Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu chính sách giảm nghèo của tỉnh Quảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 95 - 100)

3.1. Phương hướng thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc

3.1.2. Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu chính sách giảm nghèo của tỉnh Quảng

Quảng Ninh và huyện Bình Liêu

3.1.2.1. Quan điểm, mục tiêu Chương trình giảm nghèo bền vững của

tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 được thể hiện tại Quyết định số 3856/QĐ-

UBND ngày 11/10/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh về Phê duyệt Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 [39].

- Quan điểm chỉ đạo thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020:

+ Giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của tỉnh trong những năm tiếp theo, được đặt trong Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Quảng Ninh và ở mỗi địa phương. Thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững là điều kiện bảo đảm cho sự phát triển ổn định và bền vững của tỉnh. Xác định nhiệm vụ giảm nghèo bền vững là một nội dung quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp; là nhiệm vụ, trách nhiệm của hệ thống chính trị và của toàn xã hội; lồng ghép triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo với chương trình xây dựng nông thôn mới; Nhà nước, xã hội và cộng đồng chung tay thực hiện, hỗ trợ người dân thoát nghèo bền vững.

+ Công tác giảm nghèo bền vững phải gắn liền với tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các chính sách an sinh xã hội; tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tự lực vươn lên phát triển kinh tế, có việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống, trong đó quan tâm hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản.

+ Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ theo bộ tiêu chí nông thôn mới để tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên tập trung đầu tư trọng điểm vào những vùng, địa bàn và nhóm dân cư khó khăn nhất; khuyến khích sự tham gia trợ giúp của các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cá nhân đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo và số lượng hộ nghèo cao, ưu tiên đầu tư cho khu vực miền núi, dân tộc thiểu số.

+ Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách theo phương châm trợ giúp người nghèo, xã nghèo tự vươn lên thoát nghèo; đề xuất với

Trung ương điều chỉnh việc hỗ trợ cho cộng đồng để xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Phân cấp, phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho các ngành, các địa phương; tăng cường vai trò tham gia của các hội, đoàn thể, các doanh nghiệp, mỗi đơn vị gắn với một địa phương nhằm giám sát, đánh giá và hỗ trợ địa phương khó khăn và có tỷ lệ hộ nghèo cao vươn lên thoát nghèo.

+ Thực hiện đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền nhằm hạn chế tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mong muốn được nghèo để thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Phân loại các nhóm đối tượng nghèo để có các chính sách hỗ trợ, trợ giúp phù hợp. Tăng dần các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, có chính sách đối với các hộ thoát nghèo để mua phương tiện, cây con giống phát triển sản xuất nhằm khuyến khích họ vươn lên thoát nghèo bền vững. Giảm dần chính sách hỗ trợ trực tiếp "cho không" đối với một số nhóm đối tượng cụ thể. Nhà nước chi hỗ trợ một phần các điều kiện cần thiết (hỗ trợ có thời hạn, có điều kiện) cho người nghèo, hộ nghèo để phát triển sản xuất, nâng cao dân trí, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội và phát triển cơ sở hạ tầng để thoát nghèo bền vững; trong đó, ưu tiên người nghèo là người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ, trẻ em và những địa phương có tỷ lệ nghèo cao; kiên quyết đẩy lùi tình trạng trông chờ, ỷ lại, không muốn thoát nghèo để hưởng lợi các chính sách ưu đãi của nhà nước.

+ Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình, đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ trong các hoạt động giảm nghèo; không chạy theo thành tích, tránh phô trương; đảm bảo hiệu quả tiết kiệm, tránh lãng phí, tiêu cực, nhất là trong quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho chương trình. Nâng cao tính chuyên nghiệp của lực lượng cán bộ chuyên trách giảm nghèo ở các cấp và coi trọng chất lượng hoạt động các tổ, nhóm cộng tác viên tham gia giảm nghèo, chú trọng, bồi dưỡng,

đào tạo nâng cao trình độ, năng lực quản lý, điều hành của cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp, các ngành đảm bảo hoàn thành niệm vụ trong giai đoạn mới [39].

