Các nhân tố tác động đến thương mại tại quậnThanh Khê

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thương mại tại quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 61 - 66)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3.Các nhân tố tác động đến thương mại tại quậnThanh Khê

2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI CỦA QUẬN

2.2.3.Các nhân tố tác động đến thương mại tại quậnThanh Khê

a. Các yếu tố nguồn lực

Nguồn lao động

Nguồn lao động của quận Thanh Khê khá dồi dào, cơ cấu trẻ, khỏe nhưng tình trạng thiếu việc làm còn nhiều, chất lượng còn thấp, lực lượng có tay nghề, kỹ thuật còn ít. Vì vậy, cần có các giải pháp đào tạo nghề cho người

lao động để đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Đối với công tác quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn Thanh Khê thì nguồn lực còn nhiều hạn chế: Số công chức thực hiện tại phòng Kinh tế là 8 công chức trong đó có 2 cán bộ phụ trách mảng thương mại thực hiện các công tác quản lý các nội dung chức trách nhiệm vụ quản lý nhà nước về thương mại.

Nguồn lực vốn

Năm 2017, kinh tế cả nước có nhiều khởi sắc nhưng tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn quân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, khiến nguồn thu ngân sách cũng bị ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên, được sự quan tâm thường xuyên của Quận ủy, UBND quận mà công tác thu ngân sách đảm bảo được tiến độ và dự kiến vượt 9% so với dự toán quận giao.

Qua các số liệu bảng 2.13 thấy nguồn lực về vốn tại quận Thanh Khê thông qua việc thu chi đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nước về thương mại.

Bảng 2.13. Thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Thanh Khê

ĐVT: triệu đồng Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng thu NSNN trên địa bàn 367.567 359.844 364.403 588.603 444.648 573.896 Tổng chi NSNN địa phương 374.468 412.857 492.473 569.967 644.671 592.576 Tổng VĐT XDCB trên địa bàn quận quản lý 17.058 5.701 8.405 12.120 32.919 47.946

Chi cục thuế, các đơn vị và địa phương đã có nhiều nỗ lực, phối hợp chặt chẽ để tuyên truyền cho doanh nghiệp và nhân dân nắm được chủ trương nghĩa vụ thuế, ý thức tự kê khai và nộp đúng, đủ theo luật, thực hiện hỗ trợ kê khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử; thường xuyên thực hiện đôn đốc thu kịp thời các khoản thu phát sinh, nguồn thu xây dựng ngoài quận, khai thác triệt để các khoản thu mới, nguồn thu khó và đẩy mạnh các biện pháp để chống thất thu, tăng cường thu thuế nợ đọng.

Tiến bộ khoa học- công nghệ

Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin đem lại nhiều lợi ích cho người kinh doanh và khách hàng. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn đều 100% kết nối internet và hình thành các website của doanh nghiệp trong công tác quảng bá và trao đổi mua bán cũng như việc sử dụng các phương thức thanh toán hiện đại (Internet banking, POPs…vv) và các dây chuyền sản xuất công nghệ mới. Hiện nay, thành phố đã thực hiện hệ thống mạng không dây phủ sóng toàn quận, giúp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có thể thực hiện giao dịch trao đổi mua bán, thanh toán trực tuyến tại mọi lúc, mọi nơi.

Kết cấu hạ tầng

Quận Thanh Khê là đầu mối giao thông quan trọng của thành phố Đà Nẵng, nằm kề sân bay, có đường sắt chạy qua, có đường quốc lộ 1A chạy qua càng tăng thêm vai trò quan trọng của mạng lưới giao thông quận Thanh Khê.

Hệ thống giao thông gồm:

Đường bộ: với các tuyến đường Trường Chinh, Điện Biên Phủ, Nguyễn Tất Thành.... đóng vai trò quan trọng, tuyến đường này được xem là cửa ngõ vào thành phố; quan trọng trong việc giao thông đối nội và đối ngoại của quận.

Đường sắt: Ga Đà Nẵng nằm tại quận Thanh Khê. Chính nhờ sự phát triển và tầm quan trọng của Ga Đà Nẵng nói riêng và ngành đường sắt nói

chung đã trở thành yếu tố quan trọng trong lĩnh vực vận tải góp phần phát triển KT-XH của quận. Tuy nhiên, bên cạnh sự thuận lợi của ga đường sắt đối với địa bàn quận thì bên cạnh đó cũng có nhiều ảnh hưởng đến một số lĩnh vực kinh tế xã hội khác; với mạng lưới đường sắt đi sâu vào nội thị và cắt ngang qua các tuyến đường đô thị thường xuyên gây ùn tắc giao thông và xảy ra tai nạn.

