Lựa chọn phƣơng pháp đào tạo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 29 - 33)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Lựa chọn phƣơng pháp đào tạo

Để chƣơng trình đào tạo có hiệu quả thì việc lựa chọn đƣợc phƣơng pháp đào tạo thích hợp có vai trò hết sức quan trọng. Hiện nay, có nhiều phƣơng pháp đào tạo nguồn nhân lực, tuy nhiên tựu trung lại hoạt động đào tạo gồm hai nhóm cơ bản sau:

Đào tạo tại chỗ (On Job Traning): Là hình thức đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó ngƣời lao động sẽ học đƣợc những kiến thức,kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ của cán bộ chỉ đạo trực tiếp hoặc thợ lành nghề.

Đào tạo ngoài doanh nghiệp (Off Job Traning): Là hình thức đào tạo trong đó ngƣời học đƣợc tách khỏi sự thực hiện các công việc thực tế. Thƣờng thì ngƣời lao động đƣợc cho đi đào tạo ở các trung tâm đào tạo, các doanh nghiệp khác, các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp và ở nƣớc ngoài.

Mỗi phƣơng pháp đào tạo tƣơng ứng sẽ có các ƣu nhƣợc điểm riêng, do đó tuỳ đối tƣợng đào tạo, đặc điểm của mỗi doanh nghiệp mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn một hoặc kết hợp nhiều phƣơng pháp đào tạo phù hợp nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng và trình độ chuyên môn cho nguồn nhân lực của mình.

Căn cứ vào đối tƣợng đƣợc đào tạo, các nhà quản lý có thể lựa chọn các phƣơng pháp tƣơng ứng với các đối tƣợng nhƣ sau:

+ Cán bộ quản lý và lực lượng lao động gián tiếp

Đối tƣợng lao động này chủ yếu là lao động trí óc. Ngƣời quản lý phải luôn suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu các tình huống, đƣa ra các quyết định chính xác. Ngƣời lao động gián tiếp làm việc ở những bộ phận, phòng ban chức năng không trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ nhƣng lại có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phân tích, tìm tòi, hỗ trợ doanh nghiệp những chức năng then chốt nhƣ tài chính – kế toán, marketing, nhân sự, bán hàng…

Lao động quản lý có tri thức khoa học và nghệ thuật quản lý, có kinh nghiệm và nhạy cảm với thực tiễn, có bản lĩnh, dám nghĩ, dám nói và dám làm, dám chịu trách nhiệm và chấp nhận những sai lầm rủi ro. Do đó, lao động quản lý phải đƣợc đào tạo một cách cơ bản, phải đƣợc rèn luyện thử thách trong thực tiễn sản xuất, công tác và đƣợc tổ chức một cách khoa học.

Đối với lao động quản lý, lao động gián tiếp ta có thể lựa chọn các phƣơng pháp và hình thức đào tạo nhƣ:

Kèm cặp và chỉ bảo: Đây là một phƣơng pháp đào tạo tại chỗ để phát triển cấp quản trị trên cơ sở một kèm một. Ngƣời học sẽ theo sát cấp trên của mình và chủ động học hỏi cũng nhƣ đƣợc chỉ bảo cụ thể, tỉ mỉ từng công việc. Phƣơng pháp này thƣờng dùng để giúp cho các cán bộ quản lý và các nhân viên giám sát có thể học đƣợc các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc trƣớc mắt và công việc cho tƣơng lai thông qua sự kèm cặp, chỉ bảo của những ngƣời quản lý giỏi hơn. Có ba cách để kèm cặp là: Kèm cặp bởi ngƣời lãnh đạo trực tiếp; Kèm cặp bởi một cố vấn; và Kèm cặp bởi ngƣời quản lý có kinh nghiệm hơn.

Luân chuyển và thuyên chuyển công việc: Là phƣơng pháp chuyển ngƣời quản lý từ công việc này sang công việc khác nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức. Những kinh nghiệm và kiến thức thu đƣợc qua quá trình đó sẽ giúp họ có khả năng thực hiện đƣợc những công việc cao hơn trong tƣơng lai.

Cử đi học ở các trƣờng chính quy: Ngƣời cán bộ nhân viên có thể đƣợc doanh nghiệp cử đi học tập ở các trƣờng dạy nghề hoặc quản lý do các Bộ, Ngành hoặc do Trung ƣơng tổ chức. Trong phƣơng pháp này, ngƣời học sẽ đƣợc trang bị tƣơng đối đầy đủ cả về kiến thức lý thuyết lẫn kỹ năng thực hành. Tuy nhiên, phƣơng pháp này tốn nhiều chi phí và thời gian.

thể đƣợc tổ chức tại doanh nghiệp hay một hội thảo ở bên ngoài, có thể đƣợc tổ chức riêng hoặc kết hợp với các chƣơng trình đào tạo khác. Trong các buổi thảo luận, học viên sẽ thảo luận theo từng chủ đề dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời lãnh đạo nhóm, và qua đó họ học đƣợc các kiến thức, kinh nghiệm cần thiết.

Đào tạo theo kiểu chƣơng trình hóa với sự hỗ trợ của máy tính (Học trực tuyến E-Learning): Đây là phƣơng pháp đào tạo kỹ năng hiện đại ngày nay mà rất nhiều công ty ở nhiều nƣớc khác nhau đang sử dụng rộng rãi. Trong phƣơng pháp này, các chƣơng trình đào tạo đƣợc viết sẵn trên đĩa mềm của máy tính, ngƣời học chỉ việc thực hiện theo các hƣớng dẫn của máy tính, phƣơng pháp này có thể sử dụng để đào tạo rất nhiều kỹ năng mà không cần có ngƣời dạy.

