấn đề nghèo càng trầm trọng hơn.

Theo số liệu thống kê cuối năm 2016, một số nguyên nhân chính dẫn đến nghèo của 2.449 hộ nghèo được chia theo nguyên nhân chính dẫn đến nghèo gồm: Thiếu vốn sản xuất: 925 hộ; Thiếu đất sản xuất: 482 hộ; Thiếu phương tiện sản xuất: 249 hộ; Có lao động nhưng thiếu việc làm: 213 hộ; Không biết cách làm ăn, cách tổ chức cuộc sống: 320 hộ; Thiếu lao động và đông người ăn theo: 291 hộ; Trong gia đình có người già cả: 112 hộ; Tai nạn

rủi ro: 24 hộ; Trong gia đình có người tàn tật nặng, ốm đau thường xuyên: 55 hộ; Gia đình chây lười lao động: 22 hộ; Có nợ nhiều kéo dài: 06 hộ (Kèm theo Biểu 2.1).

2.2.2. Quy trình thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh

2.2.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Trong thời gian qua, việc thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số đã được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện quan tâm, coi đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng và được đặt trong Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung của Huyện. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã đưa chỉ tiêu giảm nghèo vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXVI (nhiệm kỳ 2010 - 2015), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXVII (nhiệm kỳ 2015 - 2020) và Nghị quyết phương hướng nhiệm vụ hàng năm; Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện cụ thể hóa tại Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và Ủy ban nhân dân (UBND) huyện xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Chỉ đạo các ngành, đoàn thể và xã, thị trấn thực hiện chương trình giảm nghèo, từng thời điểm ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan về giảm nghèo, tạo tính thống nhất trong chỉ đạo triển khai thực hiện.

Trên cơ sở bám sát các quy định của nhà nước, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh Quảng Ninh, hướng dẫn của các sở, ngành liên quan, đặc biệt Chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững từ năm 2011 đến năm 2020; Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, Huyện đã căn cứ

vào tình hình thực tế của địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách giảm nghèo, đã ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện nhằm đạt được mục tiêu Nghị quyết đã đề ra.

Một số văn bản chỉ đạo về thực hiện chính sách giảm nghèo được ban hành như:

- Kế hoạch số 195/KH-UBND ngày 21/3/2011 của UBND huyện về kế hoạch giảm nghèo năm 2011.

- Kế hoạch số 119/KH-UBND ngày 20/02/2012 của UBND huyện về kế hoạch tổng kết chương trình giảm nghèo năm 2011 và triển khai nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo năm 2012.

- Kế hoạch số 158/KH-UBND ngày 24/2/2014 của UBND huyện Bình Liêu về Kế hoạch chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Bình Liêu năm 2014.

- Kế hoạch số 1031/KH-UBND ngày 06/10/2014 của UBND huyện Bình Liêu về Kế hoạch điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có thu nhập bình quân bằng 150% chuẩn nghèo trên địa bàn huyện cuối năm 2014.

- Kế hoạch số 640/KH-UBND ngày 04/6/2015 của UBND huyện về việc thực hiện hoạt động truyền thông và giám sát đánh giá chương trình giảm nghèo năm 2015.

- Kế hoạch số 922/KH-UBND ngày 29/6/2016 của UBND huyện về triển khai đăng ký phấn đấu thoát nghèo, thoát cận nghèo năm 2016 và giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn xã, thị trấn.

- Kế hoạch số 279/KH-UBND ngày 21/02/2017 của UBND huyện về kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo năm 2017 trên địa bàn huyện Bình Liêu.

- Kế hoạch số 1745/KH-UBND ngày 25/8/2017 của UBND huyện về kế hoạch điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2017 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.

- Kế hoạch số 2457/KH-UBND ngày 05/12/2017 của UBND huyện về Kế hoạch tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2017...

Kế hoạch thực hiện chính sách giảm nghèo được xây dựng và triển khai đến các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện. Trên cơ sở đó, giao chỉ tiêu phấn đấu giảm nghèo cho các xã, thị trấn làm căn cứ để cụ thể hóa thành kế hoạch của từng đơn vị đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế. Nhìn chung, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chính sách giảm nghèo và kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo của các cơ quan, đơn vị đảm bảo đúng tiến độ, cơ bản bám sát với mục tiêu và nội dung của chính sách. Tuy nhiên, một số văn bản hướng dẫn về triển khai thực hiện chính sách cũng như kế hoạch tổ chức thực hiện ban hành còn chưa kịp thời và phù hợp với những điều kiện về nguồn lực của địa phương.

2.2.2.2. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền về chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số muốn đạt hiệu quả đòi hỏi phải huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị cũng như khơi dậy được trách nhiệm, tinh thần của bản thân người nghèo. Trong công tác giảm nghèo, mỗi một giai đoạn lại có cách tiếp cận và những yêu cầu mới; phương châm thực hiện giảm nghèo hiện nay là phải dựa vào cộng đồng, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, lấy người dân là chủ thể, thực hiện phân cấp triệt để, chính quyền xã không áp đặt, không làm hộ mà người dân phải tự vươn lên thoát nghèo. Vì vậy, trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện đã quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Ban Tuyên giáo Huyện ủy định hướng cho các cơ quan truyền thông tuyên truyền những chủ trương, đường lối, chính sách về giảm nghèo bền vững, nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, huy động được nguồn lực và sự tham gia

của cộng đồng vào công tác giảm nghèo; phổ biến nhưng mô hình giảm nghèo thành công, mô hình phát triểu kinh tế hiệu quả, nêu gương hộ nghèo, người nghèo tiêu biểu tự lực thoát nghèo để khích lệ tinh thần tham gia của những người chưa thoát nghèo, tạo nên phong trào thi đua; đồng thời, tuyên truyền người dân đăng ký phấn đấu thoát nghèo hàng năm tạo không khí thi đua sôi nổi trên địa bàn.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cũng đã phát huy vai trò trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên của tổ chức mình tham gia tích cực các cuộc vận động, phong trào thi đua trên các lĩnh vực của đời sống xã hội do cấp huyện và ngành dọc phát động như: Thực hiện mô hình

"Dân vận khéo" gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông

thôn mới, xây dựng đô thị văn minh" của Mặt trận Tổ quốc; phong trào "Ngày

chủ nhật xanh" của Hội Liên hiệp Phụ nữ; phong trào “Xung kích, tình nguyện

phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, phong trào “Thanh niên Quảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 56 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)