Đường hàng không: Đây là phương tiện vận tải có ý nghĩa lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ nhu cầu đi lại ngày càng tăng của nhân dân, khách du lịch và một số ngành dịch vụ khác. Đồng thời, cũng là phương tiện vận tải hàng hoá hiện đại, đáp ứng được các nhu cầu cấp thiết trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế đất nước nói chung và khu vực nói riêng.

Hệ thống cấp nước và hệ thống thoát nước xử lý nước thải đô thị

Đến nay mạng lưới cấp nước đã phục vụ đến trên 100% hộ dân trên địa bàn quận.

Hệ thống thoát nước quận Thanh Khê: Địa hình quận chia làm nhiều khu vực với độ dốc tự nhiên khác nhau, xu hướng đổ tập trung vào các khu vực trũng thấp như bàu, hồ hoặc độ dốc hướng về sông, biển. Với địa hình này, các cụm dân cư đô thị trước đây thường có hướng thoát nước đổ ra bàu, hồ, các khu vực ven biển có hướng thoát tự nhiên đổ ra biển thông qua Sông Phú Lộc, hệ thống hồ điều tiết.

Nhìn chung mạng lưới thoát nước đã xây dựng hoàn chỉnh, đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thoát nước đô thị.

Hệ thống cấp điện

Nguồn điện cung cấp cho quận Thanh Khê hiện nay là lưới điện quốc gia 500KV Bắc Nam, thông qua các trạm biến áp sau: Trạm 500KV (02 máy biến áp: 500/220KV-450MVA, 200/110KV-125MVA), Trạm Xuân Hà (02 máy biến áp: 110/35KV-125MVA). Nhìn chung lượng điện này đáp ứng được

nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của các cơ sở sản xuất kinh doanh và nhân dân.

b. Các yếu tố thị trường

Những năm gần đây, thị trường thương mại của quận Thanh Khê thực sự chịu tác động trực tiếp của cơ chế kinh tế mở với hàng loạt chính sách đối mới: kinh tế nhiều thành phần, tự do lưu thông hàng hóa, tự do hóa giá cả, cơ chế mở rộng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, có thể nói luật doanh nghiệp đã làm thay đổi một cách nhanh chóng thị trường quận Thanh Khê.

Hoạt động bán lẻ hàng hóa và thương mại dịch vụ tiêu dùng thường diễn ra sôi động vào cuối năm. Mạng lưới phân phối buôn bán hàng tương đối rộng khắp toàn quận trên các đường phố và không ngừng được tăng cường, mở rộng về số lượng và đa dạng các chủng loại kinh doanh, hệ thống các siêu thị và cửa hàng tăng cao.

Doanh nghiệp ngày càng chủ động nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng để đảm bảo nguồn hàng phục vụ cho người dân có nhu cầu tiêu thụ về số lượng cũng như chất lượng cạnh tranh. Do vậy, các hoạt động thương mại có chuyển biến tích cực. Hàng hóa lưu thông thuận lợi, giá cả ổn định, đáp ứng được yêu cầu của người dân tại quận.

c. Môi trường kinh tế -xã hội và chính sách

Các vấn đề chính trị - xã hội (an ninh, trật tự an toàn xã hội) ổn định tạo nên sự an tâm cho các doanh nghiệp đầu tư và hoạt động. Điều này đã góp phần rất lớn đến sự phát triển của Thanh Khê.

Với những chủ trương đường lối của Đảng bộ quận Thanh Khê đã xác định ngành thương mại là ngành kinh tế mũi nhọn của quận trong những năm tiếp theo và là đòn bẩy cho phát triển các ngành kinh tế khác.

Chính vì vậy, trong những năm qua quận Thanh Khê đã triển khai những công tác hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp đến môi trường kinh doanh thương mại bao gồm: Môi trường kinh tế - xã hội; trình độ dân trí và mức độ phản biện,

góp ý chính sách, khả năng và thái độ tích cực tham gia giám sát, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, đồng thời đối thoại tháo gỡ những vướng mắc, kiến nghị những bất cập, đơn giản hóa và rút ngắn các TTHC về thương mại cho các cá nhân/tổ chức doanh nghiệp, đầu tư xây dựng các hạ tầng để thúc đẩy nền thương mại quận phát triển bền vững tránh các xung đột về lợi ích giữa các cơ sở kinh doanh thương mại cũng như tình trạng độc quyền, chèn ép khách hàng hay nhà cung cấp dẫn đến tác động xấu trên thị trường nói chung và khu vực quản lý thuộc địa bàn quận nói riêng.

2.2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển thương mại tại quận Thanh Khê

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thương mại tại quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 61 - 66)