1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến động lực làmviệc của viên chức
1.6.2. Các yếu tố chủ quan
1.6.2.1. Các yếu tố gắn với bản thân viên chức
Lao động là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất tác động đến năng suất lao động. Năng suất lao động của mỗi quốc gia, ngành và cơ quan, tổ chức phụ thuộc lớn vào trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, năng lực của đội ngũ lao động.
- Trình độ văn hoá của viên chức là sự hiểu biết cơ bản của viên chức về tự nhiên và xã hội. Trình độ văn hoá tạo ra khả năng tƣ duy và sáng tạo cao. Viên chức có trình độ văn hóa sẽ có khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời trong quá trình làm việc họ không những vận dụng chính xác mà còn linh hoạt và sáng tạo các công cụ sản xuất để tạo ra hiệu quả làm việc cao nhất.
- Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết khả năng thực hành về chuyên môn nào đó, có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc thuộc một chuyên môn nhất định. Sự hiểu biết về chuyên môn càng sâu, các kỹ năng, kỹ xảo nghề càng thành thạo bao nhiêu thì thời gian hao phí của lao động càng đƣợc rút ngắn từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động.
Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn có ảnh hƣởng lớn đối với năng suất lao động của viên chức. Trình độ văn hoá tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Còn sự hiểu biết về chuyên môn càng sâu, các kỹ năng, kỹ sảo nghề càng thành thạo bao nhiêu thì thời gian hao phí của lao động càng đƣợc rút ngắn từ đó góp phần nâng cao năng suất. Trình độ văn hoá và chuyên môn của viên chức không chỉ giúp cho viên chức thực hiện công việc nhanh mà góp phần nâng cao chất lƣợng thực hiện công việc.
Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khoa học ngày càng phát triển với tốc độ nhanh, các công cụ đƣa vào sản xuất ngày càng hiện đại, đòi hỏi viên chức
có trình độ chuyên môn tƣơng ứng. Nếu thiếu trình độ chuyên môn viên chức sẽ không thể điều khiển đƣợc máy móc, công cụ, không thể nắm bắt đƣợc các công nghệ hiện đại.
- Tình trạng sức khoẻ: Trạng thái sức khoẻ có ảnh hƣởng lớn tới năng suất lao động. Nếu viên chức có tình trạng sức khoẻ không tốt sẽ dẫn đến mất tập trung trong quá trình lao động, làm cho độ chính xác của các thao tác trong công việc giảm dần, các sản phẩm sản xuất ra với chất lƣợng không cao, số lƣợng sản phẩm cũng giảm .
- Thái độ lao động là tất cả những hành vi biểu hiện của viên chức trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh. Nó có ảnh hƣởng quyết định đến khả năng, năng suất và chất lƣợng hoàn thành công việc của ngƣời tham gia lao động, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu khác nhau, cả khách quan và chủ quan nhƣng chủ yếu là:
+ Kỷ luật lao động: Là những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của
viên chức mà tổ chức xây dựng nên dựa trên những cơ sở pháp lý và các chuẩn mực đạo đức xã hội. Nó bao gồm các điều khoản quy định hành vi lao động trong lĩnh vực có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ nhƣ số lƣợng, chất lƣợng công việc, an toàn vệ sinh lao động, giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi, các hành vi vi phạm pháp luật lao động, các hình thức xử lý vi phạm kỷ luật…
+Tinh thần trách nhiệm: Đƣợc hình thành dựa trên cơ sở những ƣớc
mơ khát khao, hy vọng của viên chức trong công việc cũng nhƣ với tổ chức. Trong đơn vị sự nghiệp công lập, nếu viên chức thấy đƣợc vai trò, vị thế, sự cống hiến hay sự phát triển, thăng tiến của mình đƣợc coi trọng và đánh giá một cách công bằng, bình đẳng thì họ cảm thấy yên tâm, phấn khởi, tin tƣởng vào đơn vị. Đây là cơ sở để nâng cao tính trách nhiệm, sự rèn luyện, phấn đấu vƣơn lên, cố gắng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, năng suất, chất lƣợng và hiệu quả lao động
+Sự gắn bó với cơ quan, đơn vị: Với viên chức ngoài mục đích lao
động để kiếm sống họ còn coi đơn vị nhƣ một chỗ dựa vững chắc về vật chất và tinh thần. Nếu quá trình lao động và bầu không khí trong tập thể lao động tạo ra cảm giác gần gũi, chan hoà, tin tƣởng lẫn nhau giữa những viên chức, tạo cảm giác tự chủ, có quyền quyết định đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra tính độc lập tự chủ sáng tạo, đƣợc quan tâm chăm lo đến đời sống và trợ giúp khi gặp khó khăn… thì viên chức sẽ có lòng tin, hy vọng, sự trung thành và gắn bó với doanh nghiệp.
