Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển thương

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thương mại tại quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 66 - 69)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.4.Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển thương

2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI CỦA QUẬN

2.2.4.Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển thương

a. Thuận lợi

- Quận Thanh Khê có mật độ dân cư đông, kết cấu hạ tầng khá hoàn chỉnh, gồm có: quốc lộ 1A, cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, ga đường sắt, các công trình trung tâm thương mại, siêu thị... là điều kiện để hình thành một trong những trung tâm thương mại của thành phố.

- Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành từ thành phố đến quận; sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành và các địa phương trong quận. Việc cải cách thủ tục hành chính công đã và đang từng bước tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, các hộ kinh doanh đầu tư sản xuất kinh doanh.

- Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được duy trì, đảm bảo, tạo cho các cơ sở TM-DV hoạt động tốt và người dân yên tâm khi đến mua sắm, tiêu dùng cho sinh hoạt hằng ngày, nhất là những dịp Lễ, Tết. Công tác QLNN đối với hoạt động của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện cũng được tăng cường, nhằm góp phần và tạo điều kiện cho các hoạt động dịch vụ đạt hiệu quả cao hơn.

b. Hạn chế, khó khăn

- Ngành thương mại phát triển khá đa dạng nhưng chưa đồng đều ở các lĩnh vực; vẫn còn thiên về các ngành truyền thống, các hoạt động với chất

lượng phát triển chưa được nhiều. Thương mại là ngành mũi nhọn của quận nhưng chưa có sự quy hoạch, gắn kết chặt chẽ giữa các cấp; các hoạt động còn thiếu và yếu. Nhiều doanh nghiệp do gặp khó khăn về vốn, đầu ra sản phẩm do sức mua trên thị trường giảm. Bên cạnh đó, giá cả của nhiều mặt hàng như xăng dầu, lương thực, thực phẩm... thường xuyên bị biến động đã ảnh hưởng trực tiếp đến SX-KD của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân.

Các hạn chế được rút ra:

Thứ nhất, quy mô của doanh nghiệp và các hộ kinh doanh trong quận còn nhỏ cả về vốn và lao động. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thương mại - dich vụ chưa đồng bộ. Nguồn nhân lực cũng như cơ sở vật chất phục vụ trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ còn yếu nên chưa đáp ứng được nhu cầu tổ chức các sự kiện lớn tại quận.

Thứ hai, hoạt động thương mại trên địa bàn vẫn chủ yếu là thương mại truyền thống qua hệ thống chợ, các cửa hiệu độc lập, tiệm tạp hoá của các hộ buôn bán nhỏ, còn hệ thống thương mại hiện đại, siêu thị, cửa hàng chuyên doanh, các siêu thị tiện lợi... chưa nhiều. Hoạt động xúc tiến thương mại vẫn còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế do việc mở rộng thị trường, giải quyết đầu ra cho sản xuất còn hạn chế. Tính liên doanh, liên kết trong thương mại còn mang tính cá thể dẫn đến đôi lúc đôi nơi có sự cạnh tranh không lành mạnh.

Thứ ba, tình trạng vi phạm pháp luật về thương mại trên địa bàn như buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng kém phẩm chất, hàng không đảm bảo VSATTP ... còn nhiều.

Thứ tư, cũng còn những hạn chế, tồn tại như chủ trương, cách thức thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất cho sản xuất kinh doanh đã được ban hành, những việc hướng dẫn cụ thể, tổ chức thực hiện còn chậm nên chưa đạt hiệu quả, sản xuất còn gặp nhiều khó khăn như việc các cơ sở sản xuất đã hình thành trong khu dân cư từ lâu, hiện nay phải

tìm địa điểm mới di dời ra khỏi khu dân cư theo quy định. Sức mua của thị trường vẫn còn yếu, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm còn thấp, số lượng doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động do hiệu quả kinh doanh không cao đang có xu hướng tăng lên.

Thứ năm, hệ thống phân phối chủ yếu nhỏ lẻ, bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu tính liên kết và tính chuyên nghiệp chưa cao trong phân phối trước yêu cầu hội nhập kinh tế liên vùng và quốc tế.

Nguyên nhân dẫn đến các phần nêu trên:

- Cơ cấu ngành vẫn còn nhiều bất cập, thiếu vắng sự đầu tư thu hút mạnh về các cơ sở của các tập đoàn phân phối bán lẻ lớn trên địa bàn quận. Sản phẩm ngành thương mại vẫn còn nhỏ lẻ, mức tiêu thụ các loại sản phẩm còn hạn chế, năng lực cạnh tranh trong SX-KD và tiếp cận thị trường còn yếu. Chưa có hàng hóa đặc trưng tham gia xuất khẩu mà chủ yếu là hàng hóa gia công. Dịch vụ còn lạc hậu, chất lượng phục vụ chưa cao, sản phẩm làm ra mới chỉ là sơ chế, bán thành phẩm nên hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao. Một số hàng hóa chưa đảm bảo về chất lượng theo qui chuẩn Việt Nam.

- Việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh chưa phát triển đang còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu thương mại trong tiến trình hội nhập hiện nay.

- Về mặt chủ trương, cơ chế chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho SX-KD đã được ban hành nhưng hướng dẫn cụ thể, tổ chức triển khai thực hiện còn chậm nên chưa hiệu quả, sản xuất còn gặp khó khăn, sức mua của thị trường còn yếu, khả năng cạnh tranh còn thấp, số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động có xu hướng tăng lên. Hệ thống phân phối chủ yếu nhỏ lẻ, bộc lộ quá nhiều yếu kém, thiếu tính liên kết và tính chuyên nghiệp trong phân phối trước yêu cầu hội nhập kinh tế.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp các ngành tuy có đề ra hằng năm nhưng chưa sâu sát, chưa có kế hoạch chi tiết cụ thể phải thực hiện như

thế nào, chỉ chung chung, chưa tạo ra động lực cho sự phát triển ngành thương mại.

- Doanh nghiệp thương mại trên địa bàn quận đa số còn nhỏ, khả năng tài chính hạn hẹp, chưa có doanh nghiệp đầu đàn làm đầu mối tạo nên những chuỗi cung ứng thị trường, liên kết hỗ trợ nhau trong các mối làm ăn, tạo sự yên tâm cho người sản xuất, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý và nhân viên còn hạn chế, đã tiếp cận được các hình thức kinh doanh hiện đại nhưng áp dụng chưa đạt năng suất cao.

- Với chức năng cấp quận chủ yếu là thực thi đường lối, chủ trương, chính sách của cấp trên, nên không thể đề ra được các cơ chế, chính sách ưu đãi vượt trội để phát triển các phân ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn. Đầu tư nguồn vốn NSNN vào khu vực thương mại còn hạn chế, chưa thu hút đầu tư các nguồn vốn bên ngoài (xã hội hóa). Chất lượng lao động, nguồn nhân lực trong các lĩnh vực thương mại chưa đồng đều, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Quỹ đất dành cho phát triển thương mại trên địa bàn quận chưa được thành phố quan tâm, xét duyệt.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thương mại tại quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 66 - 69)