Sử dụng lao động và tạo động lực trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức trường cao đẳng y tế quảng nam (Trang 85 - 87)

3.1. Phƣơng hƣớng tạo động lực làmviệc

3.1.3. Sử dụng lao động và tạo động lực trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đào tạo Y khoa ngày càng đƣợc quan tâm và ƣu tiên. Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự tham gia mạnh mẽ của lao động quốc tế trong chuỗi giá trị, cung ứng toàn cầu. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế và đảm bảo các quyền của ngƣời lao động đã trở thành xu thế trong hợp tác và thƣơng mại quốc tế.

Cuối năm 2015, ASEAN trở thành Cộng đồng và Việt Nam là một thành viên. Đây là một bƣớc tiến trong quá trình hội nhập của Việt Nam trong suốt những năm qua và sẽ còn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới. Liên tiếp đó là các thỏa thuận trong các cộng đồng thƣơng mại nhƣ WTO, TPP. Việc hội nhập quốc tế là một tất yếu nhƣng cũng đặt ra vô vàn thách thức cho công tác cán bộ trong các trƣờng Đại học, cao đẳng đào tạo Y khoa- nơi đào tạo nguồn nhân lực y tế cho đất nƣớc và tƣơng lai có thể là cho khu vực, thế giới. Việc sử dụng lao động và tạo động lực lao động trong thời kỳ hội nhập quốc tế cần có những chú ý cơ bản sau:

3.1.3.1. Thu hút nguồn nhân lực chất lượng.

Việc thu hút nguồn nhân lực trong các trƣờng Đại học, cao đẳng công lập trong thời kỳ hội nhập quốc tế đang là tâm điểm của rất nhiều các diễn đàn. Sức hút của các trƣờng nổi tiếng hoặc việc trả lƣơng cao hơn rất nhiều so với các trƣờng Đại học, cao đẳng công lập có thể khiến nguồn nhân lực chất lƣợng cao rời khỏi khối công lập. Chính vì vậy, các cơ chế chính sách đặc thù dành cho nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong nƣớc và quốc tế là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại các cơ sở đào tạo.

3.1.3.2. Xóa bỏ rào cản ngôn ngữ cho nguồn nhân lực hiện đang quản lý

Hội nhập quốc tế đồng nghĩa với việc đào tạo nguồn nhân lực không chỉ dừng ở phạm vi quốc gia. Chính vì vậy, nguồn nhân lực tại các cơ sở giáo dục công lập cần đƣợc bổ sung kịp thời vốn ngoại ngữ. Đây là một nhiệm vụ khó khăn tại rất nhiều các đơn vị. Tuy nhiên, việc phổ cập ngôn ngữ quốc tế sẽ mang lại lợi thế rất lớn cho các trƣờng Đại học, cao đẳng khi hội nhập quốc tế.

3.1.3.3. Tăng cường khả năng nghiên cứu khoa học.

Cần lƣu ý rằng, nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ quan trọng trong các viện nghiên cứu, các trƣờng Đại học và Cao đẳng tại bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Việc tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực có khả năng nghiên cứu khoa học sẽ giúp các trƣờng tự tin hơn trong quá trình hội nhập. Tăng cƣờng khả năng hợp tác quốc tế và chia sẻ thông tin cho giảng dạy. Từ đó gián tiếp tăng động lực làm việc cho cán bộ chuyên môn. Cần tránh tƣ duy công tác nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ của các trƣờng, các viện lớn.

3.1.3.4. Tăng cường hợp tác quốc tế.

Hiện nay, một số các trƣờng đã và đang rất thành công trong các mô hình đào tạo liên kết với các trƣờng Đại học, Cao đẳng trong nƣớc và quốc tế. Việc hợp tác mang lại nhiều lợi ích cho Nhà trƣờng, tăng khả năng giao lƣu giữa các cá nhân, tăng sự hiểu biết chung về kiến thức chuyên ngành. Tại Việt Nam, hiện nay nhiều mô hình hợp tác đã ghi nhận thành công lớn nhƣ Đại học Y hà nội với phân viện tại Thanh Hóa, liên kết giữa đại học Y dƣợc Huế với các trƣờng đại học tại Thái Lan và Australia, Đại học Y hà Nội với các đại học tại Nhật Bản, Thụy Điển, Mỹ…

Muốn làm đƣợc những điểm trên, việc sử dụng lao động, nhất là tại các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức trường cao đẳng y tế quảng nam (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)