Yếu tố con người ảnh hưởng quá trình thực hiện chính sách giảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 41)

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách giảm nghèo đối vớ

1.4.2. Yếu tố con người ảnh hưởng quá trình thực hiện chính sách giảm

giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Yếu tố con người bao gồm năng lực của đội ngũ công chức thực hiện chính sách và đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số:

1.4.2.1. Năng lực tổ chức, quản lý của cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức

Năng lực tổ chức, quản lý của cơ quan nhà nước nói chung hay năng lực thực thi chính sách công của cán bộ, công chức nói riêng là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Năng lực thực thi của cán bộ, công chức là thước đo bao gồm tiêu chí phản ánh về đạo đức công vụ, năng lực thiết kế tổ chức, năng lực thực tế, năng lực phân tích, dự báo để có thể chủ động ứng phó với những tình huống phát sinh trong tương lai. Các cán bộ, công chức trong cơ quan công quyền khi được giao nhiệm vụ tổ chức thực thi chính sách giảm nghèo cần nêu cao tinh thần trách nhiệm và chấp hành tốt kỷ luật công vụ thì mới đạt hiệu quả thực thi. Tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật được thể hiện trong thực tế thành năng lực thực tế, đây là một yêu cầu quan trọng đối với mỗi cán bộ, công chức để việc đưa chính sách của nhà nước vào cuộc sống. Nếu thiếu năng lực thực tế, các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực thi chính sách sẽ đưa ra những kế hoạch dự kiến không sát thực tế, làm lãng phí nguồn lực huy động, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách, thậm chí còn làm biến dạng chính sách trong quá trình tổ chức thực hiện. Năng lực thực tế và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức còn thể hiện ở thủ tục giải quyết những vấn đề trong quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với cá nhân và tổ chức trong xã hội. Nhìn chung, cán bộ, công chức có năng lực thực thi chính sách tốt, không những chủ động điều phối các yếu tố chủ quan tác động theo định hướng mà còn khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố khách quan để công tác tổ chức thực thi chính sách mang lại kết quả thực sự.

1.4.2.2. Đối tượng thụ hưởng chính sách là đồng bào dân tộc thiểu số

Một chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào sự đồng tình và ủng hộ của người dân;

đây là yếu tố quyết định sự thành bại của một chính sách. Mục tiêu chính sách giảm nghèo là nâng cao phúc lợi cho người nghèo, tăng cường các khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo. Qua đó, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, nhằm hướng tới mục tiêu tổng quát xây dựng một đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Vì thế, việc thực hiện chính sách không chỉ do các cơ quan quản lý nhà nước mà phải có sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Trên thực tế, cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành công tác tổ chức thực thi chính sách, còn người dân là những đối tượng trực tiếp thực hiện chính sách. Như vậy, nhân dân vừa là người trực tiếp tham gia hiện thực hóa mục tiêu chính sách, vừa trực tiếp thụ hưởng những lợi ích mang lại từ chính sách. Nếu chính sách giảm nghèo đó không phù hợp với tình hình đặc thù của địa phương thì sẽ không thiết thực với nhân dân. Ngược lại, nếu chính sách đáp ứng được những nhu cầu của đồng bào dân tộc thiểu số như nâng cao đời sống, giải quyết việc làm tăng thu nhập... thì sẽ nhanh chóng đi vào lòng dân, được nhân dân ủng hộ thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)