CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thương mại tại quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 35 - 37)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI

1.4.1. Yếu tố nguồn lực

a. Nguồn lao động

Lao động là yếu tố đầu vào rất cần thiết của mọi quá trình sản xuất, đặc biệt là yếu tố duy nhất trực tiếp cung ứng các sản phẩm dịch vụ mà không thể thay thế bằng bất kỳ một loại máy móc thiết bị nào. Lao động chính là động lực của phát triển thương mại. Để có thu nhập, lao động trở thành nhu cầu cấp

thiết và chính đáng nhất của con người. Chính nhu cầu đó đã thúc đẩy con người tìm việc làm, đưa con người đến với công việc và thúc đẩy con người tiến hành các hoạt động kinh tế, góp phần tích cực cho sự phát triển của quá trình sản xuất, cung ứng hàng hóa- dịch vụ trên thị trường, là nguồn lực cho sự phát triển thương mại.

b. Tiến bộ khoa học, công nghệ

Cùng với các nguồn lực nêu trên, KH-CN cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển thương mại. Trong quá trình sản xuất hàng hóa - dịch vụ việc áp dụng những tiến bộ khoa học sẽ thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa sâu hơn, tăng năng suất lao động, giảm chi phí, giúp tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao hơn. Ngày nay, sự phát triển không ngừng vượt bậc của công nghệ, nhất là công nghệ thông tin cùng với sự phát triển nhanh chóng của các cơ sở hạ tầng mạng máy tính đã đem lại những lợi ích đặc biệt cho toàn xã hội. Trong đó, lợi ích mà doanh nghiệp nhận được từ sự phát triển khoa học công nghệ mang lại chính là chi phí kinh doanh thấp, tạo cơ hội kết nối hàng trăm triệu người và giúp các doanh nghiệp lựa chọn được các đối tác thích hợp trên phạm vi toàn cầu; riêng đối với khách hàng giúp khách hàng nhận được các thông tin xác thực và chi tiết một cách nhanh chóng trên môi trường mạng.

c. Kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo các điều kiện sản xuất và tái sản xuất xã hội. Kết cấu hạ tầng của mỗi ngành, lĩnh vực bao gồm những công trình đặc trưng cho hoạt động của ngành, lĩnh vực đó. Kết cấu hạ tầng bao gồm: kết cấu hạ tầng kinh tế và kết cấu hạ tầng xã hội.

Kết cấu hạ tầng kinh tế bao gồm: năng lượng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng, hệ thống lưới điện...đây cũng chính là yếu tố tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngành.

Kết cấu hạ tầng xã hội bao gồm: Giáo dục, bệnh viện, Y tế.... Với tính chất đa dạng, kết cấu hạ tầng là nền tảng vật chất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại thì nền kinh tế mới có điều kiện phát triển nhanh, ổn định và bền vững.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thương mại tại quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)