Nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ công chức

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích cán bộ công chức tại cục hải quan gia lai kon tum (Trang 76 - 78)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1.Nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ công chức

3.2. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH CÁN BỘ

3.2.1.Nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ công chức

Đánh giá thành tích CBCC là khâu quan trọng đầu tiên của công tác cán bộ, đó là việc làm khó, rất nhạy cảm vì có ảnh hƣởng đến tất cả các khâu khác của công tác cán bộ, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thƣởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ cũng nhƣ giúp cán bộ phát huy ƣu điểm, khắc phục nhƣợc điểm, tiến bộ không ngừng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác của cán bộ.

Vì vậy để đạt đƣợc hiệu quả cao trong công tác đánh giá thành tích thì lãnh đạo và cán bộ công chức cần nhận biết đầy đủ tầm quan trọng hàng đầu của công tác này. Nếu các cấp lãnh đạo không xem việc đánh giá CBCC là quan trọng, chắc chắn việc đánh giá thành tích cán bộ công chức tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum vẫn dậm chân tại chỗ nhƣ thời gian qua: hình thức,

cảm tính, mâu thuẫn giữa các CBCC do lãnh đạo đánh giá không công bằng, không khách quan, không đầy đủ; phát sinh sự bất mãn trong CBCC do kết quả đánh giá chƣa mang tính thuyết phục, làm nảy sinh những ý nghĩ tiêu cực trong CBCC và hậu quả hiển nhiên là hiệu suất công việc giảm, động lực làm việc bị ảnh hƣởng.

Với vai trò là ngƣời trực tiếp tham mƣu, tƣ vấn cho Lãnh đạo Cục về công tác nhân sự, vai trò của cán bộ nhân sự trong việc xây dựng và triển khai quy trình đánh giá là rất lớn. Tuy nhiên, tiếng nói của cán bộ nhân sự ở đơn vị chƣa lớn, còn mang tính giải quyết sự vụ, khả năng tƣ vấn cho Lãnh đạo chƣa cao đặc biệt là phƣơng pháp đánh giá.

Việc đánh giá thành tích hiện nay đang duy trì phƣơng pháp đánh giá thành tích bằng xếp loại lao động A, B,C (lao động giỏi, lao động tiên tiến) trên thực tế hầu nhƣ việc đánh này chỉ mang tính hình thức và cào bằng. Thực tế nghiên cứu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh – đơn vị trực thuộc Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum cho thấy đơn vị trong năm 2015 nhận đƣợc giấy khen của Tổng cục Hải quan vì lập thành tích xuất sắc trong công tác thu thuế và các khoản thu khác, tuy nhiên các khoản thu này phát sinh chủ yếu ở các cửa khẩu phụ, lối mở và do một số cán bộ công chức (nam giới, không phải lãnh đạo) trực tiếp giám sát trong điều kiện rừng núi ba không (không điện, nƣớc, sóng điện thoại) nhƣng kết quả bình xét cũng giống nhƣ những ngƣời ở vị trí khác không đóng góp thành tích nhiều cho đơn vị hoặc một số CBCC có kinh nghiệm và nhiệt tình trong công việc nên thƣờng đƣợc lãnh đạo tin tƣởng phân công công việc ở những vị trí khó khăn hơn và nhiều việc hơn nhƣng nhiều khi vì những sai sót nhỏ cũng bị nhắc nhở khiển trách trong khi những ngƣời làm ít việc và công việc không khó khăn không dẫn đến sai sót lại đƣợc khen thƣởng... vì vậy khi lấy kết quả đánh giá này để áp dụng các chế độ đãi ngộ khác thƣờng không đƣợc sự

ủng hộ của số đông CBCC. Tuy nhiên, cán bộ quản lý nhân sự lại không thể đƣa ra một giải pháp đồng bộ để thay đổi điều này.

Vì vậy để nâng cao vai trò của cán bộ quản lý nhân sự, trƣớc hết cần đảm bảo rằng mỗi cán bộ quản lý nhân sự đều có khả năng xây dựng các tiêu chí đánh giá và áp dụng một cách bài bản các công cụ đánh giá vào quá trình quản lý nhân sự. Tạo đƣợc sự hiểu biết thông suốt từ lãnh đạo đến từng nhân viên về quy trình đánh giá làm cho ngƣời lao động hiểu rằng họ “đƣợc” đánh giá chứ không phải “bị” đánh giá.

Tâm lý “đóng cửa thì nóng nhƣng mở cửa lại sợ gió” của một số lãnh đạo chủ chốt đang làm cho công tác đánh giá chƣa có kết quả nhƣ mong muốn. Vì vậy, hãy lựa chọn cách “đem gió vào nhà” một cách phù hợp nhất.

Lãnh đạo Cục phải xem xét, luân chuyển, bố trí vào bộ phận này những ngƣời đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành và có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, đánh giá cán bộ công chức để bắt đầu cải thiện việc đánh giá thành tích tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum.

Sau khi sắp xếp bộ phận quan trọng nhất của công tác đánh giá thành tích, bộ phận này phải có trách nhiệm tƣ vấn và hỗ trợ Lãnh đạo Cục công tác đánh giá thành tích CBCC trong toàn đơn vị trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích cán bộ công chức tại cục hải quan gia lai kon tum (Trang 76 - 78)