Thực trạng việc xác nhu cầu đào tạo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 57 - 65)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Thực trạng việc xác nhu cầu đào tạo

Để xác định nhu cầu đào tạo Vietinbank Đắk Lắk đã dựa trên các cơ sở sau:

Hiện nay, việc đánh giá, xác định nhu cầu đào tạo hàng năm đƣợc thực hiện ở tất cả các đơn vị, phòng ban trong toàn hệ thống. Trong đó Trƣờng ĐT&PTNNL là đơn vị đầu mối thực hiện việc tổng hợp, đánh giá lại nhu cầu đào tạo để từ đó xây dựng đƣợc kế hoạch đào tạo năm trình BLĐ Vietinbank phê duyệt.

Quy trình đánh giá, xác định nhu cầu đào tạo:

Các đơn vị Trƣờng đào tạo

Nhu cầu đào tạo năm tới của từng đơn vị

ĐT.03

Nhận thông báo về danh sách các khóa học được

phê duyệt

ĐT.01 Tổng hợp, phân loại nhu cầu đào

tạo

Nhu cầu đào tạo tồn từ năm trước

ĐT.02 Phê duyệt sơ bộ

danh sách các khóa học

Danh sách các khóa học dự kiến

ĐT.04

Xây dựng kế hoạch năm(Nội dung, số lượng lớp, thời gian,

thời lượng, giảng viên...)

ĐT.06

Kế hoạch đào tạo năm tiếp theo đã được phê

duyệt Danh sách các lớp,

nội dung, thời gian, địa điểm.. Không đồng ý

Đồng ý

- Chiến lược phát triển của NHCT.

- Ngân sách đào tạo NHCT Đồng ý Lãnh đạo NHCTVN ĐT.05 Phê duyệt Không đồng ý Kế hoạch năm chưa phê duyệt

Hàng năm vào khoảng tháng 9, 10, Trƣờng ĐT&PTNNL sẽ thực hiện gửi công văn, yêu cầu các đơn vị trong toàn hệ thống thực hiện tổng hợp, đề xuất nhu cầu đào tạo năm tiếp theo của từng đơn vị. Trong đó có liệt kê tất cả các khóa học mà trƣờng dự kiến tổ chức đào tạo để các đơn vị có thể chọn lựa và đăng ký số lƣợng ngƣời dự kiến theo học.

Tại các đơn vị, cán bộ làm công tác đào tạo căn cứ vào chức năm nhiệm vụ, kế hoạch mở rộng mạng lƣới chi nhánh, dịch vụ cũng nhƣ căn cứ

vào quy hoạch cán bộ, thực trạng, cơ cấu trình độ cán bộ tại chi nhánh để xây dựng, đề xuất nhu cầu năm tiếp theo cho đơn vị của mình.Nhu cầu đào tạo đƣợc đề xuất tại các đơn vị có thể phân chia thành 02 loại là nhu cầu đào tạo đối với các khóa đào tạo của Trƣờng ĐT&PTNNL và nhu cầu đào tạo bên ngoài.

Nhu cầu đối với các khóa đào tạo của Trường ĐT&PTNNL:

Đây là nhu cầu của chi nhánh đối với các khóa đào tạo hàng năm của Trƣờng. Các khóa học này đƣợc Trƣờng ĐT&PTNNL tổng hợp, nghiên cứu bổ sung hàng năm nhằm mục đích đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu các nghiệp vụ, kỹ năng chính phục vụ hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam cho tất cả các cán bộ, công nhân viên trong toàn toàn chi nhánh

Nhu cầu đối với các khóa học khác do đơn vị tự đề xuất:

Đây là các nhu cầu đào tạo khác của đơn vị, tùy vào đặc thù của từng đơn vị mà các đơn vị có thể có các nhu cầu đào tạo khác nhau. Các nhu cầu đào tạo này rất đa dạng và thƣờng có tính chất đặc trƣng riêng của từng đơn vị hoặc cá nhân; với số lƣợng không nhiều và do đó trƣờng không tổ chức hoặc không có điều kiện, khả năng để tổ chức.

- Căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh cán bộ, viên chức và báo cáo thống kê tình hình cán bộ tiêu chuẩn hàng năm.

- Thông cáo chủ trƣơng, định hƣớng công tác đào tạo bồi dƣỡng trong năm cho các phòng ban trong toàn chi nhánh

- Đăng kí nhu cầu đào tạo

- Trƣởng phòng tập hợp nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ hàng năm của phòng mình.

- Bộ phận nhân sự tổng hợp nhu cầu đào tạo

chính sách phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh rồi chuyển về phòng nhân sự của hội sở để từ đó xác định

- Số lƣợng đào tạo.

- Mục đích và nghiệp vụ đào tạo. (phụ lục bảng 2.3) Một số nhu cầu hiện nay tại Vietinbank Đắk Lắk:

- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ở các trƣờng đại học trong nƣớc.

