Các nhân tố thuộc môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 38 - 40)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.3.1. Các nhân tố thuộc môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp

a.Đặc điểm văn hoá - xã hội của địa phương

Đặc điểm văn hóa cộng đồng tại địa phƣơng hoạt động có ảnh hƣởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Cùng với đó là sự thay đổi về lối sống, thái độ giữa làm việc và nghỉ ngơi là ngày càng tăng các kì nghỉ, giảm giờ làm, các ngành dịch vụ có tỉ trọng ngày càng tăng so với sản xuất vật chất... đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự tính toán, chuẩn bị nguồn nhân lực thay thế, bổ sung đáp ứng yêu cầu của công việc cả về số lƣợng và chất lƣợng qua các thời kì.

Có nhiều nhân tố tác động đến hiệu quả đào tạo nhƣ là chính sách của Nhà nƣớc về công tác đào tạo. Từ trƣớc đến nay việc đào tạo chỉ nặng về lý thuyết chứ chƣa thực sự chú trọng đến thực hành. Bởi vậy, còn nhiều lao động tỏ ra bỡ ngỡ với công việc của mình.

b.Trình độ phát triển khoa học công nghệ của ngành

Sự tiến bộ của khoa học công nghệ cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp, nó cho biết con ngƣời cần phải đƣợc đào tạo những gì và đào tạo nhƣ thế nào?

Phát triển khoa học công nghệ của ngành, đang hiện diện và đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình quản trị, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Sự phát triển và ứng dụng của Internet đã làm thay đổi mô hình và cách thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc chuyển dần các giao dịch truyền thống sang giao dịch điện tử đã ảnh hƣởng đến vị trí, vai trò và cả nhu cầu của các bên hữu quan vì vậy việc đào tạo cập nhật để nguồn lực trong doanh nghiệp có thể tiếp cận đƣợc công nghệ và sử dụng đƣợc là rất quan trọng.

c.Chính sách nhân sự của các đối thủ cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trƣờng, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh thị trƣờng, sản phẩm mà còn cạnh tranh về nguồn nhân lực, các chƣơng trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tiên tiến cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác này. Các chƣơng trình mới, tiên tiến thƣờng phát huy những ƣu điểm và có những giải pháp khắc phục các nhƣợc điểm của các chƣơng trình trƣớc nên doanh nghiệp cũng tìm hiểu và nghiên cứu áp dụng thử đối với tổ chức mình. Mặt khác, các đối thủ cạnh tranh mà có các chƣơng trình đào tạo và phát triển mới, hấp dẫn cho ngƣời lao động thì sẽ thu hút những nhân tài từ các doanh nghiệp. Nên doanh nghiệp cũng nhƣ công tác đào tạo và phát triển chịu ảnh hƣởng lớn, cần phải cập nhập nhanh chóng các chƣơng trình để giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp mình.

Cạnh tranh thu hút nhân lực của doanh nghiệp trong cùng ngành tác độngmạnh đến số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp. Nó tạo ras ự di chuyển nguồn nhân lực từ doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác, đặc biệ tlà nguồn nhân lực chất lƣợng cao.

d.Những yêu cầu của khách hàng

Khách hàng là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại của Doanh nghiệp, vậy để phát triển thì phải chú trọng hơn nữa đến chất lƣợng, giá cả của sản phẩm, đáp ứng đƣợc thị hiếu của ngƣời dùng.

Doanh nghiệp luôn có những kế hoạch, chƣơng trình đào tạo nguồn lực của mình không chỉ thông qua kiến thức, nghiệp vụ để nhân viên có thể thực hiện tốt các công việc, đáp ứng lại sự hài lòng của khách hàng.

Những phản hồi từ khách hàng cho thấy khả năng làm việc của nguồn nhân lực của công ty đã tốt chƣa, để từ đó bộ phận nhân sự sẽ cập nhật những phản hồi đó để có chƣơng trình đào tạo cụ thể, vì khách hàng là mục tiêu sống còn của doanh nghiệp vì vậy làm hài lòng khách hàng là câu cửa miệng của

mọi doanh nghiệp. Do vậy công tác khách hàng yêu cầu phải có đội ngũ lao động đƣợc đào tạo các nghiệp vụ phù hợp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)