Đội ngũ viên chức và động lực làmviệc của viên chức trường Cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức trường cao đẳng y tế quảng nam (Trang 53 - 60)

2.1. Tổng quan về đội ngũ viên chức trƣờng Cao đẳn gY tế Quảng Nam

2.1.3. Đội ngũ viên chức và động lực làmviệc của viên chức trường Cao

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam)

Nhiệm vụ trọng tâm của Trƣờng là đào tạo, đào tạo nâng cấp nguồn nhân lực y tế có trình độ cao đẳng trở xuống, góp phần đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân các tuyến y tế của tỉnh Quảng Nam và các tỉnh, thành trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đồng thời thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; khám, chữa bệnh bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh nhà.

2.1.3. Đội ngũ viên chức và động lực làm việc của viên chức trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam. đẳng Y tế Quảng Nam.

Biểu đồ 2.1. Phân bổ đội ngũ viên chức trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam năm 2015 theo độ tuổi.

Tính đến thời điểm hiện tại, trƣờng Cao đẳng Y tế Quảng Nam có 121 viên chức đang công tác tại trƣờng. Độ tuổi trung bình của viên chức là 35.77

Mean: 35.77 Minimum: 24 Maximum: 58

với ngƣời trẻ nhất hiện nay là 24 tuổi và ngƣời cao tuổi nhất là 58. Có thể thấy, viên chức tại trƣờng đều nằm trong độ tuổi lao động với độ tuổi trung bình khá tốt. Số ngƣời trong độ tuổi từ 20-40 chiếm tỷ lệ lớn cho thấy công tác tuyển dụng đặc biệt chú ý đến đội ngũ viên chức trẻ. Đi cùng với đó là số cán bộ kinh nghiệm ở độ tuổi trung bình từ 41-60 tuy ít hơn nhƣng không quá chênh lệch. Điều đó thể hiện cách nhìn tốt trong công tác tổ chức cán bộ của nhà trƣờng, đặc biệt là việc sử dụng viên chức trong thời gian dài.

Biểu đồ 2.2. Phân bổ viên chức trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam năm 2015 theo giới tính

Dễ nhận thấy, viên chức là nữ chiếm tỷ lệ cao trong đơn vị. Tỷ lệ viên chức nam chỉ chiếm 34.7%, đây cũng là điều dễ hiểu bởi công việc giảng dạy tại các trƣờng, đặc biệt tại các trƣờng Đại học, Cao đẳng Y tế thƣờng không thu hút đƣợc lƣợng lao động nam mới ra trƣờng. Đây cũng là thực trạng chung của các trƣờng Y trong cả nƣớc. Mặt khác, các ngành đào tạo chủ lực của trƣờng hiện nay là điều dƣỡng, kỹ thuật, hộ sinh… với tính chất đặc thù

về giới tính của học sinh cũng quyết định ít nhiều đến sự phân bố viên chức theo giới tính. Tuy vậy, thu hút lƣợng lao động, đặc biệt các giảng viên nam là cần thiết để có thể đảm bảo sự cân đối trong đội ngũ viên chức đơn vị.

Biểu đồ 2.3. Phân bổ viên chức trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam năm 2015 theo trình độ học vấn

Tỷ lệ viên chức có trình độ học vấn sau đại học chiếm tỷ lệ 33.9%, tỷ lệ viên chức có trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ 66.1%. Điều này thể hiện công tác tuyển dụng cán bộ có sự sàng lọc tốt. Viên chức trong nhà trƣờng đều đã qua các trƣờng lớp đào tạo về chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng. Không có việc sử dụng trái ngành nghề, từ đó tăng chất lƣợng của công việc, tăng khả năng phối hợp và sự hài lòng về vị trí việc làm giữa các viên chức trong khoa, phòng.

Bảng 2. 1. Tương quan giữa đặc điểm của viên chức và mức độ hài lòng với công việc của viên chức trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam năm 2015.

Đặc điểm

Mức độ hài lòng chung với công việc

R p Chƣa hài lòng Hài lòng Tổng SL % SL % SL % Vị trí công tác 0.25 0.00 Hành chính 6 5.0 39 32.2 45 37.2 Giảng Viên 1 0.8 75 62.0 76 62.8 Trình độ học vấn cao nhất Cao đẳng, đại học 7 5.8 73 60.3 80 66.1 0.18 0.05 Sau đại học 0 0 41 33.9 41 33.9 Thu nhập bình quân Thấp 6 5.0 64 52.9 70 57.9 0.14 0.13 Trung bình/cao 1 0.8 50 41.3 51 42.1 Số năm công tác Trên 10 năm 5 4.1 61 50.4 66 54.5 0.08 0.36 Dƣới 10 năm 2 1.7 53 43.8 55 45.5 Độ tuổi 20-30 7 5.8 80 66.1 87 71.9 0.16 0.09 31-40 0 0.0 34 28.1 34 28.1 Tổng 7 5.8 114 94.2 121 100

Tỷ lệ hài lòng chung với công việc của viên chức trƣờng Cao đẳng Y tế Quảng Nam năm 2015 khá cao chiếm 94.2%. Có mối tƣơng quan giữa vị trí làm việc với sự hài lòng chung của công việc khi nhân viên hành chính có sự hài lòng thấp hơn so với giảng viên. Đây là điều dễ hiểu bởi công việc của

khối hành chính thƣờng ít có sự linh động và dễ gây nhàm chán so với giảng viên. Không có mối tƣơng quan giữa trình độ, mức thu nhập, số năm công tác, độ tuổi của viên chức với sự hài lòng chung trong công việc.

