Hoàn thiện công tác xây dựng và ban hành văn bản, cơ chế triển

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thương mại tại quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 113 - 116)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

3.2.2. Hoàn thiện công tác xây dựng và ban hành văn bản, cơ chế triển

triển khai thực hiện quản lý thương mại

- Mục tiêu giải pháp: Các khung pháp lý văn bản, hệ thống pháp luật và văn bản điều hành quản lý, cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng và kinh doanh trong lĩnh vực: Đầu tư và quản lý chợ, quản lý việc lưu thông hàng hóa, kiểm soát thị trường, quản lý các cửa hàng tiện lợi, bán hàng đa cấp còn thiếu...

- Nội dung giải pháp: Việc xây dựng và ban hành văn bản quản lý trong thời gian đến cần tập trung nghiên cứu nhằm hoàn thiện khung pháp lý, tháo

gỡ những bất cập và trở ngại về các nội dung không hợp lý đối với địa phương. Đơn giản hóa TTHC nhằm phát huy, tận dụng mọi nguồn lực để tạo nên một sức bậc mới cho công tác QLNN về thương mại một cách hiệu quả.

Để hoàn thành mục tiêu nói trên, trong những năm tiếp theo của giai đoạn 2017-2020 và đến 2025 cần phải nghiên cứu kĩ, soạn thảo văn bản thực hiện hay góp ý cho những chủ trương, quy định, cơ chế quản lý sau:

- Xây dựng kế hoạch về vốn đầu tư xây dựng, sửa chữa các tuyến phố chuyên doanh, kêu gọi xã hội hóa, đảm bảo phát triển hệ thống tuyến phố chuyên doanh theo hướng văn minh, hiện đại và đầu tư phát triển chợ, siêu thị, hay các trung tâm thương mại.

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về quy hoạch phát triển các khu phố, tuyến đường chuyên doanh Lê Duẩn, Hàm Nghi, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Tất Thành.

- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ cho các cửa hàng chuyển đổi ngành nghề sang kinh doanh các mặt hàng thuộc khu phố chuyên doanh.

- Xây dựng quy chế quản lý chất lượng hàng hóa thương mại và dịch vụ tại quận Thanh Khê. Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh đối với những hộ tiểu thương và doanh nghiệp thuộc diện quản lý của quận.

- Xây dựng cơ chế quản lý phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa trên địa bàn quận và cơ chế khuyến khích hỗ trợ, đầu tư xây dựng các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh về lĩnh vực nông lâm thủy sản theo chất lượng về an toàn thực phẩm. Phối hợp với các Sở ban ngành thanh tra, kiểm tra các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động bán hàng đa cấp.

- Đồng thời, nghiên cứu, rà soát đề nghị, kiến nghị sữa đổi hoặc bãi bõ những VBQPPL không còn hiệu lực hoặc bất cập không phù hợp với thực tế cũng như tình hình tại địa phương. Tăng cường công tác thẩm định, thẩm tra dự thảo đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ, công khai để các cá nhân, tổ

chức liên quan có thể nắm bắt kịp thời các nội dụng văn bản, giúp văn bản đi vào đời sống của người dân.

- Phối hợp cùng các ngành liên quan đề xuất xây dựng các văn bản TTHC trực tiếp liên quan đến lĩnh vực thương mại như về thuế, đất đai, xây dựng, công chứng....hoàn thiện theo hướng tập trung, đơn giản hóa, thực hiện công khai minh bạch. Cần tạo điều kiện để người dân thể hiện ý kiến, nguyện vọng của mình và cơ quan có liên quan có trách nhiệm giải trình cụ thể, điều này sẽ làm cho các văn bản, cơ chế chính sách quản lý thương mại thực tế hơn.

- Để hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thương mại của quận Thanh Khê, UBND quận cần phối hợp với Sở Công Thương, Sở Kế hoạch- Đầu tư, Sở Tài Chính, các Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, Trung tâm xúc tiến đầu tư thành phố các đơn vị liên quan xây dựng và phối hợp tổ chức thực hiện các đề án về hỗ trợ doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ; đề án hỗ trợ phát triển thương mại điện tử cho doanh nghiệp thương mại; đề án hỗ trợ phát triển phương thức kinh doanh hiện đại cho doanh nghiệp thương mại; đề án hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại áp dụng kỹ thuật, công nghệ kinh doanh hiện đại; đề án hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho doanh nghiệp thương mại; đề án cải cách các nhà phân phối truyền thống sang hiện đại...

Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp hướng dẫn và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích thương nhân thuộc các thành phần kinh tế mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển các mối liên kết kinh tế trong quá trình lưu thông, giữa lưu thông với sản xuất, hình thành các kênh lưu thông hàng hoá ổn định từ sản xuất đến tiêu dùng ở địa phương. Tổ chức hướng dẫn, triển khai và kiểm tra việc thực hiện các cơ chế,chính sách lưu thông hàng hoá và dịch vụ thương mại; thống nhất nội dung, chống chồng chéo, hướng dẫn cụ thể dễ thực hiện, tổng hợp tình hình và đề xuất giải pháp

điều tiết lưu thông hàng hoá trong từng thời kỳ

- Lợi ích mạng lại của giải pháp: Hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý ngành thương mại của quận nhằm đảm bảo tính chặt chẽ trong công tác quản lý, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trên địa bàn quận.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thương mại tại quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)