1.5.1. Đối với cơ quan sử dụng viên chức.
Vấn đề tạo động lực làm việc hiện đang là mối quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo và quản lý. Khi vấn đề cơ sở hạ tầng và trang thiết bị trong cơ quan, tổ chức đã đƣợc giải quyết thì tăng năng suất và kích thích lao động sáng tạo vẫn là vấn đề bức xúc cần đầu tƣ giải quyết thích đáng để các cơ quan, tổ chức nói riêng cũng nhƣ nền kinh tế nói chung có thể phát triển nhanh và có hiệu quả. Tạo động lực làm việc cho viên chức là tạo ra sự thôi thúc bên trong của con ngƣời của viên chức đến với lao động, sự thôi thúc đó đƣợc tạo ra dựa trên một tác động khách quan nào đó lên ý thức. Do đó, khi kích thích bất cứ hoạt động lao động nào, ngƣời ta phải chú ý đến các yếu tố tâm lý nhƣ mục đích công việc, nhu cầu, hứng thú, động cơ làm việc của mỗi cá nhân và hàng loạt các đặc điểm tâm lý cá nhân cũng nhƣ tập thể khác, từ đó mới có thể hình thành đƣợc biện pháp kích thích hữu hiệu. Có thể tạo động lực làm việc bằng vật chất, bằng giao tiếp hoặc băng cách thoả mãn các nhu cầu khác của con ngƣời tạo ảnh hƣởng đến hành vi, cụ thể là nó có thể định hƣớng, điều chỉnh hành vi của cá nhân. Tạo động lực làm việc cho viên chức có tác dụng:
- Tạo sự gắn kết giữa viên chức với tổ chức giữ đƣợc viên chức giỏi, giảm đƣợc tỉ lệ nghỉ việc.
- Tăng mức độ hài lòng, niềm tin, sự gắn bó và tận tụy của viên chức trong cơ quan, tổ chức.
- Giảm thời gian, chi phí tuyển và đào tạo nhân viên mới. - Tăng năng suất lao động, hiệu quả sử dụng lao động. - Là nền tảng để tăng doanh số, cải thiện lợi nhuận.
1.5.2. Đối với viên chức
Con ngƣời luôn có những nhu cầu cần đƣợc thỏa mãn về cả hai mặt vật chất và tinh thần. Khi viên chức cảm thấy những nhu cầu của mình đƣợc đáp ứng sẽ tạo tâm lý tốt thúc đẩy viên chức làm việc hăng say hơn. Đối với cá nhân viên chức không có động lực lao động thì hoạt động lao động khó có thể đạt đƣợc mục tiêu của nó bởi vì khi đó họ chỉ lao động hoàn thành công việc đƣợc giao mà không có đƣợc sự sáng tạo hay cố gắng phấn đấu trong lao động, họ chỉ coi công việc đang làm nhƣ một nghĩa vụ phải thực hiện theo hợp đồng lao động mà thôi. Do đó nhà quản lý cần phải tạo đƣợc động lực thúc đẩy tính sáng tạo và năng lực làm việc của viên chức.
Viên chức chỉ hoạt động tích cực khi mà họ đƣợc thỏa mãn một cách tƣơng đối những nhu cầu của bản thân. Điều này thể hiện ở lợi ích mà họ đƣợc hƣởng. Khi mà viên chức cảm thấy lợi ích mà họ nhận đƣợc không tƣơng xứng với những gì họ bỏ ra, không thỏa mãn đƣợc những nhu cầu của mình thì sẽ gây ra cảm giác chán nản làm việc không tập trung cao. Lợi ích là phƣơng tiện để thỏa mãn nhu cầu nên lợi ích mà ngƣời lao động nhận đƣợc phải tƣơng xứng với những gì họ cống hiến thì mới tạo ra động lực cho họ làm việc.
Động lực lao động còn giúp cho viên chức có thể tự hoàn thiện mình. Khi có đƣợc động lực trong lao động viên chức có đƣợc nỗ lực lớn hơn để lao động học hỏi, đúc kết đƣợc những kinh nghiệm trong công việc, nâng cao kiến thức, trình độ để tự hoàn thiện mình [6], [19],[13, tr.27] .
1.5.3. Đối với xã hội
Đối với xã hội, tạo động lực công chức cũng gián tiếp xây dựng xã hội phát triển dựa trên sự phát triển của các cơ quan. Cụ thể: Khi công chức có đƣợc một tinh thần và động lực tốt, họ sẽ thực hiện thành công trong lĩnh vực của mình, từ đó góp phần thực hiện mục tiêu chung của sự phát triển kinh tế- xã hội bền vững.
Nhƣ vậy, có thể nói tạo động lực có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, của cơ quan nhà nƣớc và của cá nhân công chức. Do đó, nhà quản lý cần có những chính sách, biện pháp hợp lý nhằm giúp cơ quan mình phát triển, đồng thời giúp phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nƣớc