- Mục tiêu Chương trình giảm nghèo bền vững của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, gồm những nội dung chính sau:

+ Mục tiêu chung: Cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của các hộ nghèo, hộ cận nghèo (gọi chung là đối tượng nghèo), ưu tiên các đối tượng nghèo thuộc vùng khó khăn, đối tượng nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở vùng khó khăn, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Tạo cơ hội để đối tượng nghèo ổn định và đa dạng hóa việc làm, tăng thu nhập, tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho đối tượng nghèo. Thực hiện đồng bộ các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, mở rộng đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp của xã hội; là một trong những địa phương đi đầu trong công tác giảm nghèo bền vững.

+ Mục tiêu cụ thể: Huy động các nguồn lực trợ giúp cho hộ nghèo, hộ thuộc diện không thể thoát nghèo (gồm những hộ cao tuổi, mất sức lao động, khuyết tật, ốm đau bệnh tật, không có sức lao động). Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống của đối tượng nghèo; tạo điều kiện để đối tượng nghèo được tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản. Thông qua các chiến lược, chương trình kinh tế - xã hội đảm bảo hợp lý về chênh lệch giàu nghèo giữa các khu vực thành thị và nông thôn, khuyến khích tăng hộ khá, giàu, giảm hộ nghèo [39].

3.1.2.2. Quan điểm, mục tiêu giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên điạ bàn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh đến năm

ban nhân dân huyện Bình Liêu về việc phê duyệt Đề án Thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 - 2020, Bình Liêu [36].

- Quan điểm chỉ đạo giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020:

+ Xác định mục tiêu giảm nghèo là một nội dung quan trọng trong kế hoạch dài hạn về phát triển kinh tế - xã hội; Huy động các ngành, các cấp, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi nguồn lực để đầu tư hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm cho người nghèo.

+ Trợ giúp cho người nghèo, nhất là hộ đặc biệt nghèo giúp họ vượt qua được ngưỡng khó khăn mà tự họ không thể vượt qua trong một điều kiện, thời điểm nhất định, chứ không trợ giúp thường xuyên, chính người nghèo phải tự vươn lên thoát nghèo bền vững. Có cơ chế, chính sách phù hợp để người nghèo tiếp cận tốt các nội dung hỗ trợ, các dịch vụ công và phúc lợi xã hội để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người nghèo.

+ Xem nhận thức tự vươn lên của người nghèo là một yếu tố quan trọng của chương trình, chống tư tưởng trông chờ ỷ lại, chây lười; trên cơ sở ưu tiên nâng cao chất lượng nguồn lao động của hộ nghèo và có sự can thiệp cải thiện điều kiện lao động, môi trường sản xuất kinh doanh để hộ nghèo cải thiện và nâng cao mức sống thoát nghèo bền vững [36].

- Mục tiêu giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên điạ bàn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020

+ Mục tiêu chung: Đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo; tạo điều kiện để người nghèo, hộ nghèo tại các xã, thôn, bản nghèo tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh…), phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo chung của huyện giảm xuống dưới 10%, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã cần bám sát và

chỉ đạo thực hiện kịp thời theo định hướng giảm nghèo của Quốc gia và của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn tới theo hướng đẩy mạnh phân cấp trao quyền cho cơ sở, cộng đồng, tăng cường sự tham gia, giám sát của người dân trong quá trình thực hiện. Đặc biệt, bám sát vào cơ sở để xây dựng đo lường nghèo đa chiều dựa vào các quyền cơ bản của con người, nhất là quyền được bảo đảm về an sinh xã hội.

+ Mục tiêu cụ thể: Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 44,31% đầu năm 2016 xuống dưới 10% vào năm 2020. Trong đó, giảm bình quân mỗi năm 502 hộ nghèo, tương đương với 7,2%/năm. Dự báo tỷ lệ hộ nghèo phát sinh hằng năm là 3%/tổng số hộ nghèo (tương đương với từ 50 - 70 hộ). Giảm tỷ lệ hộ cận nghèo từ 15,55% đầu năm 2016 xuống dưới 13% vào năm 2020. Trong đó, giảm bình quân mỗi năm 334 hộ, tương đương với 7,1%/năm [36].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)