+ Cường độ lao động cũng là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến
năng suất lao động vì nó ảnh hƣởng trực tiếp tới sức khoẻ viên chức và từ đó ảnh hƣởng tới năng suất lao động.
1.6.2.2. Các yếu tố gắn với tổ chức lao động
Trình độ và khả năng tổ chức lao động của mỗi đơn vị sự nghiệp có tác động mạnh mẽ tới năng suất lao động thông qua việc xác định phƣơng hƣớng phát triển, phân công lao động, chế độ tiền lƣơng, tiền thƣởng, tổ chức phục vụ nơi làm việc…
- Định mức lao động là sự chia nhỏ toàn bộ các công việc đƣợc giao cho từng ngƣời hoặc tƣng nhóm ngƣời thực hiện. Về bản chất thì đó là quá trình gắn từng viên chức với những nhiệm vụ phù hợp với khả năng của họ. Thực chất của phân công lao động là sự tách biệt, cô lập các chức năng lao động riêng biệt và tạo nên các quá trình lao động độc lập và gắn chúng với từng viên chức, đấy chính là sự chuyên môn hoá (cho phép tạo ra những công cụ chuyên dùng hợp lý và hiệp tác lao động có tác dụng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng năng suất lao động).
- Tiền thƣởng: Là số tiền mà ngƣời sử dụng lao động thƣởng cho ngƣời lao động trong những điều kiện đặc biệt theo sự thoả thuận của hai bên hoặc theo sự tự nguyện của bên sử dụng lao động trong các trƣờng hợp nhƣ: Khi
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiết kiệm đƣợc nguyên vật liệu, có những sáng kiến sáng tạo trong hoạt động lao động… Nếu tiền thƣởng đảm bảo gắn trực tiếp với thành tích của ngƣời lao động, gắn với hệ thống chỉ tiêu đƣợc nghiên cứu, phân loại cụ thể và mức thƣởng có giá trị tiêu dùng trong cuộc sống thì tiền thƣởng sẽ là công cụ để ngƣời sử dụng lao động kích thích sự hăng say, gắn bó, sự tích cực, tinh thần trách nhiệm, năng suất và hiệu quả của ngƣời lao động.
Ngoài tiền lƣơng, tiền thƣởng các phúc lợi xã hội cũng góp phần thúc đẩy nâng cao năng suất lao động. Phúc lợi xã hội là phần thù lao gián tiếp đƣợc trả dƣới dạng các bổ trợ về cuộc sống cho ngƣời lao động. Phúc lợi có thể là tiền, vật chất hoặc những điều kiện thuận lợi mà ngƣời sử dụng lao động cung cấp cho ngƣời lao động trong những điều kiện bắt buộc hay tự nguyện để động viên hoặc khuyến khích và đảm bảo anh sinh cho ngƣời lao động. Phúc lợi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cũng nhƣ góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời lao động, từ đó thúc đẩy và nâng cao năng suất lao động.
- Tổ chức phục vụ nơi làm việc: Nơi làm việc là không gian sản xuất đƣợc trang bị máy móc thiết bị, phƣơng tiện vật chất kỹ thuật cần thiết để ngƣời lao động hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất đã định, là nơi diễn ra các quá trình lao động. Nơi làm việc là nơi thể hiện rõ nhất khả năng sáng tạo và nhiệt tình của ngƣời lao động.Tổ chức phục vụ nơi làm việc là yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình lao động của con ngƣời. Nơi làm việc đƣợc tổ chức một cách hợp lý và phục vụ tốt góp phần bảo đảm cho ngƣời lao động có thể thực hiện các thao tác trong tƣ thế thoải mái nhất. vì vậy tiến hành sản xuất với hiệu quả cao, nâng cao năng suất lao động.
