Nâng cao tính công bằng trong công việc một cách khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức trường cao đẳng y tế quảng nam (Trang 90 - 91)

3.2. Một số giải pháp tạo động lực làmviệc cho viên chức trƣờng Cao đẳng

3.2.3. Nâng cao tính công bằng trong công việc một cách khách quan

Việc duy trì tính công bằng trong công việc tại cơ quan là điều rất khó khăn đối với các nhà quản lý. Trong môi trƣờng công lập, việc duy trì tính công bằng trong công việc lại càng khó khăn. Công bằng ở đây chính là sự công bằng trong mọi cơ hội công việc. Chính vì thế, ngƣời làm công tác quản lý, tổ chức cần lƣu ý tiếp tục hoàn thiện các cơ chế định mức công việc phù hợp, các cơ chế thi đua khen thƣởng, cơ hội thăng tiến nghề nghiệp đƣợc khách quan ở mọi đối tƣợng. Tránh tình trạng ƣu ái, lạm dụng quyền lực trong cơ quan. Muốn nhƣ vậy, điều quan trọng nhất là hoàn thiện các hệ thống văn bản có tính ràng buộc, quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của từng cá nhân, khối lƣợng công việc tối thiểu (trong một số trƣờng hợp là cả khối lƣợng công việc tối đa) phải hoàn thành, các chính sách thƣởng phạt chi tiết. Tránh việc xây dựng các bộ công cụ này qua loa, đại khái sẽ làm mất tính công bằng khi hoạt động. Gây nên sự ức chế, chia rẽ đối với cán bộ, viên chức trong cơ quan, ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng công việc chung của tập thể.

3.2.4. Đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng viên chức bằng việc liên tục đào tạo, đào tạo lại

Đào tạo, bồi dƣỡng viên chức đƣợc xác định là một nhiệm vụ thƣờng xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lƣợng và hiệu quả làm việc của viên chức; hƣớng tới mục tiêu là tạo đƣợc sự thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Với yêu cầu, mục tiêu đó, trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng cần tập trung trang bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ thực hiện công việc cho viên chức; trong đó, cung cấp những kiến thức, lý luận cơ bản, trang bị kỹ

năng, cách thức hoạt động thực thi công việc, còn thái độ thực hiện công việc thể hiện sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của viên chức. Vì vậy cần có những đổi mới trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng viên chức nhƣ sau:

- Việc đào tạo, bồi dƣỡng viên chức hiện còn thiên về lý thuyết, thiếu tính ứng dụng, chƣa chú trọng tính đặc thù riêng biệt của từng vị trí việc làm của viên chức. Trong thời gian qua, nội dung và thời lƣợng khung cho các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng liên tục thay đổi và cải cách nhƣng hiệu quả vẫn chƣa cao, chƣa phù hợp với yêu cầu thực tiễn của từng ngành với tính chất và trình độ phát triển rất khác nhau, chƣa đáp ứng yêu cầu từng vị trí việc làm của viên chức. Chính vì vậy cần đổi mới nội dung chƣơng trình, giáo trình và tài liệu giảng dạy cho phù hợp theo vị trí việc làm; trong đó chú trọng kỹ năng thực tiễn áp dụng cho từng đối tƣợng ngƣời học; cần có sự liên thông trong nội dung chƣơng trình, giảm bớt những nội dung trùng lắp.

- Tiếp tục đổi mới và áp dụng tốt các phƣơng pháp truyền đạt kiến thức theo từng đối tƣợng đào tạo, bồi dƣỡng nhƣ: thuyết trình, làm việc theo nhóm, nghiên cứu tình huống, thảo luận, đóng vai...

- Giảng viên mời tham gia giảng dạy, truyền đạt kiến thức cần mời những ngƣời có kiến thức sâu, rộng, có nhiều kinh nghiệm trong thực tế; cung cấp cho ngƣời học những thông tin, kiến thức thiết thực; mời lãnh đạo các cơ quan, đơn vị công tác trong ngành, trong địa phƣơng có kinh nghiệm thực tiễn để truyền đạt kiến thức, hƣớng dẫn kỹ năng theo từng vị trí việc làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức trường cao đẳng y tế quảng nam (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)