Công cụ quản lý chủ yếu của nhà nước đối với thương mại

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thương mại tại quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 32 - 33)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2.Công cụ quản lý chủ yếu của nhà nước đối với thương mại

1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH THƯƠNG MẠI

1.2.2.Công cụ quản lý chủ yếu của nhà nước đối với thương mại

a. Nhà nước quản lý hoạt động thương mại bằng pháp luật

Để quản lý nền kinh tế nói chung và ngành thương mại nói riêng, nhà nước đã ban hành hệ thống pháp luật để quản lý điều hành chung. Thực tế, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhà nước đã ban hành hệ thống pháp luật và văn bản dưới luật để phù hợp với từng địa phương.

“Pháp luật thường được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung (quy phạm pháp luật) thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và cộng đồng xã hội, do Nhà nước đặt ra, thực thi và bảo vệ, nhằm mục tiêu bảo toàn và phát triển xã hội theo các cách đặt trưng đã định” [11], [19].

Thông qua hệ thống pháp luật, nhà nước quy định các điều kiện và thủ tục thành lập, phá sản doanh nghiệp, điều chỉnh hành vi kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ vào môi trường, hành lang pháp lý được quy định, các chủ thể kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh của mình dưới sự lãnh đạo, hướng dẫn, giám sát của Nhà nước.

b. Nhà nước quản lý hoạt động thương mại bằng công cụ kế hoạch

Hiện nay, nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh thương mại bằng các kế hoạch định hướng là chủ yếu, thông qua việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế và lực lượng vật chất để đảm bảo cân đối cung cầu của nền kinh tế quốc dân.

“Kế hoạch theo nghĩa hẹp là phương án, hành động trong tương lai; theo nghĩa rộng là quá trình xây dựng, quán triệt, chấp hành và giám sát, kiểm tra việc thực hiện phương án hành động trong tương lai”.[11], [19]

Đối với doanh nghiệp thương mại nhà nước, nhà nước chỉ cần giao hai chỉ tiêu pháp lệnh: Doanh số và những mặt hàng chủ yếu. Các khoản nộp cho ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, nhà nước giao cho một số DNNN kế hoạch dự trữ các mặt hàng thiết yếu như: lương thực, muối, đường, phân bón... để chủ động điều

hòa cung - cầu, bình ổn giá thị trường. Đối với các loại hình doanh nghiệp khác, nhà nước quản lý chủ yếu bằng hệ thống luật và các kế hoạch định hướng. Các doanh nghiệp thương mại căn cứ vào kế hoạch định hướng của nhà nước, dự báo cung cầu, giá cả thị trường trong nước và thế giới để xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình sao cho có hiệu quả nhất.

c. Nhà nước quản lý hoạt động thương mại bằng tài sản quốc gia

Tài sản quốc gia được sử dụng trong quản lý thương mại bao gồm: - Ngân sách nhà nước: Toàn bộ khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định trích ngân sách để sử dụng trong hoạt động quản lý, phát triển ngành thương mại hàng năm.

- Kết cấu hạ tầng: Bao gồm hệ thống năng lượng, hệ thống giao thông vận tải, hệ thống bưu chính viễn thông, hệ thống bảo vệ môi trường.

- Doanh nghiệp nhà nước: Là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội do nhà nước giao. Vì vậy, trong quản lý thương mại cần tăng cường quản lý các doanh nghiệp nhà nước bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.

- Hệ thống thông tin nhà nước: Là tập hợp những con người, các thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu thực hiện hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối thông tin nhằm phục vụ công tác quản lý thương mại.

Với những biến động không lường của thị trường cùng với những đột biến, rủi ro, thăng trầm không dự báo trước một cách chính xác. Trong trường hợp này để quản lý thương mại phát triển và vận hành đúng hướng, đúng quỹ đạo và mục tiêu đã định thì tài sản quốc gia trở thành một công cụ quan trọng và hữu hiệu để can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế.[12], [19], [21]

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thương mại tại quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 32 - 33)