Chức năng của quản lý nhà nước về thương mại

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thương mại tại quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 25 - 27)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH THƯƠNG MẠI

1.1.5. Chức năng của quản lý nhà nước về thương mại

a. Chức năng hoạch định

Chức năng này bao gồm các nội dung cơ bản là hoạch định chiến lược, quy hoạch phát triển thương mại, phân tích và xây dựng các chính sách thương mại; quy hoạch và định hướng chiến lược phát triển thị trường, xây dựng hệ thống pháp luật có liên quan đến thương mại; xác lập các chương trình, dự án, cụ thể hóa chiến lược, đặc biệt là các lộ trình hội nhập khu vực và quốc tế.

Vai trò của chức năng hoạch định là giúp cho các doanh nghiệp có phương hướng hình thành phương án, chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Nó vừa giúp tạo lập môi trường kinh doanh, vừa cho phép Nhà nước có thể kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh trên thị trường.

b. Chức năng tổ chức và phối hợp các hoạt động quản lý thương mại

Nhà nước bằng việc tạo lập các cơ quan và hệ thống tổ chức, quản lý, sử dụng bộ máy này để hoạch định các chiến lược, quy hoạch, chính sách, các văn bản pháp luật. Đồng thời, sử dụng sức mạnh của bộ máy tổ chức để thực hiện những vấn đề thuộc về QLNN nhằm áp dụng chính sách và pháp luật vào thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp, hiện thực hóa quy hoạch và kế hoạch.

Với mục đích trên, chức năng phối hợp có vai trò và bao gồm:

+ Hình thành cơ chế phối hợp hữu hiệu giữa cơ quan QLNN về thương mại với các đơn vị quản lý liên quan, với các cấp trong hệ thống tổ chức quản lý thương mại của Trung ương, Tỉnh/ thành phố, quận huyện, xã phường.

+ Bồi dưỡng và đào tạo về nguồn lực đủ khả năng thực hiện các công việc liên quan tới quản lý nhà nước về thương mại.

c. Chức năng lãnh đạo, điều tiết các hoạt động thương mại và can thiệp thị trường

Mục đích là nhằm điều tiết các hoạt động thương mại, điều tiết thị trường để các hoạt động này cũng như thị trường phát triển cân đối, hài hòa, bền vững và đúng theo quy định.

Nội dung và vai trò của chức năng này bao gồm:

+ Nhà nước là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mọi chủ thể kinh doanh, khuyến khích và đảm bảo bằng luật pháp.

+ Hướng dẫn và kích thích các doanh nghiệp hoạt động theo định hướng thị trường của mình.

+ Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp về thông tin, tài chính, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong điều kiện cho phép, không vi phạm các cam kết quốc tế. Bảo vệ kinh tế Nhà nước theo đúng pháp luật quốc tế, chống tham nhũng và thất thoát tài sản, đảm bảo tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.[19]

d. Chức năng kiểm soát các quan hệ trao đổi hoạt động thương mại

Nhằm phát hiện những lệch lạc, nguy cơ chệch hướng hoặc vi phạm pháp luật và các quy định của Nhà nước, từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh thích hợp nhằm tăng cường hiệu quả của QLNN về thương mại.

Nội dung và vai trò của chức năng này:

chế độ quản lý của các chủ thể đó về các mặt đăng ký kinh doanh, phương án sản phẩm, chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, bản quyền sở hữu công nghiệp, môi trường ô nhiễm, cơ chế quản lý kinh doanh, nghĩa vụ nộp thuế...

+ Nhà nước cũng thực hiện việc kiểm tra, đánh giá về sức mạnh của hệ thống các tổ chức quản lý thương mại của Nhà nước cũng như đội ngũ cán bộ công chức thực hiện các chức năng quản lý của Nhà nước.[19]

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thương mại tại quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)