Ƣu điểm của phƣơng pháp này là cung cấp cho học viên mọi cơ hội học tập trong thời gian linh hoạt, nội dung học tập đa dạng và tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của cá nhân. Việc học tập cũng diễn ra nhanh hơn.

Đào tạo từ xa: Là phƣơng pháp đào tạo mà giữa ngƣời học và ngƣời dạy không trực tiếp gặp nhau tại một địa điểm và cùng thời gian mà thông qua phƣơng tiện nghe nhìn trung gian. Phƣơng tiện trung gian này có thể sách, tài liệu học tập, băng hình, băng tiếng, đĩa CD và VCD, Internet.

Phƣơng thức đào tạo này có ƣu điểm nổi bật là ngƣời học có thể chủ động bố trì thời gian học tập cho phù hợp với kế hoạch của cá nhân; ngƣời học ở các địa điểm xa trung tâm đào tạo vẫn có thể tham gia đƣợc những khoá học, chƣơng trình đào tạo chất lƣợng cao. Tuy nhiên, hình thức đào tạo này đòi hỏi các cơ sở đào tạo có tình chuyên môn hoá cao, chuẩn bị bài giảng và chƣơng trình đào tạo phải có sự đầu tƣ lớn.

Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm: Phƣơng pháp này bao gồm các hội thảo học tập trong đó sử dụng các kỹ thuật nhƣ: bài tập tình huống, diễn kịch,

mô phỏng trên máy tính, trò chơi quản lý hoặc các bài tập giải quyết vấn đề. Đây là cách đào tạo hiện đại ngày nay nhằm giúp ngƣời học thực tập giải quyết các tình huống giống nhƣ trên thực tế.

Phƣơng pháp mô hình hóa hành vi: Đây cũng là phƣơng pháp diễn kịch nhƣng các vở kịch đƣợc thiết kế sẵn để mô hình hoá các hành vi hợp lý trong các tình huống đặc biệt.

Đào tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ: Đây là một kiểu bài tập, trong đó ngƣời quản lý nhận đƣợc một loạt các tài liệu, các bản ghi nhớ, các tƣờng trình, báo cáo, lời dặn dò của cấp trên và các thông tin khác mà một ngƣời quản lý có thể nhận đƣợc khi vừa tới nơi làm việc; họ có trách nhiệm phải xử lý nhanh chóng và đúng đắn. Phƣơng pháp này giúp cho ngƣời quản lý học tập cách ra quyết định nhanh chóng trong công việc hàng ngày.

+ Lao động trực tiếp sản xuất

Lao động trực tiếp là những ngƣời trực tiếp tác động vào máy móc/dây chuyền sản xuất hàng hóa, dịch vụ nhằm biến đổi nguyên vật liệu đầu vào thành sản phẩm đầu ra.

Lao động trực tiếp là lao động chân tay, sử dụng chủ yếu sức mạnh cơ bắp. Ngƣời lao động trực tiếp phải có hiểu biết về quy trình sản xuất của bộ phận minh, có trình độ tay nghề và ý thức tuân thủ các quy định sản xuất. Những hình thức đào tạo có thể áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất, đó là:

Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc (hay là đào tạo tại chỗ): Đây là phƣơng pháp phổ biến dùng để dạy các kỹ năng thực hiện công việc, và chủ yếu dùng cho công nhân trực tiếp sản xuất. Quá trình đào tạo bắt đầu bằng sự giới thiệu và giải thích của ngƣời dạy về mục tiêu của công việc và chỉ dẫn tỉ mỉ, theo từng bƣớc về cách quan sát, trao đổi, học hỏi và làm thử cho tới khi thành thạo dƣới sự hƣớng dẫn và chỉ dẫn chặt chẽ của ngƣời dạy.

cả cấp trên lẫn cấp dƣới; Cấp trên chịu trách nhiệm tạo một bầu không khí tin tƣởng; cấp trên phải là một ngƣời biết lắng nghe.

Đào tạo học nghề: Phƣơng pháp này thực chất là sự kèm cặp của công nhân lành nghề đối với ngƣời học, và là phƣơng pháp thông dụng ở Việt Nam. Trong phƣơng pháp này, chƣơng trình đào tạo bắt đầu bằng việc học lý thuyết trên lớp, sau đó các học viên đƣợc đƣa đến làm việc dƣới sự hƣớng dẫn của công nhân lành nghề trong một vài năm; đƣợc thực hiện các công việc thuộc nghề cần học cho tới khi thành thạo tất cả các kỹ năng của nghề. Phƣơng pháp này chủ yếu áp dụng đối với các nghề thủ công hoặc đối với các nghề cần phải khéo tay chân nhƣ thợ nề, thợ cơ khí, thợ điện…

Đào tạo xa nơi làm việc (học ở các lớp cạnh doanh nghiệp): Đối với những ngành nghề tƣơng đối phức tạp, hoặc các công viêc có tính đặc thù, thù các doanh nghiệp có thể tổ chức các lớp đào tạo với các phƣơng tiện và thiết bị dành riêng cho học tập. Phƣơng pháp mà máy móc thiết bị thƣờng đƣợc đặt tại một phòng riêng biệt cách xa nơi làm việc. Ƣu điểm của phƣơng pháp này so với phƣơng pháp đào tạo tại chỗ ở chỗ công nhân học việc không làm gián đoạn hay trì trệ dây chuyền sản xuất. Ngoài ra, có những loại máy móc mà công nhân mới học việc đứng máy có thể gây ra nguy hiểm đến tính mạng hoặc phá huỷ cơ sở vật chất. Thông thƣờng các huấn luyện viên là các công nhân có tay nghề cao đã về hƣu đƣợc mời lại huấn luyện lớp thợ trẻ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 29 - 33)