Kết quả thực hiện một số chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 75 - 79)

2.2. Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc

2.2.4. Kết quả thực hiện một số chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân

bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh

2.2.4.1. Chính sách hỗ trợ liên quan đến hộ nghèo

- Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo: Từ năm 2011 - 2017, có 469.249 lượt người dân thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách xã hội được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Có 138.095 lượt người nghèo được khám chữa bệnh với tổng kinh phí khoảng 19,7 tỷ đồng. Trên địa bàn huyện, có 08/8 trạm y tế đạt chuẩn, các trạm y tế được đầu tư khang trang, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân; đến nay có 3.894 trẻ em dưới 6 tuổi, đạt 100% được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

- Chính sách hỗ trợ học sinh nghèo về giáo dục - đào tạo: Huyện đã đầu tư kiên cố hoá trường lớp và đổi mới trang thiết bị dạy học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu dạy và học. Hỗ trợ miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ và Nghị quyết 222/2015/NQ-HĐND ngày 12/12/2015 của HĐND tỉnh Quảng Ninh với 30.058 lượt học sinh được thụ hưởng. Chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh tại 08 trường thuộc diện thụ hưởng ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ, kết quả thực hiện từ năm 2013 - 2015: Đã hỗ trợ cho 3.455 lượt học sinh, tổng số gạo hỗ trợ trên 175.000 kg...

- Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo: Từ năm 2011 đến nay, tổng số có hơn 3.000 lượt người nghèo được trợ giúp pháp lý. Qua đó, tuyên truyền phổ biến và giải đáp pháp luật miễn phí cho người nghèo; đồng thời, tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà nước,vươn lên thoát nghèo.

- Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo: Hiện nay, huyện đang triển khai chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2 với 327 hộ nghèo; từ năm 2016 - 2017, có 172/327 hộ triển khai, kinh phí giải ngân 6.825 triệu đồng. Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc huyện bằng các kênh hỗ trợ từ nguồn Mặt trận Tổ quốc tỉnh và nguồn huy động cộng đồng trên địa bàn huyện, tỉnh đã hỗ trợ xây 192 ngôi nhà với tổng kinh phí 5.367 triệu đồng; Hội Liên hiệp Phụ nữ hỗ trợ xây 06 nhà mái ấm tình thương cho hội viên nghèo, kinh phí 355 triệu đồng; Đồn Biên phòng Hoành Mô hỗ trợ xây nhà ở cho 17 hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, trị giá 30 triệu đồng/nhà...

- Chính sách hỗ trợ tiền điện hộ nghèo: Năm 2016 - 2017, tổng số có 5.539 hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện.

- Chính sách hỗ trợ dầu hoả thắp sáng, tiền điện cho hộ nghèo: Chính sách hỗ trợ tiền dầu hoả thắp sáng theo Quyết định số 289/QĐ-TTg 18/03/2008 của Thủ Tướng Chính phủ, từ năm 2011 - 2015 đã hỗ trợ cho 2.804 lượt hộ nghèo với tổng kinh phí thực hiện là 337,375 triệu đồng. Hỗ trợ tiền điện cho 7.862 lượt hộ nghèo, kinh phí 3.009,840 triệu đồng. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định 102/2009/QĐ- TTg ngày 07/8/2009 của Thủ Tướng Chính phủ cho 07/07 xã có đối tượng được thụ hưởng chính sách, hỗ trợ cho 36.513 lượt người với tổng kinh phí 6.671,850 triệu đồng; trong đó khu vực II có 03 xã (Đồng Văn, Hoành Mô và Đồng Tâm), định mức hỗ trợ 150.000 đồng/người/năm; khu vực III có 04 xã

(Lục Hồn, Tình Húc, Vô Ngại, Húc Động), định mức hỗ trợ 200.000đồng/người/năm.