Bảng 2.2. Các yếu tố thể hiện sự hài lòng trong công việc của viên chức trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam năm 2015.

Các yếu tố thể hiện sự hài lòng

Chƣa hài lòng Hài lòng Tổng

SL % SL % SL %

Sự hài lòng với môi trƣờng làm việc 3 2.5 118 97.5 121 100 Sự hài lòng trong quan hệ với đồng

nghiệp, cấp trên 12 9.9 109 90.1 121 100

Lƣơng, thƣởng và phúc lợi 6 5.0 115 95.0 121 100 Bố trí, sử dụng lao động 8 6.6 113 93.4 121 100 Tạo hứng thú trong công việc 10 8.3 111 91.7 121 100 Cơ hội thăng tiến, phát triển 16 13.2 105 86.8 121 100 Sự công nhận đóng góp cá nhân 9 7.4 112 92.6 121 100

Tạo trách nhiệm 3 2.5 118 97.5 121 100

Dựa trên cơ sở lý luận, một bảng hỏi đã đƣợc xây dựng nhằm tìm hiểu sự hài lòng với các yếu tố trong công việc của viên chức trƣờng Cao đẳng Y tế Quảng Nam. Phân tích cho thấy, các yếu tố cần đƣợc chú trọng hơn nhằm tạo động lực cho ngƣời lao động bao gồm: tạo điều kiện để thăng tiến, phát triển nghề nghiệp, quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên, việc tạo hứng thú trong công việc… Các yếu tố này hầu nhƣ trƣớc đến nay vẫn ít đƣợc chú ý hơn trong việc tạo động lực trong các cơ quan, đơn vị so với tạo động lực bằng lƣơng, thƣởng hay sắp xếp môi trƣờng làm việc và giao trách nhiệm cho cá nhân.

Biểu đồ 2.4. Động lực làm việc của viên chức trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam năm 2015

Tự đánh giá động lực làm việc của bản thân viên chức trƣờng Cao đẳng Y tế Quảng Nam đƣợc mô tả trong biểu đồ 2.4. Dễ nhận thấy động lực làm việc của viên chức khá cao. Tỷ lệ ngƣời cảm thấy động lực làm việc chủ quan của bản thân từ 90 điểm trở lên chiếm đến 83.5 %, số ngƣời cảm thấy động lực làm việc từ 60-69 điểm chỉ chiếm 0.8 %. Không có ngƣời điểm động lực làm việc dƣới 60 điểm. Điều này cũng dễ hiểu khi mức độ hài lòng với công việc của ngƣời lao động cũng chiếm tỷ lệ rất cao.

Bảng 2.3. Mối tương quan giữa sự hài lòng và động lực làm việc của viên chức trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam năm 2015.

Tƣơng quan giữa sự hài lòng với Động lực trong công việc

R p

Sự hài lòng với môi trƣờng làm việc 0.43 0.00

Sự hài lòng trong quan hệ với đồng nghiệp,

cấp trên 0.44 0.00

Lƣơng, thƣởng và phúc lợi 0.57 0.00

Bố trí, sử dụng lao động 0.49 0.00

Tạo hứng thú trong công việc 0.54 0.00

Cơ hội thăng tiến, phát triển 0.49 0.00

Sự công nhận đóng góp cá nhân 0.42 0.00

Tạo trách nhiệm 0.46 0.00

Mối tƣơng quan giữa sự hài lòng với công việc của viên chức trƣờng Cao đẳng Y tế Quảng Nam với động lực làm việc của họ đƣợc mô tả trong

bảng 2.3 . Có thể dễ dàng nhận thấy rằng sự hài lòng với công việc càng cao thì hứng thú và động lực làm việc càng lớn (P<0.01, R>0.3). Đặc biệt, các yếu tố chính góp phần tạo nên động lực làm việc là chế độ lƣơng, thƣởng (p<0.01, R=0.57), việc bố trí sử dụng lao động đúng vị trí và cơ hội thăng tiến (p<0.01,R=0.49). Rõ ràng, đây là các nhu cầu cơ bản nhất, đƣợc mong muốn nhất của ngƣời lao động ở bất cứ một cơ quan, tổ chức nào. Nó phù hợp với các thuyết tạo động lực của Maslow hay Herzberg… [35],[38].

Qua khảo sát về sự hài lòng và động lực làm việc của viên chức trƣờng Cao đẳng Y tế Quảng Nam. Thực tiễn đã phản ánh đúng các cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực. Đồng thời, thực tế cũng bổ sung những điểm mà ngƣời quản lý có thể vận dụng nhiều nhất để tăng cƣờng động lực làm việc của

nhân viên. Bởi lẽ, việc đáp ứng tất cả các nhu cầu của ngƣời lao động là không thể. Chính vì vậy, việc tập trung vào những mặt, những khía cạnh quan trọng nhất của tạo động lực là cần thiết đối với bất cứ một cơ quan, đơn vị nào.

2.2. Thực trạng tạo động lực làm việc cho đội ngũ viên chức trƣờng Cao đẳng Y tế Quảng Nam trong những năm gần đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức trường cao đẳng y tế quảng nam (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)