2.1. Khái quát chung về huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh
2.1.4. Điều kiện xã hội (dân cư, trình độ dân trí, cơ cấu và thành phần dân
dân tộc)
Bình Liêu có 08 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 01 thị trấn và 07 xã (trong đó có 06 xã biên giới) với 104 thôn bản, khu phố (trong đó có 89 thôn, bản biên giới). Đảng bộ huyện có 28 chi, đảng bộ cơ sở với hơn 2.000 đảng viên. Dân số toàn huyện tính đến cuối năm 2017 là 31.394 người. Bình Liêu là huyện đa dân tộc với trên 96% đồng bào dân tộc thiểu số, gồm 05 dân tộc chính (dân tộc Tày chiếm 55%, Dao chiếm 25,6%, Sán Chỉ chiếm 15,4%,
Kinh chiếm 3,7%, Hoa chiếm 0,3%); ngoài ra còn một số dân tộc khác như:
Sán Dìu, Nùng, Thái, Cao Lan, Mường... mới đến cư trú trong thời gian gần đây. Bình Liêu là địa phương cấp huyện có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao của Tỉnh và trong nhóm huyện có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao nhất của cả nước. Trình độ dân trí của dân cư, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số cơ bản là thấp, không đồng đều giữa các vùng; Bình Liêu có tỷ lệ người mù chữ cao nhất tỉnh. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt hậu, kém phát triển trong thời gian qua.
Trải qua những chặng đường lịch sử, đồng bào các dân tộc huyện Bình Liêu luôn đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau cùng đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, đánh bại nhiều kẻ thù xâm lược để bảo tồn cuộc sống. Qua đó, các dân tộc có sự giao thoa và ảnh hưởng lẫn nhau về phong tục, tập quán sản xuất, sinh hoạt văn hóa, làm cho đời sống văn hoá ở Bình Liêu có nhiều mảng màu, sắc thái khác nhau, tạo nên một bề dày văn hóa phóng phú, đa dạng, mang một bản sắc riêng. Người Bình Liêu luôn có ý thức tự tôn dân tộc, thể hiện rõ nét trong việc gìn giữ tiếng nói, trang phục truyền thống, các phong tục tập quán tốt đẹp và các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian của dân tộc mình. Những lễ, hội tiêu biểu hằng năm là Lễ hội Đình Lục Nà (từ ngày 15-17 tháng giêng âm lịch), Hội hát Soóng Cọ của dân tộc Sán Chỉ (ngày 15- 16/3 âm lịch), ngày lễ Kiêng gió của đồng bào dân tộc Dao (ngày 04/4 âm lịch), Hội Hoa Sở (tháng 11 - 12 dương lịch) các chợ phiên hằng tuần vào ngày chủ nhật. Đây là tiềm năng, thế mạnh để huyện phát triển kinh tế du lịch, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đời sống người dân được cải thiện đáng kể.
Lao động việc làm: Trong thời gian qua, Huyện đã quan tâm công tác đào tạo dạy nghề cho lao động, đặc biệt lao động nông thôn; thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà nước cho lao động trong và sau học nghề. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2017 là 52,35%; trong đó, số có bằng cấp chứng chỉ đạt 15,35%.