Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức công vụ đối với cán

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thương mại tại quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 116 - 118)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3.Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức công vụ đối với cán

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

3.2.3.Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức công vụ đối với cán

cán bộ công chức quản lý thương mại

- Mục tiêu giải pháp: Nâng cao tinh thần trách nhiệm của CBCC trong thực hiện công vụ và giải quyết tốt dịch vụ hành chính công cho cá nhân, tổ chức doanh nghiệp.

- Nội dung giải pháp: Công vụ thể hiện tính trung thực và khách quan, đây là một trong những giá trị cốt lõi. Tính trung thực khách quan thể hiện trong cách thực thi công vụ và trong kết quả thực hiện công vụ. Người dân đặt niềm tin vào sự trung thực và khách quan trong các quy định cũng như trong thực hiện công vụ. Tổ chức thực hiện công việc của cơ quan QLNN nói chung và ngành thương mại nói riêng còn thể hiện ở cách thức làm việc, cách phục vụ của CBCC cụ thể phải có thái độ lịch sự, tôn trọng; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc; có tác phong thái độ lịch sự, nghiêm túc; thiếu trách nhiệm trong kiểm tra việc tổ chức thực hiện.

+ Xác định nguồn nhân lực hiện tại và nhu cầu nhân sự trong thời gian tiếp theo; xác định trình độ mong muốn để thực hiện công việc hiệu quả nhất. Việc tuyển dụng chủ yếu theo ngành, ngạch hiện nay phải bằng việc tuyển chọn công chức theo yêu cầu của từng vị trí công việc; Từng phòng, đơn vị xây dựng các tiêu chí rõ ràng, minh bạch về yêu cầu công việc đối với từng vị trí việc làm để làm cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của các cá nhân cán bộ công chức. Từ đó thực hiện việc điều chỉnh các vị trí công tác cho phù hợp với năng lực trình độ của cán bộ, công chức cũng như chế độ thưởng, phạt, thăng tiến công bằng làm động lực cho việc phấn đấu của từng công.

+ Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, giáo dục đạo đức, lối sống, phong cách giao tiếp, tuyên truyền giáo dục cho CBCC,viên chức, người lao động. Nhằm giúp cho cán bộ nắm vững các nguyên tắc trong thi hành công vụ, nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân trong thi hành công vụ, đạo đức của cán bộ, công chức, văn hóa giao tiếp công sở, văn hóa giao tiếp với nhân dân, những việc CBCC không được làm được quy định tại Luật Công Chức năm 2010.

+ Với tư cách là người đại diện của cơ quan hành chính trực tiếp giải quyết công việc, TTHC với công dân, đòi hỏi cán bộ công chức phải có phẩm chất và năng lực, có trình độ văn hóa, vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, gương mẫu về đạo đức, lối sống, trung thực không cơ hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của công chức quản lý ngành bằng cách đánh giá khách quan và chính xác năng lực, phẩm chất của mỗi thành viên trong cơ quan, đơn vị và sử dụng đúng năng lực của họ.

+ Yêu cầu có cơ chế đánh giá đúng năng lực, phẩm chất cá nhân của công chức là rất quan trọng. Điều đó không chỉ tạo tiền đề cho việc sử dụng đúng người đúng việc mà còn khuyến khích được người tài, người giỏi phát huy năng lực đóng góp cho cơ quan đơn vị. Bên cạnh đó cần có cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp với cán bộ, công chức dựa trên nguyên tắc về sự công bằng cống hiến và hưởng thụ, giữa quyền lợi và trách nhiệm, xây dựng các cơ chế tôn vinh khuyến khích sự tận tâm thực hiện công vụ, bằng việc khen thưởng thích đáng về vật chất và tinh thần.

+ Tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện các nguy cơ dẫn đến tiêu cực. Phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với CBCC thực hiện quản lý nhà nước ngành thương mại. Với những hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà về TTHC trong giải quyết công việc cần phải được xử lý kiên quyết nghiêm minh, kịp thời. Xây dựng và thực hiện chế độ trách nhiệm một cách rõ ràng trong hoạt động công vụ. Phạm vi trách nhiệm đối với từng bộ phận và từng

con người phải được phân định rõ ràng, đảm bảo nguyên tắc: "Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo phải chịu trách nhiệm về việc thi hành nhiệm vụ công vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền".

+ Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử cho công chức phụ trách bộ phận một cửa và công chức chuyên môn giải quyết TTHC; định kỳ hàng quý, tiến hành kiểm tra, thanh tra công vụ để kịp thời chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ, giờ giấc làm việc và văn hóa ứng xử nơi công sở.

- Lợi ích mạng lại của giải pháp: Nâng cao hiệu lực và hiệu quả đạo đức công vụ đối với CBCC quản lý thương mại thông qua việc tăng cường vai trò giám sát của HĐND, cũng như cơ chế giám sát của người dân và các tổ chức xã hội đối với hoạt động QLNN về thương mại.

3.2.4. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương chính sách, pháp luật ngành thương mại tại quận Thanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thương mại tại quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 116 - 118)