Quy trình thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 33)

dân tộc thiểu số

Quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số diễn ra theo quy trình thực hiện chính sách chung, bao gồm các bước cơ bản sau:

1.3.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số là quá trình phức tạp, diễn ra trong một thời gian dài vì thế để đảm bảo chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số nhanh chóng và dễ dàng đi vào đời sống xã hội cần phải được cụ thể hóa bằng những kế hoạch cụ thể để các cơ quan Nhà nước triển khai thực hiện một cách chủ động và có hiệu quả. Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm triển khai thực hiện chính sách trên cơ sở xây dựng các kế hoạch triển khai thực hiện. Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số bao gồm những nội dung cơ bản sau: Kế hoạch về tổ chức, điều hành; kế hoạch dự kiến các nguồn vật lực; kế hoạch thời gian triển khai thực hiện; kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách giảm nghèo; dự kiến những nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành... Kế hoạch thực hiện chính sách giảm nghèo ở cấp nào sẽ do cơ quan chủ trì của cấp đó xây dựng và lãnh đạo cấp đó xem xét thông qua. Sau khi quyết định thông qua, kế hoạch thực thi chính sách sẽ mang giá trị pháp lý, được các chủ thể chấp hành thực hiện. Việc điều chỉnh kế hoạch cũng được cấp có thẩm quyền thông qua kế hoạch quyết định.

1.3.3.2. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Thực hiện công tác tổ chức phổ biến, tuyên truyền vận động nhân dân, đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số tham gia thực hiện chính sách giảm nghèo đóng vai trò quan trọng, được triển khai sau khi kế hoạch thực thi chính sách được thông qua. Việc phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng chính sách hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách và tính khả thi của chính sách trong điều kiện nhất định để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Đồng thời, giúp cho mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhận thức được đầy đủ vai trò của chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số để họ chủ động tích cực tìm kiếm các các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách được giao. Chủ thể phổ biến, tuyên truyền chính sách bao gồm đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ. Đối tượng được phổ biến, tuyên truyền chính sách là công dân được chính sách tác động trực tiếp, đây là đối tượng thụ hưởng chính sách và các công dân bị tác động gián tiếp bởi chính sách và đối tượng tham gia thực thi chính sách. Phổ biến, tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách giảm nghèo được thực hiện thường xuyên, liên tục, kể cả khi chính sách đang được thực hiện để các đối tượng, cụ thể là đồng bào dân tộc thiểu số luôn được củng cố lòng tin vào chính sách và tích cực tham gia vào thực hiện chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách thông qua đa dạng các hình thức như: Tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh, truyền hình, tờ rơi, trực tiếp tiếp xúc, thông qua các kỳ sinh hoạt khu dân cư... Tuỳ theo yêu cầu của các cơ quan quản lý, tính chất, đặc điểm của chính sách và điều kiện cụ thể của từng địa phương mà có thể lựa chọn hình thức tuyên truyền, vận động cho phù hợp. Đồng thời, trong quá trình phổ biến,

tuyên truyền chính sách cần quan tâm nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị của đội ngũ tuyên truyền, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật phương tiện thông tin...

1.3.3.3. Chỉ đạo triển khai huy động các nguồn lực thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Vì vây, cần phải huy động tốt nguồn lực cho thực hiện chính sách giảm nghèo, bao gồm: Nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, nguồn lực tài nguyên, khoa học công nghệ, thông tin...

- Nguồn lực tài chính: Nguồn lực thực hiện chính sách giảm nghèo bao gồm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng ưu đãi, vốn tín dụng của các đoàn thể nhân dân, các nguồn quỹ vì người nghèo, vốn từ các tổ chức kinh tế xã hội khác... Đẩy mạnh xã hội hoá nguồn vốn và huy động vốn thực hiện chính sách giảm nghèo, ngoài nguồn vốn từ ngân sách Trung ương và địa phương, cần huy động sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị đối với công tác giảm nghèo.

