1.3. Một số học thuyết tạo động lực cho ngƣời lao động
1.3.5. Bài học rút ra từ các học thuyết
Các học thuyết trên đây đều là những học thuyết kinh điển về động lực và tạo động lực trong lao động. Viên chức về cơ bản cũng là loại lao động tuyển dụng theo vị trí việc làm, động lực làm việc của viên chức đƣơng nhiên cũng chịu sự chi phối mạnh mẽ của các học thuyết. 5 nhu cầu cơ bản của mỗi viên chức cũng tuân theo học thuyết của Maslow. Nắm chắc đƣợc nhu cầu cần thiết của mỗi viên chức cho phép ngƣời lãnh đạo đơn vị có thể điều chỉnh để có thể đáp ứng kịp thời, từ đó tạo nên sự tin tƣởng với đơn vị và nâng cao động lực làm việc của viên chức. Các yếu tố nhƣ sự thành đạt, sự thừa nhận
thành tích, bản thân công việc của ngƣời lao động, trách nhiệm và chức năng lao động, sự thăng tiến của học thuyết hai yếu tố giúp ngƣời quản lý nắm bắt những điều gì có thể thúc đẩy động lực của viên chức. Đồng thời để duy trì động lực đó cần lƣu ý đến các yếu tố thuộc về môi trƣờng làm việc của ngƣời lao động, các chính sách chế độ quản lý của cơ quan, tiền lƣơng, sự hƣớng dẫn công việc, các quan hệ với con ngƣời, các điều kiện làm việc.
Việc tạo kỳ vọng và công bằng trong cơ quan cũng ảnh hƣởng lớn đến động lực làm việc. Đôi khi những điều này bị ngƣời quản lý ít chú ý mặc dù nó thuộc về những học thuyết kinh điển. Việc tạo kỳ vọng giúp cho viên chức luôn có mục tiêu để hƣớng tới. Sự công bằng trong đơn vị giúp duy trì động lực của ngƣời lao động, tránh sự bất mãn với vị trí hay sự đố kỵ dẫn đến mất đoàn kết nội bộ.