TỔNG QUAN VỀ CỤC HẢI QUAN GIA LAI KON TUM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích cán bộ công chức tại cục hải quan gia lai kon tum (Trang 44)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.TỔNG QUAN VỀ CỤC HẢI QUAN GIA LAI KON TUM

2.1.1. Quá trình hình thành Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum

Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum đƣợc thành lập theo Quyết định số 229/TCHQ-TCCB ngày 30/5/1990 của Tổng cục Hải quan. Là đơn vị hành chính trực thuộc Tổng cục Hải quan, thực hiện quản lý nhà nƣớc về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

Trải qua hơn 25 năm hình thành và phát triển, dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, sự phối hợp của các ngành, các cấp tại địa phƣơng cùng sự nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục của cán bộ công chức trong đơn vị, Hải quan Gia Lai – Kon Tum đã không ngừng phát triển về mọi mặt; đã hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức các chỉ tiêu cấp trên giao; góp phần vào công cuộc xây dựng, thúc đẩy các hoạt động đầu tƣ, xuất nhập khẩu tại địa bàn 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

Trong hơn 25 năm hoạt động, nhiều tập thể và cá nhân đƣợc tặng thƣởng Huân chƣơng, bằng khen Thủ tƣớng Chính phủ, bằng khen của Bộ Tài chính, Tổ chức Hải quan thế giới… đặc biệt năm 2008, Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum vinh dự đƣợc Chủ tịch nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng lao động hạng ba; năm 2014 đƣợc tặng Huân chƣơng lao động hạng nhì đã khẳng định sự trƣởng thành của đơn vị.

Với tôn chỉ phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, năm 2008 Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng ISO 9001-2008 vào giải quyết thủ tục hành chính.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum

a. Chức năng

Là đơn vị hành chính trực thuộc Tổng cục Hải quan, thực hiện quản lý nhà nƣớc về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

b. Nhiệm vụ và quyền hạn

- Tổ chức, chỉ đạo, hƣớng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của nhà nƣớc về hải quan trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum, gồm:

+ Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu, các địa điểm kiểm tra tập trung và các địa điểm kiểm tra khác theo quy định của pháp luật;

+ Thu thập, khai thác, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan theo quy định của pháp luật và của Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan;

+ Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng, chống ma tuý trong phạm vi địa bàn hoạt động;

+ Phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, phòng, chống vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng, chống ma tuý ngoài phạm vi địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật;

+ Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật;

+ Áp dụng các biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

khẩu, quá cảnh và phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

- Hƣớng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Hải quan trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ đƣợc giao.

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan theo quy định của pháp luật.

- Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định hành chính của các đơn vị trực thuộc và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; báo cáo Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan những vƣớng mắc phát sinh, các vấn đề vƣợt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan.

- Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phƣơng pháp quản lý hải quan hiện đại vào hoạt động của Cục Hải quan.

- Phối hợp với các đơn vị trên địa bàn, cơ quan nhà nƣớc và các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

- Tuyên truyền và hƣớng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan trên địa bàn.

- Hƣớng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

- Hợp tác quốc tế về hải quan theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan.

- Tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của Cục Hải quan; thực hiện chế độ báo cáo theo chế độ quy định.

- Quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.

- Quản lý, lƣu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế; quản lý, sử dụng phƣơng tiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan giao và theo quy định của pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum

- Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum đƣợc tổ chức theo mô hình quản lý trực tuyến. Cục trƣởng chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Cục và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động trƣớc Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan. Các Phó Cục trƣởng chịu trách nhiệm trƣớc Cục trƣởng về nhiệm vụ đƣợc Cục trƣởng phân công. Có 07 đơn vị thuộc và trực thuộc Cục, gồm: 04 chi cục (Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y; Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh; Chi cục Hải quan Kon Tum; Chi cục Kiểm tra sau thông quan); 01 Đội Kiểm soát Hải quan; 02 phòng chức năng (Phòng Nghiệp vụ, Văn phòng) tham mƣu giúp việc cho Cục trƣởng về chuyên môn và lĩnh vực phụ trách, tham mƣu cho việc ra quyết định trong lĩnh vực hoạt động quản lý nhà nƣớc về hải quan trên địa bàn hoạt động.

Theo mô hình quản lý trực tuyến này, việc đào tạo nguồn nhân lực đƣợc quyết định bởi Cục trƣởng với sự tham mƣu của bộ phận Tổ chức cán bộ. Công tác đánh giá thành tích CBCC đƣợc thực hiện theo chiều ngang tại các đơn vị thuộc và trực thuộc sau đó đánh giá theo chiều dọc trong toàn đơn vị.

