Kinh nghiệm thực hiện chính sách giảm nghèo của huyện Tam Đảo,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 47 - 49)

Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Tam Đảo là huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc, với khoảng 80 nghìn dân, gồm 10 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 44,5%; có 03 xã thuộc vùng khó khăn (Bồ Lý, Yên Dương, Đạo Trù).

Huyện ủy, UBND huyện Tam Đảo đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững. Trong quá trình triển khai chỉ đạo thực hiện chương trình giảm nghèo, huyện Tam Đảo đã chỉ đạo các xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể để lồng ghép đưa các chương trình giảm nghèo vào nhiệm vụ công tác và triển khai kế hoạch chương trình giảm nghèo của Trung ương, tỉnh, huyện, xã xuống các khu dân cư.

Từ năm 2013 đến nay, đã có trên 9.000 người nghèo, trên 18.000 người cận nghèo, gần 14.000 người dân tộc thiểu số được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Từ năm 2011 đến nay, đã có 19 công trình nước sinh hoạt được xây dựng tại các xã khó khăn như Bồ Lý, Đại Đình, Minh Quang, Yên Dương… Năm 2017, toàn huyện giải quyết việc làm mới cho hơn 3.000 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng đạt 48%; tỷ lệ hộ nghèo còn 6,05%, giảm 1,18% so

với năm 2016. Thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng, huyện có 10.070 hộ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh với tổng dư nợ hơn 366 tỷ đồng, có 66 hộ được vay vốn đã thoát nghèo...

Huyện chỉ đạo các xã tiến hành điều tra từng thôn, từng hộ, qua đó tìm rõ nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ để có biện pháp hỗ trợ phù hợp. Nếu hộ nào thiếu vốn sẽ phối hợp với Ngân hàng Chính xã hội cho vay vốn thông qua các tổ vay vốn, thiếu việc làm sẽ tìm hoặc giới thiệu việc làm cho phù hợp với năng lực người lao động, những hộ thiếu kinh nghiệm, kiến thức về sản xuất sẽ cho tham gia học nghề, tập huấn… Huyện đã thành lập đội cộng tác viên công tác xã hội, thành viên là cán bộ của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; họ sẽ cùng với người nghèo ở địa phương tìm ra nguyên nhân và giải pháp để thoát nghèo bền vững. Đối với hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ về phát triển sản xuất như phân bón, cây trồng, kỹ thuật gieo trồng, chăn nuôi… Mỗi năm đồng bào dân tộc thiểu số được tham gia 5 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật; ngoài ra, những vùng này còn được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục… Trên địa bàn xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế cải thiện thu nhập cho hộ dân tộc thiểu số như mô hình trồng cây dược liệu ở Đại Đình, Đạo Trù, Tam Quan; chăn nuôi lợn siêu nạc ở Minh Quang; trồng rau, củ, quả chuyên canh ở Hồ Sơn, Hợp Châu...

Phát huy và khai thác điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch, huyện Tam Đảo đã thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Năm 2017, Tam Đảo đón trên 1,6 triệu lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, hành hương vãn cảnh với tổng doanh thu ước đạt trên 130 tỷ đồng. Trong đó thị trấn Tam Đảo đón trên 300 nghìn lượt khách, doanh thu ước đạt trên 115 tỷ đồng, bằng 100% so với cùng kỳ năm

2016; khu danh thắng Tây Thiên đón trên 1,3 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt gần 20 tỷ đồng, bằng 122% so với năm 2016.

Với những cách làm hiệu quả, chương trình giảm nghèo bền vững của huyện Tam Đảo đạt được những kết quả tích cực. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện năm 2017 giảm còn 7,24 %, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2016; tỷ lệ hộ cận nghèo giảm còn 13,3%, giảm 0,5% so với cùng kỳ, đời sống của người dân trên địa bàn ngày một được cải thiện và nâng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)