- Nguồn nhân lực: Đây được xác định là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo; đây là nguồn lực sống duy nhất có thể sử dụng và kiểm soát các nguồn lực khác. Nguồn nhân lực bao gồm các cán bộ, công chức và các đối tượng của chính sách tham gia vào quá trình triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo.

- Nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên: Việc thực hiện chính sách giảm nghèo phải dựa trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên như: Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản… để đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.

- Nguồn lực khoa học công nghệ: Đây được xác định là một trong bốn nguồn lực quan trọng, quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của

mỗi quốc gia, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khoa học công nghệ ngày càng khẳng định hơn trong vai trò quyết định đến quá trình tăng trưởng kinh tế đất nước và việc thực hiện chính sách giảm nghèo.

- Nguồn thông tin: Để thực hiệc hiệu quả chính sách giảm nghèo đòi hỏi cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức phải thu thập, phân tích các thông tin như: Cập nhật các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; định hướng chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền; sự đồng tình ủng hộ của nhân dân... Qua đó, tạo ra những quyết định đúng đắn trong việc triển khai thực hiện chính sách; đồng thời, giúp nhà quản lý dự báo vấn đề phát sinh và cách thức giải quyết vấn đề trong tương lai.

1.3.3.4. Điều hành, phân công, phối hợp thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số khi được tổ chức thực hiện có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, bao gồm các đối tượng tác động của chính sách, các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực thi chính sách, các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội... Chính sách công khi thực thi có thể tác động đến lợi ích của các bộ phận dân cư theo các hướng khác nhau, có bộ phận được hưởng lợi nhiều, có bộ phận được hưởng lợi ít, có bộ phận không được hưởng lợi, thậm chí còn bị tác động tiêu cực. Bởi vậy, muốn tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo có hiệu quả cần phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực hiện chính sách. Hoạt động phân công, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

1.3.3.5. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát và đánh giá quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Để nắm được tình hình chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số có triển khai thực hiện hiệu quả hay không, đòi hỏi phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện. Qua kiểm tra, đôn đốc thường xuyên sẽ giúp cho các cơ quan nhà nước nắm bắt được tình hình thực hiện chính sách, từ đó đánh giá được một cách khách quan về những những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong công tác tổ chức thực hiện chính sách; đồng thời, giúp phát hiện những thiếu sót trong công tác lập kế hoạch tổ chức thực hiện để điều chỉnh; tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng các hoạt động giữa các cơ quan, đối tượng thực hiện chính sách; tạo ra sự tập trung thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu chính sách.

Đánh giá, tổng kết việc thực hiện chính sách là quá trình xem xét, kết luận về sự chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện chính sách của chủ thể thực hiện chính sách (các cơ quan, tổ chức và đội ngũ cán bộ công chức có chức năng thực hiện chính sách) và việc chấp hành, thực hiện của các đối tượng thụ hưởng chính sách. Quá trình đánh giá việc thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số nhằm xác định tính hiệu lực, hiệu quả của chính sách, so sánh, đối chiếu với những mục tiêu đã đặt ra của chính sách. Việc đánh giá chính sách có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ kết quả thực thi chính sách, trong đó đánh giá toàn bộ được thực hiện sau khi kết thúc chính sách. Bên cạnh đó, còn xem xét, đánh giá việc thực thi của đối tượng tham gia thực hiện chính sách giảm nghèo bao gồm các đối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ chính sách, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Thước đo đánh giá kết quả thực thi của các đối tượng này là tinh thần hưởng ứng với mục tiêu chính sách và ý thức chấp hành những quy định về cơ chế, biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện mục tiêu chính sách trong điều kiện về không gian và thời gian.

