Phối hợp các đối tƣợng đánh giá

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích cán bộ công chức tại cục hải quan gia lai kon tum (Trang 83 - 88)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH CÁN BỘ

3.2.4. Phối hợp các đối tƣợng đánh giá

a. Đào tạo người thực hiện công tác đánh giá thành tích

- Đào tạo ngƣời đánh giá: Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum phải có chƣơng trình đào tạo, hƣớng dẫn giảm thiểu lỗi đánh giá: lỗi bao dung, thiên kiến… và đặt biệt là lỗi bình quân chủ nghĩa đang tồn tại nặng ở tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum.

- Đào tạo kỹ năng giải quyết vần đề: Quá trình đánh giá yêu cầu ngƣời đánh giá chính thức vừa là ngƣời giám sát vừa phải có những hỗ trợ kịp thời cho CBCC. Đồng thời, giữa ngƣời đánh giá và ngƣời đƣợc đánh giá có thể có những quan điểm khác nhau trong quá trình thiết lập mục tiêu cho đến thảo luận đi đến kết quả cuối cùng nên ngƣời đánh giá phải sáng suốt trong giải quyết những mâu thuẫn này.

b. Xác định thức xây dựng tiêu chuẩn đánh giá

Tiêu chuẩn đánh giá đƣợc xem là mấu chốt của hệ thống đánh giá thành tích, thể hiện đƣợc những việc thuộc nhiệm vụ của từng CBCC và sự kỳ vọng của cấp trên. Vì vậy, ngoài căn cứ vào mục tiêu đánh giá thì cách thức xây dựng thiết lập tiêu chuẩn đánh giá thành tích rất quan

trọng, dựa trên những căn cứ khoa học và thống nhất.

* Các căn cứ xây dựng tiêu chuẩn đánh giá bao gồm các nội dung sau:

Xác định mục tiêu hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị cấp Cục:

Để xác định một cách chính xác các mục tiêu hoạt động của hệ thống chính trị phải dựa vào:

- Các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; của Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum về phát triển KT – XH hiện tại và những năm tiếp theo.

- Quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển của Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum đã đƣợc cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum và các đơn vị thuộc và trực thuộc đƣợc cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Kết quả phân tích tình hình thực tế về các nguồn lực, điều kiện phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu.

- Từ những căn cứ trên, phải xác định đƣợc những mục tiêu mà Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum cần đạt đƣợc, chỉ rõ đâu là mục tiêu quan trọng nhất, cấp thiết nhất, mang tính chiến lƣợc dài hạn nhất… Từ đó, xác định mục tiêu cụ thể cho từng đơn vị thuộc và trực thuộc, từng nhân viên từ mục tiêu chung của Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum, nhằm lƣợng hóa các tiêu chí đánh giá chủ yếu là kết quả thực hiện công việc, là cơ sở kết nối thành tích nhân viên với mục tiêu, định hƣớng chung của đơn vị.

Xây dựng hoàn thiện hệ thống công việc nhằm đạt các mục tiêu của hệ thống, làm cơ sở cho việc xây dựng bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn chức danh công chức, hệ thống đánh giá thực hiện công việc.

Mục tiêu của Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum sẽ đƣợc cụ thể hóa bằng các mục tiêu của các đơn vị thuộc và trực thuộc, tiếp đó là mục tiêu cụ thể của từng CBCC. Để hệ thống công việc đƣợc xây dựng một cách hợp lý, cần thiết phải quan tâm đến một số điểm sau:

- Tất cả mục tiêu của Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum đều cần đƣợc quan tâm trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống công việc, vừa có thể đạt đƣợc các mục tiêu quan trọng và cấp thiết vừa đảm bảo các mục tiêu thứ yếu.

- Các công việc trong hệ thống phải đảm bảo bao quát đƣợc mục tiêu cần thực hiện, đặc biệt là đối với các mục tiêu quan trọng song không đƣợc chồng chéo hoặc phân định trách nhiệm không rõ ràng.

- Các công việc phải đảm bảo sử dụng đƣợc một cách hợp lý các nguồn lực hiện tại của tổ chức (con ngƣời, tài chính, CSVC,…).

- Các công việc đƣợc xây dựng trên quan điểm hiện đại, tiên tiến, đảm bảo có thể đƣợc thay đổi để thích nghi với những yêu cầu mới của công cuộc hiện đại hóa của lực lƣợng Hải quan và của đất nƣớc.

Thu thập và xử lý thông tin:

- Thông tin về các nhiệm vụ, trách nhiệm, các hoạt động cần có để thực hiện công việc, các mối quan hệ cần thực hiện thuộc công việc. Đây là loại thông tin đặc biệt có vai trò quyết định đến chất lƣợng của phân tích công việc nên phải thu thập đầy đủ, không bỏ sót những gì mà ngƣời công chức cần phải làm, các trách nhiệm cần phải gánh chịu cũng nhƣ làm rõ mức độ thƣờng xuyên, tầm quan trọng của từng nhiệm vụ, kể cả hao phí thời gian (ƣớc tính) để thực hiện từng nhiệm vụ.

