6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH THƯƠNG MẠI
1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước ngành thương mại
a. Định hướng phát triển ngành thương mại thông qua kế hoạch, các chương trình, đề án phát triển thương mại
Hệ thống các kế hoạch phát triển thương mại là những nội dung quan trọng để các cơ quan nhà nước thực hiện công tác QLNN về thương mại trên địa bàn. Đây là những tư tưởng chỉ đạo, các mục tiêu, chỉ tiêu, các mô hình, biện pháp, ngắn hạn và dài hạn để định hướng cho thương mại trên địa bàn quậnphát triển theo đúng các mục tiêu chung của phát triển kinh tế- xã hội.
Vì vậy, xây dựng các kế hoạch phát triển thương mại là một nội dung QLNN về thương mại. Các kế hoạch quản lý thương mại tại quận phải phù hợp với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại của thành phố nói chung. Ban hành kế hoạch tổng thể phát triển phải được xây dựng trên các luận cứ khoa học và giá trị thực tiễn cao, đặc biệt yếu tố dự báo và tầm nhìn về phát triển thương mại trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn phải được quán triệt sâu sắc trong bản quy hoạch để làm căn cứ cho việc quy hoạch tổng thể phát triển thương mại của thành phố trong thời gian trung hạn và dài hạn. Một yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với việc xây dựng kế hoạch thương mại là bản kế hoạch này phải được tham vấn ý kiến đầy đủ và phải phản ánh được sự phù hợp với các quy hoạch về xây dựng cũng như quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.
Quản lý nhà nước về thương mại đối với quận là một bộ phận nằm trong hệ thống QLNN thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Việc quản lý nhà nước về thương mại còn thể hiện ở việc cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, các quyết định của nhà nước về thương mại trên cơ sở đặc thù của từng khu vực quản lý. Các cơ quan có nhiệm vụ triển khai thực hiện tốt các chủ trương, các chính sách, các quyết định của Nhà nước về thương mại trên địa bàn.
Trên cơ sở các đặc thù của quận, cơ quan QLNN về thương mại phải tổ chức ban hành các văn bản thể chế hóa các VBQPPL, triển khai nội dung các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với các hoạt động thương mại. Phổ biến, hướng dẫn, giáo dục pháp luật thương mại đối với thương nhân trên địa bàn quản lý để đảm bảo việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về thương mại.
b. Xây dựng và ban hành văn bản quản lý ngành thương mại
Thực hiện các nội dung các văn bản pháp luật về thương mại gồm: Luật Thương mại 2005; Các Luật về doanh nghiệp như: Luật doanh nghiệp, Đầu tư; các Nghị định và Quyết định của Chính phủ, các Thông tư, công văn Chỉ thị của Bộ Công Thương và các Bộ liên quan về tổ chức công ty, doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình; Các văn bản hiện hành về quản lý hoạt động kinh doanh trong nước; Các văn bản về xuất nhập khẩu, các văn bản về quản lý thị trường; Các văn bản về đầu tư liên quan đến thương mại; Các văn bản về tiêu chuẩn chất lượng về quản lý đo lường chất lượng hàng hóa; các văn bản hướng dẫn về đánh giá VMTM. Các văn bản về thuế trong nước và thuế quan; Các văn bản về VPĐD thương mại; Các văn bản về hải quan; Các văn bản về hợp đồng kinh tế và trọng tài thương mại…
Trên cơ sở pháp luật nhà nước, các VBQPPL của Chính phủ và các văn bản quản lý, hướng dẫn của Bộ Công Thương, cơ quan QLNN về thương mại
địa phương xây dựng các dự thảo VBQPPL, luật hướng dẫn thi hành và trình UBND cấp tỉnh/ thành phố và cấp quận, huyện thực hiện triển khai; trong phạm vi thẩm quyền của mình, Ban hành các văn bản hướng dẫn có chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật đối với các hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật. Tổ chức, phổ biến, hướng dẫn, giáo dục pháp luật về thương mại đối với thương nhân trên địa bàn quận để đảm bảo việc thực hiện đúng quy định của pháp luật. Ban hành các văn bản hướng dẫn các Phòng Kinh tế/Kinh tế - hạ tầng về nghiệp vụ chuyên môn thương mại và thực hiện các chủ trương chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động thương mại.[12]
c. Tổ chức đăng ký kinh doanh thương mại
Hoạt động đăng ký kinh doanh nhằm đảo bảo quyền kinh doanh thương mại hợp pháp cho mọi cá nhân và tổ chức trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Đăng ký kinh doanh thương mại trên địa bàn quận bao gồm: cấp giấy phép kinh doanh hộ cá thể, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các loại hàng hóa và dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật và sự phân cấp của Chính phủ, Bộ, Ban ngành, UBND thành phố. ….