- Thái độ cƣ xử của ngƣời lãnh đạo: Lãnh đạo là việc định ra chủ trƣơng, đƣờng lối, nguyên tăc hoạt động của một hệ thống các điều kiện môi
trƣờng nhất định. Lãnh đạo là một hệ thống cá tổ chức bao gồm ngƣời lãnh đạo, ngƣời bị lãnh đạo,mục đích của hệ thống, các nguồn lực và môi trƣờng.
Ngƣời lãnh đạo là một trong các yếu tố quan trọng của hệ thống tổ chức, là ngƣời ra mệnh lệnh, chỉ huy điều khiển những nguời khác thực hiện các quyết định đề ra nhằm đảm bảo giải quyết tốt nhiệm vụ hoạt động của tổ chức hoạt động và hoàn thiện bộ máy quản lý. Ngƣời lãnh đạo có vai trò rất quan trọng trong tổ chức, họ quản lý tập thể bằng quyền lực và uy tín của mình. Quyền lực là những quyền hạn của ngƣời lãnh đạo trong khuôn khổ quyền hạn của nhà nƣớc hoặc tập thể trao cho ngƣời lãnh đạo. Uy tín là khả năng thu phục các thành viên dƣới quyền, nó gắn liền với những phẩm chất tài và đức của ngƣời lãnh đạo. Phong cách, phƣơng pháp cũng nhƣ thái độ của ngƣời lãnh đạo quyết định đến sự phát triển của các tổ chức. Với phong cách uy quyền tức là ngƣời lãnh đạo hành động độc đoán, khi ra quyết định không tham khảo ý kiến của bất kỳ ai, dẫn đến việc ra lệnh cứng nhăc, không tôn trọng ý kiến của tập thể thì nhân viên thƣờng không làm việc tự giác và độc lập, không phát huy đƣợc tính sáng tạo và hứng thú trong lao động, cuối cùng có tác động xấu đến tập thể. Với phong cách dân chủ tự do tức là ngƣời lãnh đạo trao quyền chủ động sáng tạo, độc lập tối đa và tự do hành động cho nhân viên để hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết để họ có ý kiến đóng góp và tham gia vào quá trình xây dựng, phát triển tổ chức. Việc lựa chọn phong cách này hay phong cách lãnh đạo khác có một ý nghĩa quan trọng đối với việc cũng cố giáo dục tập thể lao động. Mỗi phong cách lãnh đạo có đặc thù riêng và thích ứng với từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Phong cách lãnh đạo khác nhau tạo ra thái độ của ngƣời lãnh đạo khác nhau. Thái độ của ngƣời lãnh đạo ảnh hƣởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa ngƣời lãnh đạo với tập thể, đóng vai trò to lớn trong việc xây dựng và củng cố tâp thể vững mạnh từ đó ảnh hƣởng tới hiệu quả làm việc và năng suất lao động.
Vì vậy ngƣời lãnh đạo phải hiểu rõ bản chất và vận dụng các phong cách lãnh đạo trong những hoàn cảnh cụ thể, chính xác và hiệu quả.
- Bầu không khí của tập thể: Tập thể lao động là nhóm ngƣời mà tất cả các thành viên trong quá trình thực hiện những trách nhiệm của mình hợp tác trực tiếp với nhau, luôn có sự liên quan và tác động qua lại lẫn nhau. Mức độ hoạt động, hoà hợp về các phẩm chất tâm lý cá nhân của mọi ngƣời trong tập thể lao động đƣợc hình thành từ thái độ của mọi ngƣời đối với công việc, bạn bè, đồng nghiệp và ngƣời lãnh đạo tạo nên bầu không khí của tập thể. Trong tập thể lao động luôn có sự lan truyền cảm xúc từ ngƣời này sang ngƣời khác, nó ảnh hƣởng rất lớn đến trạng thái tâm lý, thái độ đối với lao động, với ngành nghề và với mỗi thành viên. Từ đó ảnh hƣởng tới năng suất lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất.
