Chiến lƣợc phát triển của Vietinbank ĐắkLắk

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 87 - 90)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

3.1.2. Chiến lƣợc phát triển của Vietinbank ĐắkLắk

a. Chiến lược phát triển chung

phần đứng đầu về quy mô hoạt động tại địa bàn TP. Buôn Ma Thuột hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, đáp ứng nhu cầu đa dạng của đông đảo khách hàng”

Với định hƣớng trở thành ngân hàng có quy mô lớn nhất ở địa bàn Buôn Ma Thuột, Vietinbank không ngừng cải tiến chất lƣợng dịch vụ và phát triển không ngừng các sản phẩm tài chính mới để đáp ứng tốt số lƣợng đông đảo đại số khách hàng trên địa bàn, không những thế Vietinbank còn chú trọng nhiều vào công tác tuyển dụng và đào tạo phát triển đội ngủ nhân viên.

Mục tiêu:

Thứ nhất, tăng cƣờng năng lực tài chính, phát triển mạng lƣới, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và nâng cao hiệu quả kinh doanh và đa dạng hóa các hoạt động đầu tƣ tín dụng trên thị trƣờng tài chính, giữ vai trò định hƣớng trong thị trƣờng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và quản lý thanh khoản của ngân hàng.

Thứ hai, chuẩn hóa mô hình tổ chức, quản trị điều hành và minh bạch hóa tài chính;

Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, cải thiện căn bản chất lƣợng nguồn nhân lực;

Thứ tƣ, đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin;

Thứ năm, Nâng cao chất lƣợng dịch vụ củng nhƣ chất lƣợng nguồn nhân lực

b. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài : Những năm gần các ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài đang mở rộng thị phần, mở rộng các chi nhánh ở các địa phƣơng, số lƣợng ngân hàng tại Đắk Lắk cũng đang ngày càng ra tăng khiến cung lao động trong ngành cũng tăng lên tƣơng ứng. Vì vậy Vietinbank Đắk Lắk cần chú trọng hơn nữa công tác tuyển dụng, chính sách đãi ngộ và

tạo dựng môi trƣờng làm việc mang tính gắn kết cao để tránh tình trạng « chảy máu chất xám » và thu hút đƣợc nhân tài.

Qua phân tích tình hình hoạt đông kinh doanh ở trên ta thấy Vietinbank Đắk Lắk có tốc độ tằng trƣởng kinh doanh là khá lớn với số lƣợng vốn huy động và dƣ nợ cho vay tín dụng tăng lên không ngừng đồng thời Vietinbank ĐL liên tục mở thêm các phòng giao dịch và phát triển thêm tại các huyện trong khu vực đề đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đại bộ phận dân cƣ. Vì vậy, việc bổ sung cán bộ chủ chốt có kinh nghiệm quản lý là rất cần thiết. Để đáp ứng điều này VCB cần chú trọng xây dựng chiến lƣợc phát triển và đầu tƣ cho đào tạo cán bộ chủ chốt hơn nữa.

Tiêu chuẩn hóa nguồn lực, tăng cƣờng đào tạo nâng cao năng lực trình độ của cán bộ; Hoàn thiện cơ chế sử dụng lao động và cơ chế trả lƣơng; Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và chuyên nghiệp.

Thực hiện các khóa học nâng cao các kĩ năng quản lý kĩ năng giao tiếp, khuyến khích toàn bộ nhân viên trong chi nhánh tham dự đầy đủ để mang lại hiệu quả tốt nhất cho công việc. Đối với nhân viên chuyên môn nghiệp vụ : Đào tạo ở các trƣờng đại học hiện nay chỉ cung cấp cho họ những kiến thức tổng quát, kiến thức nền. Các ngân hàng cần đào tạo lại, đào tạo chuyên sâu các nghiệp vụ cụ thể cho nhân viên khi họ vào làm.

Tăng cƣờng đào tạo, đào tạo lại và tuyển dụng mới cán bộ, tạo lập nguồn nhân lực chất lƣợng cao của Ngân hàng, đáp ứng nhu cầu phát triển và nâng cao chất lƣợng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Thực hiện hiện đạo tạo và bồi dƣỡng các kiến thức còn thiếu cho nhân viên trong toàn chi nhánh nhƣ các kiến thức về kĩ năng bán hàng, kĩ năng marketing, kiến thức về Nhân sự cho cán bộ nhân sự, kiến thức về quản lý.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 87 - 90)