- Nâng cao trình độ cao ở ngoài nƣớc (thạc sĩ, tiến sĩ).

- Tham gia các khóa đào tạo và thi các chứng chỉ về chuyên môn nghiệp vụ (ở trong nƣớc, quốc tế).

- Tham gia các khóa tập huấn, hội thảo do các tổ chức khác ở trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài tổ chức.

Bảng nhu cầu đào tạo này sau khi đƣợc phê duyệt của Lãnh đạo đơn vị sẽ đƣợc gửi cho Trƣờng Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực và Phòng Tổ chức cán bộ để tổng hợp và xây dựng kế hoạch đào tạo năm.

Ngoài ra, đối với nhu cầu đào tạo đột xuất, đào tạo cho các dự án các đơn vị có thể gửi yêu cầu lên BLĐ Vietinbank để xem xét. Căn cứ chỉ đạo của BLĐ và tình hình thực tế Trƣờng sẽ bố trí tổ chức các khóa học vào kế hoạch tháng, quý của năm.

Kết quả khảo sát nhu cầu đào tạo của 113 cán bộ nhân viên tại Vietinbank chi nhánh Đắk Lắk cho thấy một số kết quả nhƣ sau (câu 9-10 trong phiếu điều tra)

Biểu đồ 2.4: Mức độ hài lòng với công việc hiện tại

(Nguồn:Kháo sát thực tế của tác giả tại Vietinbank Chi nhánh Đắk Lắk)

Về mức độ hài lòng với công việc hiện tại, kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn một bộ phận không nhỏ (13,69%) bình thƣờng với công việc hiện tại. Họ bằng lòng với công việc hiện tại, không quá quan tâm nhiều cũng nhƣ bất mãn với công việc hiện tại.

Biểu đồ 2.5: Mong muốn được học tập nâng cao trình trình độ

(Nguồn:Kháo sát thực tế của tác giả tại Vietinbank Chi nhánh Đắk Lắk)

Theo bảng 2.4 (phụ lục ), nhu cầu đào tạo Vietinbank Đắk Lắk qua các năm có chiều hƣớng ra tăng lên, cụ thể năm 2014, nhu cầu đƣợc đào tạo chiếm 53% so với tổng số lao động làm việc tại Chi nhánh Đắk Lắk tăng 3,5

% so với cùng kỳ năm 2012. Điều này thể hiện nhu cầu tham gia đào tạo của cán bộ công nhân viên tại Vietinbank là tƣơng đối lớn. Nhƣng số lƣợng lao động thực tế đƣợc xét duyệt tham gia các đợt đào tạo trong các năm vẫn chƣa đáp ứng nhu cầu.

2.2.2. Xác định mục tiêu, đối tƣợng đào tạo

a. Xác định mục tiêu đào tạo

Để xác định mục tiêu đào tạo, hiện nay Viettinbank Đắk Lắk căn cứ vào nhu cầu đào tạo đã đƣợc xác định, kết hợp với định hƣớng bố trí nhân lực và khả năng về thu xếp thời gian công việc cũng nhƣ kinh phí để xác định mục tiêu, đối tƣợng đào tạo cụ thể cho từng giai đoạn, từng năm. Công việc này thƣờng đƣợc tiến hành trên cơ sở mục tiêu của các chƣơng trình đào tạo đã đƣợc cấp trên (Hội sở, Chi nhánh) xác định trƣớc, sau đó giao cho Phòng nhân sự và các trƣởng bộ phận các phòng ban tại các chi nhánh dự thảo những điều chỉnh cụ thể cho phù hợp rồi gửi về Phòng nhân sự của Hội sở Vietinbank, từ đó sẽ tổng hợp và điều chỉnh mục tiêu cho các chƣơng trình đào tạo cụ thể.

Sau đây là một số mục tiêu, yêu cầu đã đƣợc xác định cho một số chƣơng trình đào tạo, huấn luyện đang đƣợc áp dụng tại Viettinbank Đắk Lắk:

Bảng 2.3. Mục tiêu của các chương trình đào tạo tại Vietinbank

TT Tên chƣơng trình đào tạo Mục tiêu về kiến thức

A Khoá học do Ngân hàng tự mở

lớp ( đào tạo bên trong)

1 Khoá học ngắn hạn về chuyên môn công nghệ:

- Đào tạo phần mềm ứng dụng về ngân hàng

- Bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn: Thực hiện đƣợc các nghiệp vụ chuyển tiền, thanh toán, xử lý nợ, pdf

Nắm vững các bƣớc thực hiện và thực hiện áp dụng thành thạo các kiến thức đã đƣợc đào tạo vào công việc cụ thể liên quan

Nâng cao quản lý rủi ro thị trƣờng Hƣớng dẫn sản phẩm mới

Quản lý rủi ro thị trƣờng

Hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ Quản trị cơ sở dữ liệu Oracle 11g 2 Tin học cho chuyên viên ngân hàng

Tiếng Anh tài chính ngân hàng (E- learning)

Học viên sau khoá học có thể sử dụng thành thạo các phần mềm đƣợc đào tạo hoặc lập đƣợc bài toán chuyên môn.