1.6.2.3. Các yếu tố thuộc về môi trường lao động
- Môi trƣờng tự nhiên
Thời tiết và khí hậu có ảnh hƣởng không nhỏ đến năng suất lao động. Nó tác động đến năng suất lao động một cách khách quan và không thể phủ nhận. Thời tiết và khí hậu của các nƣớc nhiệt đới khác với các nƣớc ôn đới và hàn đới, do đó ở các nƣớc khác nhau có những thuận lợi và khó khăn khác nhau trong sản xuất. Và ở mỗi một ngành sản xuất thì nó tác động khác nhau. Trong các cơ sở giáo dục, mỗi môn học có thể chịu những tác động khác nhau của môi trƣờng tự nhiên nhƣ giáo viên thể dục khác so với các giảng viên lý thuyết, bộ phận hành chính và các giảng viên giảng dạy lâm sàng, cộng đồng…
- Điều kiện lao động
Quá trình lao động của con ngƣời bao giờ cũng diễn ra trong môi trƣờng sản xuất nhất định, mỗi môi trƣờng khác nhau lại có các nhân tố khác nhau tác động đến ngƣời lao động, mỗi nhân tố khác nhau lại có mức độ tác động khác nhau, tổng hợp các nhân tố ấy tạo nên điều kiện lao động. Các
nhân tố tích cực tạo ra điều kiện thuận lợi còn nhân tố tiêu cực tạo ra điều kiện không thuận lợi cho con ngƣời trong quá trình lao động. “ Điều kiện lao động là tổng hợp các yếu tố của môi trƣờng làm việc tác động tới sức khoẻ và khả năng thực hiện công việc của ngƣời lao động”. Cụ thể là cƣờng độ chiếu sáng, độ ẩm, tiếng ồn, độ rung, bụi, các chất độc hại ảnh hƣởng tới con ngƣời. Nếu nơi làm việc có điều kiện làm việc không tốt nhƣ quá sáng hoặc quá tối sẽ ảnh hƣởng đến thị giác của ngƣời lao động, giảm khả năng lao động. Hoặc nơi làm việc có môi trƣờng bị ô nhiễm, mức độ an toàn không cao, ảnh hƣởng đến sức khoẻ của ngƣời lao động. Mặt khác, làm cho ngƣời lao động có cảm giác không yên tâm nên không chuyên tâm vào công việc, làm giảm năng suất lao động.
1.6.2.4. Các cơ chế chính sách.
Hệ thống chính sách trong tổ chức bao gồm các nội quy, quy định, các chính sách thi đua, khen thƣởng, kỷ luật….Hệ thống chính sách đƣợc xây dựng chặt chẽ, chi tiết, công bằng, rành mạch sẽ củng cố đƣợc lòng tin của ngƣời lao động đối với tổ chức. Nếu nhƣ chính trong những chính sách của hệ thống có sự phân biệt giới tính, phân biệt ngƣời lao động giàu, ngƣời lao động nghèo, phân biệt “con ông cháu cha”…sẽ không có tác dụng lớn trong việc tạo động lực lao động cho ngƣời lao động trong cơ quan.
Một hệ thống chính sách phù hợp đòi hỏi quá trình thực hiện phải chính xác, phải chặt chẽ và phải công bằng. Tránh tình trạng “chính sách một đƣờng thực hiện một nẻo” nhƣ thế không những không tạo động lực cho ngƣời lao động mà ngƣợc lại gây những phản ứng bất bình, chán nản cho ngƣời lao động. Do vậy việc thực hiện đúng đắn các chính sách là một yếu tố có tác động mạnh đến động lực làm việc của viên chức.
Tiểu kết chương 1
Động lực làm việc giúp cho viên chức đạt đƣợc những mục tiêu đã đề ra với nỗ lực lớn nhất. Từ đó trực tiếp giúp các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phát triển. Trong chƣơng này của luận văn, các cơ sở lý thuyết của động lực làm việc và tạo động lực làm việc đã đƣợc làm rõ nhƣ: Các khái niệm về động lực và một số khái niệm liên quan trong luận văn, các học thuyết tạo động lực, các phƣơng pháp tạo động lực, sự cần thiết của tạo động lực làm việc cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc. Tất nhiên, chỉ trong một chƣơng không thể bao quát hết đƣợc tất cả các mặt chi tiết của quá trình tạo động lực mà chỉ chỉ ra những điểm chung nhất.
Trên cơ sở lý thuyết, việc tìm hiểu kỹ hơn về động lực làm việc cụ thể tại các đơn vị là cần thiết nhằm so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn cũng nhƣ đề ra đƣợc các giải pháp thích hợp cho từng đơn vị. Động lực làm việc của viên chức tại trƣờng Cao đẳng Y tế Quảng Nam sẽ đƣợc trình bày cụ thể hơn