- Thông tin về các phƣơng tiện hỗ trợ để nhân viên thực hiện công việc.

- Thông tin về các điều kiện làm việc nhƣ điều kiện về chế độ, thời gian làm việc; khung cảnh tâm lý xã hội; điều kiện kinh tế;….

- Thông tin về các đòi hỏi của công việc đối với ngƣời thực hiện nhƣ các kiến thức và kỹ năng cần có, các hiểu biết và kinh nghiệm làm việc cần thiết… Đối với loại thông tin này, bên cạnh việc quan tâm đến những yêu

cầu về trình độ, kỹ năng, kiến thức còn phải đặc biệt quan tâm đến những yêu cầu về đạo đức, tinh thần trách nhiệm công chức hành chính nhà nƣớc.

Tiêu chuẩn hoá chức danh cán bộ công chức:

Từ phân tích công việc, mỗi đơn vị thuộc và trực thuộc phải xây dựng “Bản tiêu chí chức danh công chức” cho riêng đơn vị mình. “Bản tiêu chuẩn chức danh công chức” là bản liệt kê các đòi hỏi của công việc đối với công chức về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần phải có; các yêu cầu về đạo đức, tinh thần, trình độ giáo dục và đào tạo cần thiết, các yêu cầu về thể lực và các yêu cầu cụ thể khác. Tiêu chuẩn chức danh công chức đƣợc xây dựng nhằm các mục đích sau:

+ Làm căn cứ để xác định các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực công tác, trình độ kiến thức của từng chức danh công chức trong hệ thống hành chính nhà nƣớc.

+ Làm căn cứ để tuyển chọn, bố trí, sử dụng, nhận xét, đánh giá, đề bạt cán bộ và để xác định rõ nội dung, chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng; để thực hiện các chính sách và các chế độ đãi ngộ khác với công chức.

+ Làm căn cứ để tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch cho CBCC.

+ Làm căn cứ, cơ sở để CBCC phấn đấu trong học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực và hiệu quả công tác, hoàn thành tốt chức trách và thực hiện đúng nghĩa vụ, quyền hạn của mình.

* Một bản tiêu chuẩn chức danh công chức phải bao hàm các nội dung cơ bản sau:

- Tiêu chuẩn về trình độ chính trị.

- Tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức lối sống

- Tiêu chuẩn về năng lực chỉ đạo, quản lý (đối với công chức lãnh đạo). - Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn.

chuyên môn nghiệp vụ cần đặt biệt quan tâm đến kiến thức, kỹ năng về quản lý hành chính công, sự hiểu biết về các chính sách, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc. Việc xây dựng tiêu chuẩn chức danh của công chức cần phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau:

- Công chức giữ các vị trí càng cao trong bộ máy lãnh đạo thì đòi hỏi với các tiêu chuẩn càng cao.

- Công chức giữ các vị trí có vai trò càng lớn phải có tiêu chuẩn cao hơn những ngƣời nắm giữ các vị trí khác, những ngƣời nắm giữ vị trí có liên quan đến các mảng công tác nhƣ tổ chức cán bộ, hoạch định chính sách phải có tiêu chuẩn cao hơn những ngƣời trong các lĩnh vực khác.

- Yếu tố về đạo đức công vụ phải luôn đƣợc đề cao đối với mỗi công chức.

- Các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ đƣợc xác định một cách chính xác trên cơ sở công việc và thực hiện công việc, song đảm bảo không bị lạc hậu trƣớc những thay đổi do quá trình đổi mới đặt ra.

Xác định mục tiêu cụ thể phấn đấu cho từng CBCC.

Đầu mỗi năm kế hoạch, căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch nhà nƣớc đƣợc Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum giao và kế hoạch phát triển KT – XH đƣợc Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum thông qua, Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum phải xác định các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong năm và giao chỉ tiêu cho các đơn vị thuộc và trực thuộc để tổ chức thực hiện và cuối năm có đánh giá đúng mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác của từng đơn vị.

c. Xác định tiêu chuẩn đánh giá thành tích

Tiêu chuẩn đánh giá CBCC phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản:

- Phải gắn liền với công việc cụ thể và mục tiêu của Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum.

- Loại bỏ các yếu tố khách quan tác động đến các tiêu chuẩn.

- Tiêu chuẩn mang tính chất chung đƣợc áp dụng cho nhiều đối tƣợng chứ không đƣợc bó hẹp cho một ngƣời hoặc một nhóm ngƣời.

- Tiêu chuẩn phải đƣợc định lƣợng và mang tính khả thi, phù hợp thực tế. Tiêu chuẩn đánh giá là một khung các định mức đƣợc thiết lập trên các căn cứ của mô tả và phân tích công việc do Tổ chuyên gia thiết lập và đƣợc trao đổi, thảo luận với CBCC của Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum trƣớc khi triển khai thực hiện. Việc lấy ý kiến của các đối tƣợng đánh giá sẽ giúp cho bộ tiêu chuẩn đảm bảo đƣợc các quy tắc: nhất quán, hạn chế tƣ lợi, đạo đức...

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích cán bộ công chức tại cục hải quan gia lai kon tum (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)