ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NỘI DUNG QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thương mại tại quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 97 - 100)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NỘI DUNG QUẢN LÝ

NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ

2.4.1. Những thành tựu đạt được

Ngành thương mại -dịch vụ thành phố đã và đang dần chiếm vị trí quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của thành phố với tốc độ tăng trưởng và điểm phần trăm đóng góp của khu vực dịch vụ vào tăng trưởng chung của thành phố trong cả giai đoạn 2012 - 2017 ngày càng tăng.

Cùng với sự phát triển của thành phố, ngành thương mại quận Thanh Khê đang chuyển dịch ngày càng tích cực, đúng hướng theo chiều tăng từ 54,33% năm 2012 lên 63,89% năm 2017 trong tỷ trọng cơ cấu ngành kinh tế của quận.

Trong giai đoạn 2012-2017, giá trị ngành thương mại (dịch vụ) của quận ngày càng tăng trưởng và chiếm tỷ trọng đáng kể trong giá trị ngành thương mại- dịch vụ thành phố (tỷ trọng bình quân cả giai đoạn đạt xấp xỉ 18 %) mặc dù tỷ trọng này có xu hướng giảm trong giai đoạn 2012-2017. (Bảng 2.19)

Bảng 2.19. Giá trị tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn quận Thanh Khê và toàn thành phố giai đoạn 2012-2017

ĐVT: triệu đồng Năm Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (GRDP, giá so sánh 2010) Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn Thanh Khê (GRDP, giá so sánh 2010) Tỷ trọng chiếm trong tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn thành phố (%) 2011 22.095.000 4.714.831 21,34% 2012 25.268.000 5.042.255 19,96% 2013 27.958.000 5.271.428 18,85% 2014 30.762.000 5.795.727 18,84% 2015 33.735.000 6.636.549 19,67% 2016 47.366.000 7.318.953 15,45% 2017 58.597.000 7.454.543 12,72%

Biểu đồ 2.8. Giá trị tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn quận Thanh Khê và tỷ trọng trong giá trị Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn thành phố Đà

Nẵng giai đoạn 2012-2017

(Nguồn: Niên giám thống kê TP Đà Nẵng và CCTK quận Thanh Khê)

Trong tương quan so sánh với các quận huyện khác, hiện nay Hải Châu là địa bàn có số nhà hàng, khách sạn, khu trung tâm thương mại cũng như các chợ lớn nhất với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đến cuối năm 2017 đạt hơn 44.100 tỷ đồng [31], theo sau đó là Thanh Khê với khoảng 31.020 tỷ đồng. Đối với quận Sơn Trà, dịch vụ đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn quận đạt hơn 13.234 tỷ đồng [32]. Có thể thấy nếu như quận Sơn Trà chủ yếu phát triển lĩnh vực nhà hàng, khách sạn với lợi thế du lịch biển thì thương mại là ngành mũi nhọn của quận Hải Châu và Thanh Khê. Bắt đầu thực hiện Đề án “Phát triển thương mại- dịch vụ quận Thanh Khê giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo” từ năm 2016, quận Thanh Khê đã bước đầu đạt được kết quả tích cực, hình thành và đưa vào hoạt động một số tuyến phố chuyên doanh như: tuyến phố nhà hàng, cơm niêu phục vụ du lịch đường Nguyễn Tri Phương, tuyến phố chuyên doanh hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm đường Nguyễn Đình Tựu, nâng cấp một số chợ loại 3, xây dựng mới chợ hải sản..., góp phần nâng cao chất lượng cũng như đa dạng hóa các sản phẩm mới

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 8,000,000 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn Thanh Khê (GRDP, giá so sánh 2010) Tỷ trọng chiếm trong tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn thành phố (%)

cho ngành dịch vụ trên địa bàn quận.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2012- 2017, cùng với những chuyển biến tích cực về cơ cấu KT-XHcủa quận, ngành thương mại đã ổn định và tăng trưởng, phát triển mạnh, thể hiện qua các chỉ tiêu như giá trị tăng thêm đóng góp vào tăng trưởng GRDP của quận; phù hợp với mục tiêu quy hoạch và tiến trình phát triển của thành phố. Mạng lưới cơ sở hạ tầng phát triển mạnh như: Hệ thống ngân hàng, các ATM, chuyển phát nhanh, viễn thông, vận chuyển … tạo nên một hệ thống dịch vụ từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội mà trong đó phục vụ dắc lực cho hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa – dịch vụ.

Sự gia tăng của lực lượng lao động và các đơn vị tham gia hoạt động thương mại nội địa thuộc mọi thành phần kinh tế bao gồm (doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hộ cá thể) đã góp phần tạo nên một thị trường kinh doanh tương đối năng động đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và sản xuất trong nước ngày càng tốt hơn, văn minh hơn với quyền lựa chọn cả về chủng loại, nhà cung cấp và phương thức cung cấp.

Thương mại - dịch vụ phát triển nhanh, đáp ứng tốt cho các hoạt động của nền kinh tế và đời sống nhân dân. Hoạt động xuất, nhập khẩu tuy gặp khó khăn, song vẫn duy trì được các thị trường quan trọng, giữ được kim ngạch xuất khẩu khá,nhập khẩu được một số thiết bị, nguyên liệu, hàng hóa cần thiết cho nền kinh tế. Công tác QLNN trên lĩnh vực ngành được đặc biệt quan tâm, các văn bản quy định về quản lý đã được nghiên cứu bổ sung, sửa đổi phù hợp điều kiện thực tế. Đồng thời, công tác kiểm tra - kiểm soát được tăng cường thường xuyên. Nhờ vây, mà hoạt động của ngành đã đạt được tốc độ tăng trưởng và phát triển, vận hành theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, nhà nước.

Như vậy, những đóng góp của ngành thương mại Thanh Khê vào sự tăng trưởng và phát triển của quận đã thể hiện rõ vai trò quan trọng của ngành

đối với sự phát triển kinh tế chung của quận nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng. Mức tăng trưởng liên tục và khá cao về mức luân chuyển hàng hoá trên địa bàn quận Thanh Khê những năm qua cho thấy các hoạt động thương mại đã có những bước phát triển tốt, đảm bảo lưu thông hàng hóa kịp thời cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, cải thiện môi trường thương mại theo hướng văn minh hiện đại.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thương mại tại quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)