Về đối tƣợng đánh giá thành tích

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích cán bộ công chức tại cục hải quan gia lai kon tum (Trang 64 - 66)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.4.Về đối tƣợng đánh giá thành tích

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH CÁN BỘ

2.3.4.Về đối tƣợng đánh giá thành tích

Hiện nay, đối tƣợng thực hiện đánh giá thành tích cán bộ công chức tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum bao gồm: Bản thân công chức tự đánh giá, tập thể đánh giá và lãnh đạo trực tiếp đánh giá. Tuy nhiên ngƣời thực

hiện công tác đánh giá chƣa đƣợc phổ biến cũng nhƣ hƣớng dẫn về nghiệp vụ đánh giá và thƣờng đánh giá theo cảm tính cá nhân, chủ nghĩa bình quân và không mang lại hiệu quả cao nhƣ ý muốn.

Bảng 2.13. Đánh giá kết quả lựa chọn đối tượng đánh giá thành tích

Đối tƣợng thực hiện đánh giá thành tích

Tỷ lệ lựa chọn đối tƣợng thực hiện đánh giá thành tích phù hợp nhất Tự bản thân 80 Đồng nghiệp 18 Cấp trên trực tiếp 70 Cấp dƣới 4 Doanh nghiệp 30 Tất cả các đối tƣợng trên 20

(Nguồn: Kết quả số liệu điều tra)

- Tự đánh giá của cá nhân CBCC: Hằng năm, bản thân CBCC tự

đánh giá mình bằng cách viết tự nhận xét vào bảng phân loại CBCC và tự xếp loại về bản thân mình. Ý kiến tự đánh giá của CBCC sẽ là nguồn thông tin tham khảo cho quá trình đánh giá. Tuy nhiên việc tự đánh giá thƣờng không đạt đƣợc mức độ trung thực cần thiết do việc tự đánh giá cho mình thƣờng có xu hƣớng khuếch trƣơng các thành tích đạt đƣợc trong khi lại dấu các lỗi vi phạm đã xảy ra trƣớc đó.

- Đánh giá của tập thể: là Cơ quan, đơn vị tổ chức họp góp ý

kiến, nhận xét về những hoạt động, cống hiến, những ƣu điểm và hạn chế,.. của CBCC. Sau đó tiến hành biểu quyết bằng cách đƣa tay hoặc bỏ phiếu kín để bình bầu. Đây là nguồn thông tin có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình đánh giá. Biện pháp đánh giá này mang tính “dân chủ” cao nhất trong các biện pháp đánh giá, tuy nhiên thực tế việc tranh luận cũng nhƣ nhận xét trong các buổi đánh giá đều do lãnh đạo thực hiện chứ đối tƣợng

ngƣời lao động rất ít khi có nhận xét cũng nhƣ góp ý đối với đồng nghiệp do tâm lý e ngại hoặc sợ mất lòng đồng nghiệp, cũng có khi do tƣ tƣởng mình

là gì mà đi nhận xét người khác nên sau khi lãnh đạo nhận xét xong thì tiến

hành biểu quyết luôn.

- Đánh giá của thủ trưởng quản lý trực tiếp: Đây là đánh giá

quan trọng nhất, trên cơ sở kết hợp ý kiến đánh giá của cá nhân và của tập thể. Đánh giá của thủ trƣởng có thể thông qua việc cho điểm và nhận xét vào phiếu xếp loại CBCC theo mẫu cho trƣớc. Do việc đánh giá của tập thể không có nhiều ý kiến từ đồng nghiệp nên việc đánh giá của tập thể và đánh giá của thủ trƣởng quản lý trực tiếp thƣờng trùng nhau.

Hiện nay, ngƣời đánh giá chƣa đƣợc đào tạo hoặc tập huấn về công tác đánh giá thành tích CBCC cũng nhƣ chƣa có sự hƣớng dẫn thống nhất của Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, chƣa có văn bản cụ thể hƣớng dẫn, biểu mẫu đánh giá, nên thủ trƣởng trực tiếp nhìn chung chỉ đánh giá qua loa, dĩ hòa vi quý; đánh giá không hiệu quả, rơi vào bình quân chủ nghĩa.

Những đối tƣợng đánh giá khác nhƣ doanh nghiệp, cấp dƣới chƣa đƣợc áp dụng tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum trong khi đối tƣợng này là một nguồn thông tin khá hữu ích cho đánh giá thành tích đối với nhiều nhóm công việc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích cán bộ công chức tại cục hải quan gia lai kon tum (Trang 64 - 66)