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum

2.2. NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CƠ CẤU CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI CỤC HẢI QUAN GIA LAI - KON TUM CỤC HẢI QUAN GIA LAI - KON TUM

2.2.1. Nguồn nhân lực

Bảng 2.1. Tình hình cán bộ công chức từ năm 2013 đến năm 2015 ĐVT: Người Năm 2013 2014 2015 Công chức lãnh đạo 36 37 38 Công chức thừa hành 60 59 58 Nhân viên 17 19 19 Tổng cộng: 113 115 115 (Nguồn: P.Tổ chức cán bộ)

Nhìn vào bảng số liệu 2.1 ta dễ dàng nhận thấy rằng nguồn nhân lực của Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum trong những năm qua rất ổn định. Tổng số cán bộ công chức trong 3 năm qua đều ổn định ở mức 96 ngƣời, ở nhóm nhân viên trong 3 năm chỉ tăng lên 2 suất từ 17 ngƣời lên 19 ngƣời ở bộ phận bảo vệ và lái xe.

Qua bảng số liệu trên, tỷ lệ lãnh đạo chiếm gần 40% tổng số cán bộ công chức làm nghiệp vụ (96 ngƣời). Sự thay đổi qua từng năm không nhiều,

qua 3 năm chỉ có 02 công chức đƣợc bổ nhiệm vào các chức danh quản lý do nhu cầu công việc tăng cao. Do ngành Hải quan đang trong giai đoạn cải cách, hiện đại hóa mạnh mẽ nên lực lƣợng quản lý phải đảm bảo về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng để giải quyết vấn đề trong thời hạn sớm nhất có thể.

2.2.2. Cơ cấu cán bộ công chức tại Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum Tum

a.Cơ cấu cán bộ công chức theo trình độ chuyên môn

Bảng 2.2. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn

ĐVT: Người STT Trình độ 2013 2014 2015 Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Trên Đại học 2 1,77 2 1,74 3 2,6 2 Đại học 82 72,57 88 76,52 94 81,7 3 Cao đẳng 6 5,31 3 2,61 2 1,7 4 Trung cấp 6 5,31 6 5,22 3 2,6 5 Khác 17 15,04 16 13,91 13 11,3 Tổng số 113 100 115 100 115 100 (Nguồn: P. Tổ chức cán bộ)

Bảng số liệu 2.2 phản ảnh trình độ của lực lƣợng lao động tại Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum khá cao, trong đó số lƣợng đại học và sau đại học chiếm hơn 80% tổng số lao đông tại đơn vị. Với một cơ quan đóng chân tại địa bàn Tây nguyên nhƣng với tầm nhìn của các cấp lãnh đạo đã tuyển dụng ngƣời lao động có trình độ đồng thời tạo điều kiện cho họ có cơ hội đƣợc học tập nâng cao trình độ đã giúp cho quá trình cải cách, hiện đại hóa hải quan đƣợc diễn ra mạnh mẽ.

có xu hƣớng tăng cao chứng tỏ môi trƣờng học tập của đơn vị khá tốt. Đây là một dấu hiệu rất tốt đối với những ngƣời lãnh đạo trong việc phân công, bố trí công tác. Đặc biệt với đặc thù của ngành Hải quan, công tác luân chuyển đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục thì với chất lƣợng của đội ngũ ngƣời lao động nhƣ trên sẽ tạo ra sự đồng đều giữa các đơn vị thuộc và trực thuộc đồng thời đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả của công tác luân chuyển.

b.Cơ cấu cán bộ công chức theo độ tuổi và giới tính năm 2015

Bảng 2.3. Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính

ĐVT: Người Độ tuổi Lãnh đạo/ Công chức

Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Tổng lao động Nam Nữ Số lƣợng Tỷ trọng (%) Số lƣợng Tỷ trọng (%) Số lƣợng Tỷ trọng (%) 18-40 Lãnh đạo 7 6,1 7 6,1 0 0 Công chức 57 49,6 33 28,7 24 20,9 41-50 Lãnh đạo 16 13,9 13 11,3 3 2,6 Công chức 12 10,4 7 6,1 5 4,3 >50 Lãnh đạo 15 13,0 14 12,2 1 0,9 Công chức 8 7,0 8 7,0 0 0 Tổng cộng 115 100 82 71,3 33 28,7 (Nguồn: P.Tổ chức cán bộ)

Về cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động dƣới 40 tuổi chiếm 55,6%, 41 đến 50 tuổi chiếm 24,3% và trên 50 tuổi là 20,1%. Nhƣ vậy cơ cấu lao động trẻ của đơn vị chiếm tỷ lệ khá cao, đây là điều rất thuận lợi trong bối cảnh biên chế trong những năm tới sẽ không có nhiều biến động tăng do chỉ đạo tinh giảm biên chế của Chính phủ nên lực lƣợng lao động trẻ sẵn có sẽ là lớp kế