Giúp học viên có kiến thức về tài chính ngân hàng nhằm sử dụng hiệu quả trong công tác chuyên môn

4 Nâng bậc cho CBCNV đủ điều kiện Làm việc tốt, có óc sáng tạo, khả năng quản lý

5 Kèm cặp chỉ việc tại nơi làm việc Làm đƣợc công việc liên quan theo sự hƣớng dẫn

B Các khoá học cho học viên tại các

cơ sở đào tạo bên ngoài

Các nhân viên phải đạt loại khá trở lên.

1 Thạc sĩ, tiến sĩ, đại học Theo mục tiêu của chƣơng trình đào tạo mà các cơ sở đào tạo công bố.

2 Tiếng Anh nghe nói cho các kĩ sƣ có trình độ C

Các nhân viên sau khoá học có thể làm việc đƣợc với các khách hàng nƣớc ngoài

3 Các khoá học về công nghệ mới Các nhân viên có khả năng triển khai công nghệ mới trong cv 4 Các khóa học về kỹ năng mềm Có thể vận dụng tốt các kỹ năng

phục vụ cho công việc 5 Các kiến thức và kỹ năng về nghiệp

vụ ngân hàng

Thực hiện tốt hơn nữa các công việc mà hiện nay họ đang làm

(Nguồn: Phòng Tổ chức Vietinbank)

Qua việc thống kê phát phiếu khảo sát tại Viettinbank Chi nhánh Đắk Lắk cho thấy các thông tin đƣợc cập nhật về (phiếu điều tra câu hỏi phụ lục) cho ta thấy số lƣợng nhân viên muốn đƣợc đào tạo kèm cặp tại chổ và đào tạo các khóa thông qua link hệ thống là tƣơng đối cao nhằm mục đích thực hiện tốt những công việc đang phụ trách và phát triển theo các kỹ năng nghề nghiệp.

Biểu đồ 2.6. Mục đích được đào tạo

(Nguồn: Kháo sát thực tế của tác giả tại Vietinbank Chi nhánh Đắk Lắk)

Nhƣ vậy, từ kết quả khảo sát cho thấy mặc dù tỷ lệ cán bộ, nhân viên đã đƣợc đào tạo các kiến thức, kỹ năng cho công việc hiện tại là khá cao. Tuy nhiên nhu cầu, mong muốn đƣợc đào tạo, đào tạo lại của đội ngũ cán bộ, nhân viên của Vietinbank hiện nay vẫn rất cao. Các kiến thức, kỹ năng mong muốn đƣợc đào tạo chủ yếu vẫn là các kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ ngân hàng nhằm thực hiện tốt hơn nữa các công việc mà hiện nay họ đang làm.

b. Thực trạng về xác định đối tượng đào tạo

Sau khi tổng hợp các nhu cầu đào tạo từ các phòng ban, nhu cầu đối với các khóa đào tạo của Trƣờng ĐT&PTNNL và Nhu cầu đối với các khóa học khác do đơn vị tự đề xuất để cho CBNV để từ đó Phòng nhân sự của Vietinbank sẽ trình lên trên phòng nhân sự của hội sở để BLĐ xét duyệt, chuyển qua Trƣờng ĐT&PTNNL về các:

- Đối tƣợng đƣợc xét duyệt cử đi đào tạo

- Đối tƣợng tự đi đào tạo

Việc lựa chọn đối tƣợng đào tạo đƣợc thực hiện bởi các lãnh đạo đơn vị, phòng ban theo một số tiêu chuẩn nhƣ kết quả thực hiện công việc hàng năm, quy hoạch cán bộ, mức độ mong muốn đƣợc đào tạo, tuổi và khả năng

của mỗi ngƣời có thể tham gia các chƣơng trình đào tạo. Các tiêu chuẩn đó là chung chung và thƣờng đƣợc thực hiện theo cảm tính.

Đối tƣợng đào tạo đăng ký ban đầu tại các đơn vị là dự kiến, trong thực tế có nhiều khóa học cần thiết cho một số cán bộ, nhân viên trong mỗi đơn vị tuy nhiên do yêu cầu cấp thiết của công việc (chỉ tiêu kế hoạch mà BLĐ Vietinbank giao cho mỗi đơn vị cần hoàn thành, công việc đột xuất…) mà một số cán bộ, nhân viên không thể tham gia đƣợc. Vì thế, rất nhiều trƣờng hợp lãnh đạo đơn vị đã chọn và bố trí cán bộ khác thay thế và do đó dẫn đến kết quả đào tạo không cao.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh đắk lắk (Trang 57 - 65)