Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thương mại tại quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 41 - 45)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA QUẬN THANH

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

a. Điều kiện kinh tế

 Về kinh tế

Kinh tế quận Thanh Khê giai đoạn 2012 - 2017 tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chủ yếu là thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, thủy sản đã làm thay đổi kinh tế của Quận, tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,32%.

Bảng 2.1. Tăng trưởng kinh tế quận Thanh Khê giai đoạn 2011-2017

ĐVT: tỷ đồng , % Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 GRDP Giá so sánh 2010 (tỷ đồng) 17.383,78 19.920,94 22.947,62 23.862,80 28.420,37 30.772,85 31.020,53 Tốc độ tăng trưởng (%) - 14,6 15,2 3,99 19,1 8,28 0,80 Bình quân thời kỳ 10.32

(Nguồn: Niên giám thống kê các năm của Chi Cục thống kê quậnThanh Khê)

Từ việc định hướng đúng cơ cấu phát triển kinh tế theo xu hướng chung của thành phố đã tạo cơ hội thu hút lao động vào các ngành kinh tế, trong đó ngành thương mại - dịch vụ thu hút mạnh nhất, số lao động từ các ngành công nghiệp - xây dựng, thủy sản chuyển qua, trong đó tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ năm 2012 chiếm 88,4% lên 91,32 % vào năm 2017. (Bảng 2.2)

Bảng 2.2. Cơ cấu GRDP đối với các ngành kinh tế quận Thanh Khê giai đoạn 2011-2017

Năm Công nghiệp-

Xây dựng Thủy hải sản Thương mại, Dịch vụ Tổng cộng 2011 VA (tr đồng) 1.661,80 721,98 15.000 17.383,78 Tỉ trọng 9,56% 4,15% 86,29% 100% 2012 VA (tr đồng) 1.689,50 613,439 17.618 19.920,94

Năm Công nghiệp- Xây dựng Thủy hải sản Thương mại, Dịch vụ Tổng cộng Tỉ trọng 8,48% 3,08% 88,4% 100% 2013 VA (tr đồng) 1.609,20 407,419 20.931 22.947,62 Tỉ trọng 7,01% 1,78% 91,21% 100% 2014 VA (tr đồng) 1.805,30 429,495 21.628 23.862,80 Tỉ trọng 7,57% 1,80% 90,63% 100% 2015 VA (tr đồng) 2.246 372,37 25.802 28.420,37 Tỉ trọng 7,90% 1,31% 90,79% 100% 2016 VA (tr đồng) 2.584.26 408,59 27.780 30.772,85 Tỉ trọng 8,40% 1,33% 90,27% 100% 2017 VA (tr đồng) 2.350,00 342,00 28.328,53 31.020,53 Tỉ trọng 7,58% 1,10% 91,32% 100%

(Nguồn : Niên giám thống kê quận Thanh Khê 2011-2016;báo cáo năm 2017)

Kinh tế nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò lớn trong phát triển kinh tế của quận, kinh tế tư nhân phát triển nhanh về lượng và chất, đến số lượng doanh nghiệp và hộ kinh doanh tăng bình quân khoảng 162 doanh nghiệp/năm. Thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước bình quân tăng 7,78%/năm.

 Về cơ sở hạ tầng

+ Đường biển: Với chiều dài 4,287km nhưng do không có cảng biển nên không có điều kiện phát triển giao thông đường biển, chủ yếu các phương tiện tàu thuyền đánh cá của địa phương ra vào hoạt động đánh bắt thủy sản.

+ Đường sắt: Ga Đà Nẵng nằm trên địa bàn quận Thanh Khê, đây là ga trung tâm và là đầu mối giao thông đường sắt chính của thành phố Đà Nẵng. Ngoài chức năng vận tải hành khách và hàng hóa, ga Đà Nẵng còn là nơi điều hành, bảo trì, bảo dưỡng và thực hiện tác nghiệp kỹ thuật của ngành đường sắt. Diện tích đất của ga và các công trình liên quan là 24ha, chiếm 2,6% diện

tích đất toàn quận, hàng ngày khoảng 20 lượt tàu, với lượng hành khách và hàng hóa rất lớn.

+ Đường bộ: Tuyến giao thông quan trọng nhất, gắn liền với việc vận tải hành khách, hàng hóa, giao thông đi lại, đối nội và đối ngoại của đô thị nói chung và quận Thanh Khê nói riêng.

+ Đường hàng không: Sân bay Đà Nẵng nằm ở phía Tây Bắc của quận Thanh Khê, có vị trí quan trọng trong hệ thống sân bay dân dụng và là sân bay quốc tế đi đến Việt Nam, là điểm trợ giúp quản lý điều hành bay, cung ứng dịch vụ không lưu cho các tuyến bay quốc tế Đông Tây qua Việt Nam.

 Về bưu chính -viễn thông

Hạ tầng viễn thông được xây dựng và cáp ngầm hệ thống trong quá trình đô thị hóa; vận chuyển bưu chính với mật độ khá đông thuận lợi cho việc chuyển phát nhanh và cung cấp dịch vụ viễn thông ngày càng phát triển đáp ứng chất lượng phục vụ nhân dân tối đa.

 Về hệ thống y tế

Toàn quận hiện có 01 bệnh viện chuyên khoa (Bệnh viện Da liễu), 01 Trung tâm y tế quận và 2 bệnh viện tư nhân (Bệnh viện Hoàn Mỹ, Bình Dân). Ngoài ra còn có 10 trạm y tế phường và 350 cơ sở y dược tư nhân, cơ sở y học cổ truyền, cơ sở chăm dóc da, thẩm mỹ viện… đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong việc lựa chọn dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

 Về dịch vụ tài chính - ngân hàng

Hệ thống ngân hàng (các Chi nhánh ngân hàng thương mại lớn như Vietcombank, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư – Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn), ATM, hầu hết có mặt trên địa bàn quận thuận lợi trong việc giao dịch thanh toán. Đã từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội mà cụ thể phục vụ rất tốt cho hoạt động thương mại.

b. Điều kiện văn hóa, xã hội

 Dân số

Đây là yếu tố có vai trò quan trọng, là nguồn lực cho sự phát triển xã hội. Theo niên giám thống kê năm 2016, dân số toàn quận có 191.522 người, trong đó: Nữ giới 96.360 người chiếm 50,3%. Thanh Khê là quận có mật độ dân số cao nhất của thành phố Đà Nẵng, với mật độ dân cư của quận đạt 20.226 người/km2. Điều này cho thấy diện tích của quận ít, dân số đông nên mật độ dân cư khá dày, dân cư tập trung đông đúc ở khu vực trung tâm. Tuy nhiên phân bố không đồng đều và có sự biến động giữa các phường do thực hiện chỉnh trang đô thị, nhiều khu dân cư mới được hình thành.

 Về lao động

Theo niên giám thống kế quận thì dân số trong độ tuổi lao động là 117.300 người (năm 2016) chiếm 61,25% dân số. Trong đó lực lượng lao động trong các ngành kinh tế 92.070 người (ngành thương mại là 67.600 chiếm 73,42 %). Chất lượng lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ngày càng cao và có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các ngành kinh tế.

 Về Giáo dục và đào tạo, an sinh xã hội

Ngành GD-ĐT của quận đạt được những tiến bộ mạnh mẽ cả về chất lượng và số lượng. Năm 2017, tỷ lệ phổ cập giáo dục đúng độ tuổi đạt 98%. Trình độ học vấn ngày càng tăng, quận đã hoàn thành phổ cập THCS.

Công tác đảm bảo an sinh xã hội: Thanh Khê là quận có truyền thống anh hùng, trong những năm qua công tác chăm lo gia đình có công với cách mạng được thực hiện chu đáo. Công tác giảm nghèo: Các hộ nghèo, cận nghèo được quan tâm và hỗ trợ, số hộ nghèo toàn quận khá nhiều, giai đoạn 2012-2017 toàn quận có 2.760 hộ nghèo. Hộ được xây mới, sửa chữa nhà cấp 4 xuống cấp thuộc hộ nghèo tăng dần qua các năm.

Tóm lại, điều kiện tự nhiên, KT-XH trên địa bàn quận thuận lợi, dân cư tập trung đông đúc, nhu cầu ăn - ở người dân trên địa bàn tăng cao, kéo theo đó hoạt động thương mại phục vụ nhu cầu cho người dân không thể thiếu, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thương mại theo đó mà ngày một phát triển.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thương mại tại quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)