CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thương mại tại quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 35 - 39)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI

1.4.1. Yếu tố nguồn lực

a. Nguồn lao động

Lao động là yếu tố đầu vào rất cần thiết của mọi quá trình sản xuất, đặc biệt là yếu tố duy nhất trực tiếp cung ứng các sản phẩm dịch vụ mà không thể thay thế bằng bất kỳ một loại máy móc thiết bị nào. Lao động chính là động lực của phát triển thương mại. Để có thu nhập, lao động trở thành nhu cầu cấp

thiết và chính đáng nhất của con người. Chính nhu cầu đó đã thúc đẩy con người tìm việc làm, đưa con người đến với công việc và thúc đẩy con người tiến hành các hoạt động kinh tế, góp phần tích cực cho sự phát triển của quá trình sản xuất, cung ứng hàng hóa- dịch vụ trên thị trường, là nguồn lực cho sự phát triển thương mại.

b. Tiến bộ khoa học, công nghệ

Cùng với các nguồn lực nêu trên, KH-CN cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển thương mại. Trong quá trình sản xuất hàng hóa - dịch vụ việc áp dụng những tiến bộ khoa học sẽ thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa sâu hơn, tăng năng suất lao động, giảm chi phí, giúp tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao hơn. Ngày nay, sự phát triển không ngừng vượt bậc của công nghệ, nhất là công nghệ thông tin cùng với sự phát triển nhanh chóng của các cơ sở hạ tầng mạng máy tính đã đem lại những lợi ích đặc biệt cho toàn xã hội. Trong đó, lợi ích mà doanh nghiệp nhận được từ sự phát triển khoa học công nghệ mang lại chính là chi phí kinh doanh thấp, tạo cơ hội kết nối hàng trăm triệu người và giúp các doanh nghiệp lựa chọn được các đối tác thích hợp trên phạm vi toàn cầu; riêng đối với khách hàng giúp khách hàng nhận được các thông tin xác thực và chi tiết một cách nhanh chóng trên môi trường mạng.

c. Kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo các điều kiện sản xuất và tái sản xuất xã hội. Kết cấu hạ tầng của mỗi ngành, lĩnh vực bao gồm những công trình đặc trưng cho hoạt động của ngành, lĩnh vực đó. Kết cấu hạ tầng bao gồm: kết cấu hạ tầng kinh tế và kết cấu hạ tầng xã hội.

Kết cấu hạ tầng kinh tế bao gồm: năng lượng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng, hệ thống lưới điện...đây cũng chính là yếu tố tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngành.

Kết cấu hạ tầng xã hội bao gồm: Giáo dục, bệnh viện, Y tế.... Với tính chất đa dạng, kết cấu hạ tầng là nền tảng vật chất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại thì nền kinh tế mới có điều kiện phát triển nhanh, ổn định và bền vững.

1.4.2. Yếu tố thị trường

Tác động của thị trường đến phát triển thương mại thể hiện: nó chỉ ra xu thế phát triển thương mại, chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu sản phẩm hàng hóa- dịch vụ, nâng cao hiệu quả KT-XH của sản xuất kinh doanh. Thị trường ở đây được hiểu không chỉ là thị trường các loại hàng hóa dịch vụ mà còn bao hàm các loại thị trường yếu tố sản xuất (thị trường lao động, thị trường vốn...). Như vậy, thị trường tác động đến cả đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất, cung ứng hàng hóa- dịch vụ.

1.4.3. Môi trường kinh tế - xã hội và chính sách

Môi trường chính trị - xã hội ổn định, kinh tế tăng trưởng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào nền kinh tế nói chung và lĩnh vực hoạt động thương mại nói riêng.

Mặt khác, thể chế, chính sách điều tiết của nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường kinh doanh trên lĩnh vực thương mại. Vì thế, nếu chính sách đúng đắn, thích hợp nó sẽ phát huy được tính năng động của các chủ thể sản xuất- kinh doanh, khai thác tốt nhất mọi tiềm năng thế mạnh của nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển thương mại và ngược lại. Trong quá trình QLNN sử dụng những biện pháp, chính sách để can thiệp vào quá trình sản xuất và trao đổi, cung ứng hàng hóa- dịch vụ. Các biện pháp thường được sử dụng như: thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu, tỷ giá hối đoái, các chương trình đầu tư kết cấu hạ tầng, xúc tiến thị trường...

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nội dung chương 1 nhằm nghiên cứu những cơ sở lý luận về quản lý nhà nước ngành thương mại:

- Khái niệm, vai trò, chức năng quản lý nhà nước ngành thương mại - Các nội dung quản lý nhà nước ngành thương mại trên địa bàn quận: + Định hướng phát triển ngành thương mại thông qua chiến lược, quy hoạch và kế hoạch, các chương trình, đề án phát triển thương mại;

+ Xây dựng và ban hành văn bản quản lý ngành thương mại; + Tổ chức đăng ký kinh doanh thương mại;

+ Thực hiện công tác dịch vụ công đối với các thủ tục hành chính; + Thực hiện quản lý Nhà nước đối với các loại hình kinh doanh đang hoạt động; Quản lý hoạt động xúc tiến thương mại;

+ Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về thương mại; Công cụ và phương pháp QLNN ngành thương mại.

Từ đó làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp hoàn thiện nội dung QLNNvề thương mại trên địa bàn quận.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thương mại tại quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)