Cơ quan QLNN về thương mại phải tổ chức tổ chức tốt công tác cấp đăng ký kinh doanh đảm bảo luôn theo dõi, kiểm tra nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải đăng ký được hệ thống doanh nghiệp và làm tốt vai trò công tác kiểm tra doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh đảm bảo hoạt động đăng ký kinh doanh được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.[12]
d. Thực hiện công tác dịch vụ công đối với các thủ tục hành chính
Hoạt động nhằm quản lý các thủ tục hành theo phân cấp; cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn và thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nhằm bảo đảm quyền kinh doanh hợp pháp cho mọi thương nhân theo quy định của
pháp luật. Cấp các giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với các thương nhân kinh doanh sản xuất các loại hình các hoạt động thương mại. Kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật và sự phân cấp của Chính phủ, Bộ ngành, UBND, Sở thuộc cấp thành phố; Hỗ trợ pháp lý việc đăng ký thành lập VPĐD, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam và nước ngoài trên địa bàn mình quản lý…
Cơ quan QLNN phải tổ chức tốt công tác hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định về hàng hóa, dịch vụ cấm, hạn chế kinh doanh, giấy phép kinh doanh có điều kiện các mặt hàng: thuốc lá, rượu… và các hàng hóa khác trên địa bàn được quản lý theo quy định của pháp luật. Cơ quan QLNN phải xây dựng được hệ thống thông tin về doanh nghiệp và làm tốt công tác kiểm tra doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh đảm bảo hoạt động đăng ký kinh doanh được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
e. Thực hiện quản lý nhà nước đối với các loại hình kinh doanh đang hoạt động
Xây dựng kế hoạch, phương hướng phát triển các loại hình kinh doanh thương mại cho từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hoá và tiêu dùng của nhân dân.
Kiến nghị các nội dung về các chính sách hỗ trợ về đầu tư, xây dựng, quản lý hoạt động. Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các cấp quản lý các loại hình kinh doanh và các thương nhân, đảm bảo thông tin kịp thời, nhanh chóng và chính xác, đặc biệt cung cấp thông tin, tư vấn về hàng hoá, thị trường cho các thương nhân và người tiêu dùng; Tổ chức kiểm tra, khen thưởng và xử lý các vi phạm về hoạt động của các loại hình kinh doanh thương mại.
f. Quản lý hoạt động xúc tiến thương mại
Nội dung này nhấn mạnh tới việc quy định rõ trách nhiệm của quận, và của doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, đưa ra các yêu cầu đối với cơ quan tổ chức xúc tiến thương mại.
Hướng dẫn cho doanh nghiệp về nội dung, nghiệp vụ và phương pháp tiến hành xúc tiến thương mại.
Kiểm tra hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật; hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển hình ảnh, thương hiệu, nhãn mác hàng hóa.vv.
g. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về thương mại
Kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về thương mại của các chủ thể kinh doanh trên địa bàn. Các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển thương mại của quận sau khi được ban hành xong phải triển khai thực hiện, kiểm tra điều chỉnh kịp thời. Cơ quan QLNN về thương mại trên địa bàn phải làm tốt công tác tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển thương mại đã được phê duyệt, kịp thời phát hiện và điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển thương mại cho phù hợp với điều kiện phát triển thực tế.
Bên cạnh đó, phải thường xuyên tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện và kịp thời phát hiện những vấn đề mới nảy sinh để kiến nghị và điều chỉnh. Thực hiện công tác thanh tra kiểm tra, kiểm soát thị trường, trực tiếp tổ chức các hoạt động đấu tranh chống buôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái, buôn bán hàng cấm, kinh doanh trái phép và các hành vi vi phạm pháp luật khác về thương mại trên địa bàn quận.
1.2.2. Công cụ quản lý chủ yếu của nhà nước đối với thương mại
a. Nhà nước quản lý hoạt động thương mại bằng pháp luật
Để quản lý nền kinh tế nói chung và ngành thương mại nói riêng, nhà nước đã ban hành hệ thống pháp luật để quản lý điều hành chung. Thực tế, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhà nước đã ban hành hệ thống pháp luật và văn bản dưới luật để phù hợp với từng địa phương.
“Pháp luật thường được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung (quy phạm pháp luật) thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và cộng đồng xã hội, do Nhà nước đặt ra, thực thi và bảo vệ, nhằm mục tiêu bảo toàn và phát triển xã hội theo các cách đặt trưng đã định” [11], [19].
Thông qua hệ thống pháp luật, nhà nước quy định các điều kiện và thủ tục thành lập, phá sản doanh nghiệp, điều chỉnh hành vi kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ vào môi trường, hành lang pháp lý được quy định, các chủ thể kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh của mình dưới sự lãnh đạo, hướng dẫn, giám sát của Nhà nước.
b. Nhà nước quản lý hoạt động thương mại bằng công cụ kế hoạch
Hiện nay, nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh thương mại bằng các kế hoạch định hướng là chủ yếu, thông qua việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế và lực lượng vật chất để đảm bảo cân đối cung cầu của nền kinh tế quốc dân.
