6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.3. Định hướng quản lý
- Nâng cao văn minh thương mại, xây dựng chiến lược phát triển thương mại tổng thể, trên cơ sở đó có thể xây dựng các chiến lược phát triển hoặc đề án phát triển thương mại địa phương, phát triển xuất nhập khẩu, phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ để làm căn cứ và định hướng cho sự phát triển của thương mại trong bối cảnh và điều kiện mới. Trong các chiến lược đó cần chú trọng đến những cơ cấu chủ yếu của thương mại cũng như mối tương quan giữa chúng như: thương mại trong nước và quốc tế (xuất, nhập khẩu); thương mại hàng hóa và dịch vụ; cơ cấu hàng hóa và dịch vụ XNK; cơ cấu thị trường, đối tác; về cán cân thương mại cùng những điều kiện thương mại (tỷ giá, thuế quan và hàng rào phi thuế quan...). Đặc biệt, chiến lược phát triển thương mại cần gắn với chiến lược sản xuất công nghiệp và dịch vụ trong cùng thời kỳ.
- Đưa thương mại phát huy hết các lợi thế so sánh tiềm năng của địa phương; phát triển bán hàng trong các cửa hàng, của hiệu thông qua các phương thức hiện đại (bán hàng qua điện thoại và giao hàng tận nhà, cửa hàng tự chọn thông qua các website thương mại điện tử , dịch vụ sau bán hàng… ).Xây dựng hình thành thêm nhiều tuyến đường phố chuyên doanh mang phong cách hiện đại, tạo mạng lưới kênh phân phối bán hàng đa dạng, đảm bảo lưu thông hàng hóa nhanh, tiện lợi, kích thích nhu cầu mua sắm của người dân.
- Đầu tư mạng lưới chợ, phát triển cung cấp các dịch vụ thương mại, xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh thương mại và hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia các hội trợ triển lãm…không chỉ trên địa bàn thành phố mà còn các tỉnh thành lân cận khu vực miền Trung, Tây Nguyên, toàn quốc…. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, ổn định giá cả, chống sản xuất và buôn bán hàng giả hàng nhái kém chất lượng, không đảm bảo yêu cầu theo tiêu chuẩn quy định, buôn lậu, trốn thuế.