cận cho việc vận hành đơn vị trong tƣơng lai. Bên cạnh đó, trong những năm qua và thời gian tới, ngành Hải quan là ngành luôn đi đầu trong việc cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan không ngừng và là cơ quan đƣợc Chính phủ giao chủ trì thực hiện cơ chế một cửa quốc gia tiến đến thiết lập cơ chế một cửa Asean nên việc ứng dụng công nghệ thông tin và tiếp cận những công nghệ mới, cách thức quản lý mới phụ thuộc rất nhiều vào những cán bộ công chức trẻ của ngành và đơn vị. Ở độ tuổi dƣới 40, tỷ lệ công chức giữ chức vụ lãnh đạo chỉ chiếm 6,1% chủ yếu tập trung vào các chức danh Phó đội trƣởng thuộc Chi cục, phó các phòng tham mƣu mà chƣa có cá nhân nào đƣợc bổ nhiệm vào các chức danh chủ chốt. Với tỷ lệ nữ chiếm 28,7% là một tỷ lệ khá cao đối với ngành mà công tác chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại là nhiệm vụ chủ yếu tuy nhiên lãnh đạo đơn vị đã có những giải pháp sắp xếp, phân công công tác hợp lý và lực lƣợng nữ chủ yếu thuộc khối văn phòng, tổng hợp... nên đã phát huy đƣợc những điểm mạnh của mỗi cá nhân trong thi hành công vụ.

2.2.3. Chế độ tiền lƣơng đối với cán bộ, công chức

Bảng 2.4. Chính sách tiền lương tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum

Năm 2013 2014 2015

Tổng số lao động (ngƣời) 113 115 115

Chi phí tiền lƣơng và phụ cấp (Tr.đồng) 10.232 11.386 12.392 Lƣơng bình quân/ tháng (Tr.đồng/ngƣời) 7,546 8,251 8,980

(Nguồn: Bộ phận Kế toán – Tài vụ)

Với tổng số cán bộ công chức nhƣ bảng 2.4 trên thì chi phí tiền lƣơng và các khoản khác bình quân nhƣ vậy chúng ta thấy đây là mức lƣơng tạm đủ cho cán bộ, công chức. Tùy theo tình hình kinh tế và chức vụ cũng nhƣ vị trí công việc mà có những thay đổi về lƣơng, nhƣng cơ bản tiền lƣơng tăng theo từng năm. Tuy không nhiều nhƣng phần nào cũng góp phần đảm bảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đời sống cho cán bộ công chức của đơn vị. Nếu nhƣ từ năm 2013 mức lƣơng bình quân 7,546 triệu đồng/ngƣời/tháng thì năm 2014 tăng lên 8,251 triệu đồng/ngƣời/tháng tức là tăng 705 ngàn đồng. Đến năm 2015 tiếp tục tăng lên 729 ngàn đồng/ngƣời/tháng. Đây là mức tăng bình quân trên đầu ngƣời tƣơng đối khá và nhìn chung mức lƣơng thƣởng tại đơn vị khá cao so với nhiều đơn vị hành chính sự nghiệp khác do đặc thù của ngành đơn vị với 02 chi cục đóng chân tại địa bàn cửa khẩu nên nhận đƣợc phụ cấp thu hút theo quy định của Chính phủ.

2.2.4. Môi trƣờng làm việc và văn hóa công sở

Để đánh giá khách quan về các nội dung liên quan đến đánh giá thành tích, tác giả thực hiện điều tra 100 CBCC (trong tổng số 115 CBCC, chiếm tỷ lệ 87%) tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum để xác định sự hài lòng của cán bộ công chức trong đơn vị về một số chỉ tiêu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của Luận văn.

Bảng 2.5. Kết quả điều tra ảnh hưởng của văn hoá Công sở đối với đánh giá thành tích nhân viên

Chỉ tiêu Tỷ lệ % trả lời

Ƣu tiên thành tích tập thể 18

Ƣu tiên thành tích cá nhân 17

Quan trọng nhƣ nhau 40

Không có ý kiến 25

(Nguồn: Kết quả số liệu điều tra )

Qua bảng tổng hợp kết quả khảo sát 2.5 ta có thể nhận thấy rằng nhận thức của cán bộ công chức trong đơn vị về việc ƣu tiên thành tích cá nhân tƣơng đƣơng với ƣu tiên thành tích tập thể chứng tỏ sự nhất trí, đồng lòng giữa những ngƣời cùng làm việc trong môi trƣờng nhƣ nhau nhƣng có sự ganh đua với nhau rất lớn để đạt đƣợc thành tích cá nhân. Tuy nhiên bên

cạnh đó một tỷ lệ rất lớn (40%) số ngƣời đƣợc khảo sát đánh giá thành tích tập thể và cá nhân là ngang bằng nhau và cá biệt số ngƣời không có ý kiến chiếm đến 25% chứng tỏ họ không còn màng đến thành tích của cá nhân cũng nhƣ tập thể. Rất có thể những đối tƣợng này đã có nhiều “bất mãn” đối với việc đánh giá thành tích của đơn vị trong thời gian qua nên họ không quan tâm, dƣờng nhƣ họ biết đƣợc kết quả đã đƣợc sắp xếp hoặc sự bình xét

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích cán bộ công chức tại cục hải quan gia lai kon tum (Trang 44)