“Kế hoạch theo nghĩa hẹp là phương án, hành động trong tương lai; theo nghĩa rộng là quá trình xây dựng, quán triệt, chấp hành và giám sát, kiểm tra việc thực hiện phương án hành động trong tương lai”.[11], [19]
Đối với doanh nghiệp thương mại nhà nước, nhà nước chỉ cần giao hai chỉ tiêu pháp lệnh: Doanh số và những mặt hàng chủ yếu. Các khoản nộp cho ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, nhà nước giao cho một số DNNN kế hoạch dự trữ các mặt hàng thiết yếu như: lương thực, muối, đường, phân bón... để chủ động điều
hòa cung - cầu, bình ổn giá thị trường. Đối với các loại hình doanh nghiệp khác, nhà nước quản lý chủ yếu bằng hệ thống luật và các kế hoạch định hướng. Các doanh nghiệp thương mại căn cứ vào kế hoạch định hướng của nhà nước, dự báo cung cầu, giá cả thị trường trong nước và thế giới để xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình sao cho có hiệu quả nhất.
c. Nhà nước quản lý hoạt động thương mại bằng tài sản quốc gia
Tài sản quốc gia được sử dụng trong quản lý thương mại bao gồm: - Ngân sách nhà nước: Toàn bộ khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định trích ngân sách để sử dụng trong hoạt động quản lý, phát triển ngành thương mại hàng năm.
- Kết cấu hạ tầng: Bao gồm hệ thống năng lượng, hệ thống giao thông vận tải, hệ thống bưu chính viễn thông, hệ thống bảo vệ môi trường.
- Doanh nghiệp nhà nước: Là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội do nhà nước giao. Vì vậy, trong quản lý thương mại cần tăng cường quản lý các doanh nghiệp nhà nước bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
- Hệ thống thông tin nhà nước: Là tập hợp những con người, các thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu thực hiện hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối thông tin nhằm phục vụ công tác quản lý thương mại.
Với những biến động không lường của thị trường cùng với những đột biến, rủi ro, thăng trầm không dự báo trước một cách chính xác. Trong trường hợp này để quản lý thương mại phát triển và vận hành đúng hướng, đúng quỹ đạo và mục tiêu đã định thì tài sản quốc gia trở thành một công cụ quan trọng và hữu hiệu để can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế.[12], [19], [21]
1.3. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH THƯƠNG MẠI
Quản lý nhà nước về thương mại là một trong những hoạt động quản lý, đòi hỏi chủ thể sử dụng công cụ tác động vào đối tượng nhằm đạt mục
tiêu. Việc xây dựng những tiêu chuẩn, luật lệ, thiết chế quản lý, các cơ quan quản lý phải có phương pháp để vận dụng,tác động một cách có hiệu quả. Trong quản lý nhà nước về thương mại sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây:
1.3.1. Phương pháp hành chính
“Phương pháp hành chính là các tác động trực tiếp của cơ quan quản lý hay người lãnh đạo đến cơ quan bị quản lý hay người chấp hành, bằng các quy định của pháp luật, các chỉ thị, mệnh lệnh, cụ thể hóa những quy định của pháp luật” [19].
* Các phương pháp hành chính trong quản lý kinh tế vĩ mô: - Nhà nước đề ra chủ trương đường lối cho các hoạt động kinh tế.
- Sử dụng chủ yếu hệ thống pháp luật kinh tế, kiểm soát của nhà nước thông qua Tòa án kinh tế, Viện kiểm sát nhân dân các cấp... Huy động có hiệu quả giám sát của nhân dân để kịp thời ngăn chặn xử lý các sai phạm. Tiêu chuẩn hóa, trong sạch đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế.
1.3.2. Phương pháp kinh tế
“Phương pháp kinh tế là sự tác động tới vật chất của tập thế hay cá nhân nhằm làm cho họ quan tâm tới kết quả hoạt động và chịu trách nhiệm vật chất về hành động của mình” [16], [17], [19]
* Các phương pháp kinh tế trong quản lý kinh tế vĩ mô:
Thứ nhất, là chính sách thuế trong quản lý ngành, các sản phẩm cần được ưu tiên phát triển sẽ được ưu đãi về thuế; Thứ hai, hệ thống lãi suất ngân hàng nhằm thực hiện ý đồ của nhà nước hướng các hoạt động kinh doanh của chủ thể kinh tế theo mục tiêu nhất định; Thứ ba, sử dụng các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, các chính sách kinh tế cho các đối tượng xã hội cụ thể: người nghèo, miền núi... ; Thứ tư, sử dụng các quỹ dự trữ quốc gia để điều tiết sản xuất, đặc biệt để ổn định tiền tệ, giá cả thị trường; Thứ năm, chính sách
đối với các doanh nghiệp Nhà nước để có thể kiểm soát nền kinh tế phát triển;
Thứ sáu, sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, tạo môi trường kinh tế tốt cho các doanh nghiệp hoạt động.
1.3.3. Phương pháp tuyên truyền, giáo dục
“Phương pháp tuyên truyền, giáo dục là sự tác động đến tinh thần và năng lực chuyên môn của người lao động để nâng cao ý thức và hiệu quả