- Chính sách tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo: Từ năm 2011 - 2015, đã tạo điều kiện để giải ngân vay vốn ưu đãi cho 1.711 hộ dân, kinh phí 46.700 triệu đồng. Năm 2016: 215 hộ nghèo vay, giải ngân 8.864 triệu đồng; 68 hộ cận nghèo vay, giải ngân 2.957 triệu đồng; vốn vay giải quyết việc làm với 96 dự án, giải ngân 9.475 triệu đồng. Năm 2017 với 207 hộ nghèo vay, giải ngân 9.140 triệu đồng; 104 hộ cận nghèo vay, giải ngân 4.500 triệu đồng; vốn vay giải quyết việc làm với 76 dự án, giải ngân 5.680 triệu đồng.

- Chính sách hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn: Từ năm 2011 -

2017, Huyện đã tổ chức 33 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 940

lao động nông thôn tham gia theo Đề án 1956 của Chính phủ (trong đó: 19 lớp phi nông nghiệp và 14 lớp nông nghiệp). Số học viên là người dân tộc thiểu số tham gia học nghề đạt gần 90% trong tổng số lao động tham gia học nghề. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo chung toàn huyện từ 49,87% đầu năm 2015 lên 52,35% vào cuối năm 2017, trong đó số có bằng cấp chứng chỉ tăng từ 13,83% lên 15,53%. Trong thời gian qua, đã giải quyết việc làm cho 3.392 lao động, đạt 113,07% kế hoạch (kế hoạch bình quân 300 lao động/năm). Số lao động được giải quyết việc làm hàng năm tập trung vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp chiếm trên 60%.

- Thực hiện một số chính sách an sinh xã hội: Giải quyết và thực hiện chính sách trợ cấp xã hội thường xuyên cho 7.375 đối tượng xã với tổng kinh phí chi trả kịp thời là 12.342,546 triệu đồng; Cứu trợ đột xuất kịp thời cho 48 hộ gia đình với 222 nhân khẩu thiếu đói trong dịp Tết và giáp hạt đầu năm 2016, mức hỗ trợ 20kg gạo/khẩu/tháng, tổng kinh phí hỗ trợ 28.860 triệu đồng; quan tâm giải quyết trợ cấp cho các đối tượng người cao tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người đơn thân nuôi con nhỏ thuộc hộ nghèo, không để hồ sơ tồn đọng...

2.2.4.2. Một số chương trình, dự án gắn với thực hiện mục tiêu giảm nghèo

- Chương trình 135 bao gồm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn. Giai đoạn 2011 - 2015: Về vốn hỗ trợ phát triển sản xuất là 5.740 triệu đồng. Về cơ sở hạ tầng: Thực hiện đầu tư 35 dự án, công trình với tổng số vốn 29.829 triệu đồng. Năm 2016, Huyện được phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương trình 135 là 25.809 triệu đồng, phân khai nguồn vốn cho 07 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới. Năm 2017, thực hiện Quyết định số 196/QĐ-UBND ngày 17/01/2017 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt Đề án nhiệm vụ và giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành Chương trình 135, giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, huyện Bình Liêu đã xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức thực hiện Đề án lồng ghép với Đề án giảm nghèo giai đoạn 2017 – 2020 với tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình 135 năm 2017 là 54.870 triệu đồng (Trong đó: Đầu tư cơ sở hạ tầng: 47 công trình với tổng mức đầu tư 95.892 triệu đồng; Hỗ trợ phát triển sản xuất: 8.650 triệu đồng triển khai 17 dự án và hỗ trợ mô hình chuồng trại của xã Đồng Tâm; Kinh phí thực hiện nâng cao năng lực cộng đồng 80 triệu; Kinh phí quản lý chương trình 50 triệu).

- Chương trình Xây dựng nông thôn mới:Triển khai Chương trình nông thôn mới gắn với việc thực hiện Chương trình 135, Đề án 196 của Tỉnh và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Trên cơ sở nguồn vốn thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới được phân bổ năm 2016, 2017 là 49.683 triệu đồng, đã chỉ đạo tiến hành phân khai cho các xã để tổ chức thực hiện. Theo kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới, tính đến 31/12/2017, trung bình toàn Huyện đạt 32,86 chỉ tiêu và 10,57 tiêu chí; tăng bình quân 05 chỉ tiêu và 03 tiêu chí so với năm 2015. Qua

việc thực hiện Chương trình nông thôn mới, nhiều dự án hỗ trợ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo được triển khai thực hiện, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)