Xác định tiêu chuẩn đánh giá thành tích

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích cán bộ công chức tại cục hải quan gia lai kon tum (Trang 28 - 31)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2.Xác định tiêu chuẩn đánh giá thành tích

1.2. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH

1.2.2.Xác định tiêu chuẩn đánh giá thành tích

Tiêu chuẩn đánh giá thành tích là các chỉ tiêu thể hiện các yêu cầu của việc hoàn thành công việc cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng. Đó là mốc chuẩn cho việc đo lƣờng thực tế thực hiện công việc của nhân viên, là mục tiêu công việc của nhân viên. Các tiêu chuẩn thành tích đƣợc xác định từ thông tin phân tích công việc. Dựa vào thông tin này, các cấp độ thành tích từ mức thấp đến mức cao đƣợc xây dựng. Về cơ bản, công việc này xác định các tiêu chuẩn nhằm so sánh với mức độ thực hiện của nhân viên. Một tiêu chuẩn thành tích tốt mô tả những gì nhân viên nên thực hiện và hoàn thành. Tiêu chuẩn thành tích tập trung vào kết quả hoặc mức độ hoàn thành công việc của nhân viên.

Việc xác định tiêu chuẩn đánh giá thành tích thể hiện nhiệm vụ của nhân viên cũng nhƣ kỳ vọng của nhà quản lý đối với nhân viên. Việc đánh giá thƣờng dựa vào các thông tin về phạm vi công việc, bản mô tả công việc, các mục tiêu của tổ chức, thành tích nhân viên ở hiện tại hay quá khứ, những điểm mạnh và điểm yếu, mục tiêu và nguyện vọng công việc của nhân viên.

Thông qua các tiêu chuẩn đánh giá thành tích mà nhà quản lý có thể đánh giá đƣợc một cách đầy đủ và khách quan thành tích công tác thực tế của nhân viên.

Thông thƣờng trong các tổ chức thƣờng sử dụng hai phƣơng pháp sau để xác định tiêu chuẩn đánh giá thành tích:

tả công việc và phổ biến cho nhân viên thực hiện nhằm đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức.

Thảo luận dân chủ: nhân viên và nhà quản lý cùng tham gia bàn bạc,

thảo luận để đƣa ra các quyết định về tiêu chuẩn đánh giá dựa trên các mục tiêu, kế hoạch thực hiện.

a. Các yêu cầu đối với tiêu chuẩn đánh giá

Khi xây dựng tiêu chí đánh giá cần đáp ứng nguyên tắc SMART [10, tr.239]

-(S: Specific): Tiêu chuẩn cụ thể, dễ hiểu và có thể so sánh đƣợc, kết quả so sánh phải có tính ổn định và thống nhất cao. Tiêu chuẩn đƣợc xây dựng phải dễ hiểu, giúp nhân viên nhận biết sự khác biệt giữa hành vi đáng tƣởng thƣởng và hành vi không đƣợc chấp nhận.

-(M: Measurable): Tiêu chuẩn đo lƣờng đƣợc, mục tiêu công việc phải sát với nội dung công việc, mục tiêu tổ chức.

-(A: Achievable): Tiêu chuẩn có thể đạt đƣợc, phản ánh một cách hợp lý các mức độ yêu cầu trong việc thực hiện công việc. Tuy nhiên thiết lập tiêu chuẩn quá cao nhằm khuyến khích nhân viên nỗ lực hết mình có thể gây nên tác động ngƣợc. Thay vì động viên nhân viên làm việc hết mình để đạt mục tiêu, nó có thể là nguyên nhân khiến nhân viên từ bỏ và không cố gắng thực hiện công việc vì tất cả đều tin rằng việc đạt đƣợc thành tích này là không thể.

-(R: Realistic): Phải hợp lý, công khai rộng rãi trong toàn bộ nhân viên và đảm bảo sự nhất trí cao giữa nhân viên và nhà quản lí để thể hiện sự công bằng, dân chủ và minh bạch.

-(T: Time-bound): Có hạn định về mặt thời gian thực hiện, nghĩa là có sự quy định rõ ràng thời gian để áp dụng và thời gian hoàn thành các tiêu chuẩn này.

b. Các loại tiêu chuẩn đánh giá

-Tiêu chuẩn đánh giá dựa trên đặc điểm cá nhân.

Đánh giá dựa trên đặc điểm đƣợc sử dụng để đánh giá tính cách hoặc các đặc điểm cá nhân của nhân viên, chẳng hạn nhƣ khả năng ra quyết định, sự trung thành với công ty, kỹ năng giao tiếp, hoặc cấp độ của sự sáng tạo. Loại đánh giá này chú trọng việc tìm hiểu nhân viên là ngƣời nhƣ thế nào nhƣng lại rất ít chú trọng về những điều mà họ thực sự làm. Mặc dù đánh giá dựa trên đặc điểm là dễ xây dựng, nó cũng bộc lộ nhiều hạn chế.

-Tiêu chuẩn đánh giá dựa trên hành vi.

Đánh giá loại này xem xét hành vi của nhân viên hơn là đặc điểm cá nhân của họ. Đánh giá hành vi thích hợp khi tiến trình sử dụng để hoàn thành công việc là rất quan trọng, và vì vậy đánh giá hành vi đƣợc sử dụng để nhấn mạnh đến cách thức hoàn thành công việc.

-Tiêu chuẩn đánh giá dựa trên kết quả đạt đƣợc.

Để tránh các vấn đề vốn có đánh giá dựa trên hành vi, ngƣời ta sử dụng cách thức đánh giá dựa trên kết quả đạt đƣợc. Khi mà cách thức sử dụng để đạt đƣợc kết quả là không quan trọng, hoặc khi có nhiều cách thức để thành công, đánh giá dựa trên kết quả sẽ thích hợp. Đánh giá dựa trên kết quả là rất khó đo lƣờng trong một vài trƣờng hợp và đối với một vài công việc.

-Tiêu chuẩn đánh giá dựa trên năng lực.

Tiêu chuẩn loại này xem xét kết quả đạt đƣợc, tiến trình sử dụng để hoàn thành công việc trên cơ sở xem xét năng lực của nhân viên. Đánh giá dựa trên năng lực là rất khó thực hiện và đòi hỏi nhà quản trị cần có đánh giá toàn diện về nhân viên đó.

Các tiêu chuẩn đánh giá trên luôn có những ƣu điểm cũng nhƣ những hạn chế nhất định khi sử dụng. Do đó, tùy vào từng đặc điểm của tổ chức,

nhà quản lý thƣờng vận dụng kết hợp nhiều loại tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá nhằm mang lại kết quả đáng tin cậy và đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích cán bộ công chức tại cục hải quan gia lai kon tum (Trang 28 - 31)