phát huy và nâng cao tinh thần tự lực tự cường, ý chí vươn lên của đồng bào các dân tộc và nội lực vươn lên của các địa phương vùng dân tộc thiểu số; khắc phục tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước.
1.2.3. Ý nghĩa việc thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số dân tộc thiểu số
Mục tiêu của chính sách giảm nghèo là hỗ trợ và giúp đỡ người nghèo thoát nghèo cả dưới góc độ nghèo về vật chất, nghèo về con người và nghèo về xã hội. Các chính sách giảm nghèo đều hướng tới mục tiêu là nâng cao phúc lợi cho người nghèo, tăng cường các khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo. Qua đó, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, nhằm mục tiêu tổng quát xây dựng một đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Việc thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số có vai trò, ý nghĩa quan trọng, có tính định hướng trong việc giảm nhanh hộ nghèo đối với đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số, giải quyết các tệ nạn xã hội, bảo đảm phát triển bền vững.
- Thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc gắn với đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đưa vùng đồng bào dân tộc thiểu số cùng cả nước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số tập trung vào các vấn đề giáo dục - đào tạo, văn hóa, y tế... nhằm nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tạo tiền đề và các cơ hội để các dân tộc có đầy đủ điều kiện tham gia quá trình phát triển, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc.
- Chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số góp phần đảm bảo ổn định quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia,
củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa.