Thực trạng quản lý nhà nước đối với các loại hình kinh doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thương mại tại quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 75 - 87)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.3.Thực trạng quản lý nhà nước đối với các loại hình kinh doanh

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG

2.3.3.Thực trạng quản lý nhà nước đối với các loại hình kinh doanh

Đà Nẵng” trên địa bàn quận Thanh Khê.

2015 Nghị quyết Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI Đảng bộ quận Thanh Khê nhiệm kỳ 2015 – 2020.

20/01/2016 Đề án

Đề án 02-ĐA/QU về phát triển thương mại dịch vụ quận Thanh Khê giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo;

29/01/2016

Kế hoạch (số 106/KH- UBND)

Về triển khai thực hiện Đề án số 02-ĐA/QU về phát triển thương mại dịch vụ quận Thanh Khê giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo.

2017 Phương án Phương án đấu thầu kinh doanh chợ Tân An, Thuận An

2017 Phương án Phương án chợ đêm Thanh Khê Tây 2017 Phương án Phương án Chợ đêm Công viên 29/03

( Nguồn: Tác giả tổng hợp tại Phòng Kinh tế quận Thanh Khê )

Vì vậy, trong thời gian đến công tác tham mưu, đề xuất triển khai thực hiện các văn bản quản lý về thương mại yêu cầu phải được tiến hành song song với điều kiện thực tế địa phương phát triển mọi mặt về công tác quản lý chợ, thương mại, doanh nghiệp vừa và nhỏ …vv.

2.3.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với các loại hình kinh doanh doanh

a. Quản lý nhà nước đối với cơ sở kinh doanh cá thể

Quận Thanh Khê là quận trực thuộc thành phố Đà Nẵng, việc đăng ký kinh doanh cho đối tượng là hộ kinh doanh thực hiện theo Nghị định số 78/2015/ NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của chính phủ về quy định đăng ký kinh doanh [7].

Thực hiện cấp đăng ký kinh doanh, UBND quận Thanh Khê đã lập tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ theo cơ chế một cửa hiện đại.

Hiện nay, bộ phận này hoạt động hiệu quả, tạo điều kiện thông thoáng cho các đối tượng tham gia vào hoạt động kinh doanh. Số lượng cấp giấy ĐKKD tại Bảng 2.15.

Bảng 2.15. Tình hình cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Cấp mới giấy CNĐKKD 789 931 845

Thu hồi giấy CNĐKKD ( do chấm

dứt hoạt động linh doanh 270 276 281

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phòng Tài chính – Kế hoạch quận Thanh Khê)

Những nội dung đổi mới và có tác động nhất với hoạt động kinh doanh cá thể, đó là công tác ban hành pháp luật với kinh tế, các công cụ quản lý … thường xuyên đổi mới để phù hợp với tình hình địa phương trong giai đoạn hiện nay phù hợp với thực tiễn sản xuất kinh doanh và quá trình hội nhập.

Tính theo số liệu đến năm 2016 và 2017 tại quận Thanh Khê, các phường có số hộ kinh doanh cá thể trên 1.200 hộ bao gồm các phường: An Khê, Thanh Khê Tây, Chính Gián, Thạc Gián, Vĩnh Trung, còn lại 5 phường có số hộ dao động trong khoảng từ 700 đến 1.200 hộ.

Những năm qua, số hộ kinh doanh tại quận không tăng lên nhiều. Do vậy về công tác tổ chức đăng ký kinh doanh, UBND quận đã chỉ đạo cho các cơ quan chuyên môn nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy hơn nữa, tạo điều kiện môi trường kinh tế phát triển trên những ưu thế đã có của địa phương. Công tác QLNN đối với hoạt động của thương nhân trong thương mại không chỉ chú trọng đổi mới về hệ thống pháp luật kinh tế mà phải từ chính sách và công cụ quản lý.

Hỗ trợ tư vấn cho hộ cá thể các nội dung như: cung cấp thông tin về hoạt động xúc tiến thương mại, hướng dẫn nội dung xây dựng đăng ký nhãn hiệu, nhãn mắc hàng hóa để đảm bảo quyền lợi cho hộ kinh doanh, cũng như định hướng hộ kinh doanh chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp tư nhân

hay công ty nâng cao vị trí cạnh tranh giữa các cơ sở.

Nội dung về quản lý chất lượng hàng hóa, thương mại, phối hợp kiểm tra, kiểm soát quản lý thị trường, công tác chống buôn lậu, gian lận trong mua bán, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển bền vững… đã được nhiều cấp, ngành từ trung ương đến địa phương quan tâm chỉ đạo rất quyết liệt cùng với sự chuyển biến tích cực và không ngừng đổi mới từ phía cộng đồng thương nhân.

b. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

Theo thống kê số liệu của quận Thanh Khê, năm 2017, trên địa bàn quận có 14.577cơ sở ngành thương mại, có 01 DNNN trung ương, 03 DNNN địa phương, và 07 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại 14.566 cơ sở kinh doanh các ngành nghề thuộc lĩnh vực thương mại có 1.897 doanh nghiệp thương mại, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ.

Qua các số liệu cơ sở doanh nghiệp kinh doanh thương mại trên ta nhận thấy công tác QLNN về doanh nghiệp kinh doanh tại quận Thanh Khê không hề dễ dàng với số lượng doanh nghiệp nhiều, cộng thêm với các yếu tố về điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội, các nội dung yếu tố về thị trường, lao động, môi trường đầu tư, kinh doanh chưa thật sự hoàn hảo, khiến công tác quản lý doanh nghiệp hiện nay chưa được thực hiện một cách hiệu quả, chỉ mang tính phối hợp và thực thi những chỉ đạo của thành phố. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để tăng cường công tác QLNN về doanh nghiệp trong thời gian qua, UBND quận đã ban hành nhiều văn bản thực thi nội dung chỉ đạo của Thành phố, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch – Đầu tư về công tác QLNN doanh nghiệp với các nội dung sau:

Triển khai những biện pháp phòng ngừa các tổ chức cá nhân lợi dụng sự thông thoáng Luật Doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp nhằm mục đích lừa đảo, kinh doanh trái phép, thu lợi bất chính; tăng cường công tác phối hợp với các đơn vị liên quan hậu kiểm các doanh nghiệp mới thành lập, kỹ tra các

hồ sơ đăng ký doanh nghiệp khi thực hiện các nội dung kinh doanh trên địa bàn quận theo dõi. Đồng thời thực hiện Điều 1, Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều luật Doanh nghiệp và triển khai quyết định số 6602/QĐ-UBND ngày 15/9/2016 của UBND thành phồ Đà Nẵng về ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố trong việc QLNN đối với doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập, thực hiện hệ thống quản lý rủi ro trong theo dõi, giám sát hoạt động của doanh nghiệp với các dữ liệu về quá trình hoạt động của doanh nghiệp được cập nhật thường xuyên, đăng tải trên hệ thống rủi ro tạo điều kiện thuận lợi tra cứu nhanh chóng, chính xác.. UBND quận Thanh Khê tổng hợp các danh sách doanh nghiệp trên địa bàn và khảo sát, cập nhập thông tin trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia (NBRS), rà soát các khó khăn, vướng mắc trong quá trình cập nhập thông tin, từ đơn vị Chi cục Thuế khi doanh nghiệp khai báo.

Chủ động rà soát và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, phối hợp các cơ quan ban ngành thành phố có những biện pháp xử lý các doanh nghiệp đã đăng ký thành lập nhưng không đăng ký thuế hoặc đã dừng nghĩa vụ nộp thuế, bỏ địa chỉ kinh doanh mà chưa hoặc không có thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy định; nghiêm túc thực hiện đúng các quy định và hướng dẫn của Chi cục Thuế. Hằng năm, UBND quận cũng rà soát lại toàn bộ doanh nghiệp do Chi cục Thuế quận đang trực tiếp quản lý để phân loại trên cơ sở doanh thu vốn, tài sản, phạm vi kinh doanh, thông qua đây làm cơ sở để thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp theo chức năng quản lý ngành.

Kiểm tra, quản lý việc chấp hành các quy định pháp luật về mặt hành chính, trật tự xã hội, chấp hành các quy định của luật pháp như đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với loại hình kinh doanh doanh nghiệp trên địa bàn quận; theo dõi, pháp hiện và kiến nghị xử lý đối với doanh nghiệp có hành vi vi

phạm pháp luật theo quy định; đồng thời có văn bản báo đến cơ quan đăng ký doanh nghiệp và các đơn vị chức năng liên quan để xử lý theo đúngthầm quyền quy định.

- Tăng cường công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với doanh nghiệp. Năm 2017, thực hiện Kế hoạch số 581/KH-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2017 của UBND quận về việc theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn quận Thanh Khê. Phòng Kinh tế là cơ quan tham mưu giúp UBND quận tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo dõi việc thi hành pháp luật trên địa bàn quận đối với doanh nghiệp khởi nghiệp; tổ chức tuyên truyền, tập huấn phổ biến truyên truyền pháp luật với nội dung “Pháp luật và xử lý vi phạm hành chính”. Với quyết tâm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật tại địa bàn quận, phòng Kinh tế triển khai các nội dung sau:

Thứ nhất, về lựa chọn doanh nghiệp để theo dõi, hỗ trợ. Tiêu chí để Phòng lựa chọn là các doanh nghiệp được tổ chức, hoạt động trong khoảng thời gian 02 năm (tính từ thời điểm được thành lập) với các ngành nghề sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ thuộc lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại - dịch vụ và xây dựng để tổ chức hoạt động, theo dõi, hỗ trợ.

Đặt biệt là các doanh nghiệp được thành lập để thực hiện ý tưởng dựa trên công nghệ hoặc mô hình kinh doanh mới, sáng tạo để hoàn thiện sản phẩm mới, có tính rủi ro cao ở giai đoạn trước khi thương mại hóa sản phẩm, dịch vụ ra thị trường nhưng gặp khó khăn về vốn, đất đai, khoa học kỹ thuật và lao động trong quá trình triển khai thực hiện ý tưởng kinh doanh.

Thứ hai, tăng cường công tác truyền thông tại các phường thuộc quận trên các phương tiện thông tin đại chúng để góp phần nâng cao nhận thức về trách nhiệm doanh nghiệp trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, đồng thời qua đó cũng giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp tại địa phương dễ dàng, chủ động liên hệ với cơ quan QLNN có thẩm quyền

để kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn bằng các hình thức.

Thứ ba, tham gia xây dựng các tổ tư vấn xử lý nợ đọng thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn quận, bên cạnh đó động viên các doanh nghiệp cố gắng hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các quỹ PCTT, an ninh quốc phòng vào ngân sách nhà nước theo qui định hiện hành.

Thứ tư, tăng cường theo dõi, xử lý thông tin các vụ việc, phản ứng chính sách một cách kịp thời, hiệu quả thông qua tổ chức khảo sát những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Thứ năm, rà soát, đối chiếu với các quy định trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND quận ban hành theo thẩm quyền liên quan đến doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, xây dựng, lao động trong lĩnh vực, ngành mình phụ trách. Qua đó đánh giá việc tổ chức thi hành đối với các văn bản này (kể cả văn bản quy phạm và văn bản cá biệt).

Ngoài các công tác phổ biến, tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ, kiểm tra việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, UBND quận thường xuyên tiếp nhận và phát khoảng hơn 30.000 tờ rơi tuyên truyền về sản xuất thực phẩm an toàn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản, các hộ kinh doanh tại 11 chợ trên địa bàn quận và các cơ sở kinh doanh mới phát triển. Phối hợp với Sở Công Thương tổ chức tập huấn lớp kĩ năng bán hàng cho cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn quận.

Thường xuyên phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản thành phố tổ chức các lớp tập huấn ATTP, tuyên truyền về sử dụng chất phụ gia trong thực phẩm cho 50 hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản và các hộ tiểu thương trong các chợ.

Luôn đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn quận gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ được nêu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành, thực hiện kế hoạch phát triển KT- XH và dự toán ngân sách nhà nước hằng năm và các kế hoạch, chương trình hành động của thành phố, cụ thể hoá chủ trương của thành phố và Trương ương về xây dựng kiến tạo, phát triển, phục vụ nhân dân, hỗ trợ khởi nghiệp, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh khi có nhu cầu từ phía doanh nghiệp.

c. Quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ

Tại biểu đồ 2.6-2.7, tổng số hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn quận là 2.076 hộ: trong đó có 1.790 hộ kinh doanh cố định (chiếm 86,2%) và 286 hộ kinh doanh không cố định (chiếm 13,8%).

Biểu đồ 2.6. Tổng số lượng hộ kinh doanh tại các chợ tại quận Thanh Khê

1790

286

Biểu đồ 2.7. Tổng số lượng hộ kinh doanh tại các chợ tại quận Thanh Khê

(Nguồn : Tác giả tổng hợp )

Tác giả xây dựng phiếu khảo sát và tham vấn các nội dung QLNN về chợ trên địa bàn quận đối với 01 lãnh đạo UBND quận phụ trách kinh tế, 09 lãnh đạo UBND phường có chợ, 02 Trưởng phòng, phó phòng phụ trách thương mại, 01 chuyên viên quản lý mảng thương mại, và 05 Trưởng phòng chuyên môn thuộc quận có nội dung liên quan như Tài chính-Kế hoạch, Môi trường, Văn hóa – Thông tin, Quản lý đô thị và đội Kiểm tra quy tắc đô thị. (Phiếu khảo sát tại Phụ lục 2). Qua các nội dung được tổng hợp, tác giả nhận thấy đối với công tác quản lý các chợ hiện nay như sau:

* Việc triển khai, thực hiện công tác QLNN của UBND quận, phường đối với hoạt động của các chợ trên địa bàn quận

Công tác QLNN đối với các chợ trên địa bàn quận được UBND quận, phường triển khai thực hiện theo: Nghị định số 02/2003/NĐ-CP[5]; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP[6]; Quyết định số 3479/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2011 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020;

Quyết định số 4299/QĐ-UBND ngày 04 tháng 6 năm 2012 cuả UBND thành phố Đà Nẵng về việc banh hành bộ tiêu chí xây dựng các mô hình điểm “Tuyến đường văn minh đô thị”, “Chợ Văn minh thương mại”, “Tổ dân phố

Phú Lộc Quán Hộ Hải sản Tân An Thuận An Lầu Đèn Tân Lập Tân Chính Tam Thuận Chính Gián Thanh Khê 1 Số hộ kinh doanh(người) 330 391 55 253 124 54 146 115 128 210 270 Số hộ kinh doanh(người) 270 371 55 238 109 54 116 81 111 165 220 Số hộ kinh doanh(người) 60 20 0 15 15 0 30 34 17 45 50 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 Số L ượn g Hộ k in h do an h Tên Chợ

không rác” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 8342/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2013 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Dự án “Mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Đề án số 02-ĐA/QU ngày 20 tháng 01 năm 2016 của Quận ủy Thanh Khê về “ Phát triển thương mại - dịch vụ quận Thanh Khê giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo”… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ban hành các Kế hoạch triển khai thực hiện quy định của pháp luật có liên quan dến công tác quản lý chợ, thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn các hộ tiểu thương hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật. Chỉ đạo UBND các phường cùng Phòng Kinh tế hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các Ban quản lý chợ nhằm tăng cường công tác QLNN, công khai minh bạch các khoản thu, chi tại chợ thuộc phường quản lý.

* Công tác quản lý tài chính tại các chợ trên địa bàn quận

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thương mại tại quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 75 - 87)