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Quá trình tổ chức thực hiện chính sách nói chung cũng như thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng diễn ra trong thời gian dài và có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, vì thế kết quả tổ chức thực hiện chính sách cũng sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Nắm chắc được các yếu tố tác động, người chỉ đạo, điều hành có thể thúc đẩy những yếu tố tích cực, ngăn chặn hay hạn chế các yếu tố tác động tiêu cực đến việc tổ chức thực hiện chính sách; đồng thời, có thể tạo lập môi trường thuận lợi cho các yếu tố đó vận động phù hợp với yêu cầu định hướng. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số bao gồm:

1.4.1. Yếu tố thể chế ảnh hưởng quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Yếu tố thể chế ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo là việc ban hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan thực hiện chính sách giảm nghèo. Đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo được Đảng ta xác định là nhiệm vụ trọng điểm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đảng ta đã có cách nhìn ngày càng toàn diện và đưa ra những chủ trương, biện pháp thiết thực để xoá đói giảm nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo trên cơ sở tiến hành đồng bộ các giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng gắn liền với phát triển văn hoá - xã hội; chú trọng đẩy mạnh việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường trợ giúp với đối tượng yếu thế; tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình kinh tế - xã hội, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Thực tiễn những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đã có những chính sách, giải

pháp tương đối đồng bộ, hiệu quả tập trung giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo và hạn chế phân hoá giàu nghèo mang tầm quốc gia được quốc tế ủng hộ và đánh giá cao. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách cụ thể hỗ trợ người nghèo như: Hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ kinh phí cho đồng bào vùng cao bảo vệ rừng, hỗ trợ về giáo dục, nhà ở, nước sạch, bảo hiểm y tế… Thông qua các chương trình xoá đói giảm nghèo, nhiều hộ gia đình thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu, góp phần hạn chế phân hoá giàu nghèo, thực hiện công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội. Các chính sách đối với dân tộc thiểu số được thực hiện đồng bộ và có hiệu quả góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, đời sống vật chất và tinh thần, truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc; bảo đảm cho đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận dịch vụ cơ bản; sản xuất nông, lâm nghiệp vùng dân tộc và miền núi có nhiều chuyển biến tích cực...

Tuy nhiên, do có quá nhiều chính sách giảm nghèo dẫn đến nguồn lực bị phân tán, hiệu quả tác động đến đối tượng thụ hưởng chưa cao, chưa rõ nét; việc chậm hướng dẫn, sửa đổi một số chính sách đã gây khó khăn cho các địa phương trong việc tổ chức thực hiện, điều đó đòi hỏi trong quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện mục tiêu giảm nghèo, các bộ, ngành Trung ương cần nghiên cứu, đánh giá, đề xuất cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi, tích hợp các chính sách giảm nghèo bảo đảm tính hệ thống, hạn chế dàn trải, tạo sự tác động rõ rệt hơn đến đời sống của người nghèo, bảo đảm để người dân tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản theo quy định của pháp luật.

1.4.2. Yếu tố con người ảnh hưởng quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Yếu tố con người bao gồm năng lực của đội ngũ công chức thực hiện chính sách và đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số:

1.4.2.1. Năng lực tổ chức, quản lý của cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức

Năng lực tổ chức, quản lý của cơ quan nhà nước nói chung hay năng lực thực thi chính sách công của cán bộ, công chức nói riêng là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Năng lực thực thi của cán bộ, công chức là thước đo bao gồm tiêu chí phản ánh về đạo đức công vụ, năng lực thiết kế tổ chức, năng lực thực tế, năng lực phân tích, dự báo để có thể chủ động ứng phó với những tình huống phát sinh trong tương lai. Các cán bộ, công chức trong cơ quan công quyền khi được giao nhiệm vụ tổ chức thực thi chính sách giảm nghèo cần nêu cao tinh thần trách nhiệm và chấp hành tốt kỷ luật công vụ thì mới đạt hiệu quả thực thi. Tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật được thể hiện trong thực tế thành năng lực thực tế, đây là một yêu cầu quan trọng đối với mỗi cán bộ, công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)